You are here

Sau những cái bắt tay rực rỡ, chỉ còn lại số phận người Việt Nam

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tô Lâm đến Mỹ với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, rõ ràng ông ta khao khát một cuộc gặp với nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với mục đích rất rõ ràng: Xác định về mối quan hệ Việt – Mỹ đang bị giày vò thông qua những thông cáo trong chuyến đi đến Trung Quốc của ông ta với Tập Cận Bình, đồng thời cuộc gặp mặt này vô cùng quan trọng vì nó sẽ xác định giá trị chuyện ngồi lâu dài trên chiếc ghế lãnh đạo cao nhất, trong lúc các phe phái ở Việt Nam lúc này đang chuẩn bị đủ các âm mưu để giành quyền lực.

Chưa bao giờ thế giới bẽ bàng như vậy với những cái bắt tay và nụ cười giấu nỗi tức giận với nhau như hôm nay.

Rõ là trước chuyến đi Trung Quốc cảm thấy chuyện đu dây của Tô Lâm đã trở thành một thủ thuật dễ nhận biết có chuyện tung hứng ngu từ với Trung Quốc rằng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh luôn là “quan hệ ưu tiên”. Nghĩ cũng thật buồn cười, vì đã Đối tác chiến lược toàn diện, là một quy chuẩn được ghi trong ngành ngoại giao, nhưng giờ đây có loại “quy chuẩn ưu tiên” Theo lời của Tô Lâm, tức nếu trong cùng một trường hợp xảy ra một sự kiện chung, thì quốc gia có mối quan hệ “ưu tiên” của Đối tác chiến lược toàn diện, tức sẽ được dành quyền ứng xử thuận lợi trước.

Hãy tưởng tượng, nếu trên vùng biển Đông thuộc về Việt Nam, nơi mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phần lớn thuộc về mình, xảy ra việc đối đầu không nhường đường trên biển giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ, Thì liệu Việt Nam có ưu tiên chuyện quyền du hành và tài phán hàng hải của Trung Quốc hay không?

Điều làm người ta cảm thấy mỉa mai hơn bao giờ hết, là ông Tô Lâm đã bán lịch sử Cộng sản Việt Nam với hình tượng Hồ Chí Minh để xích gần hơn với người Mỹ. Trong cái cách trình bày hết sức “tuyên giáo” của mình, ông Lâm mô tả người Mỹ như những lực lượng đầu tiên ở bên cạnh cuộc cách mạng của Cộng sản Việt Nam (CSVN), đáng nhớ và đáng kính trọng trong mối quan hệ hôm nay. Rõ ràng Tô Lâm nói để vuốt giận Hoa Kỳ khi bẻ cong cây tre về phía Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Trung Quốc, tuyên bố như một đàn em sống chết với chủ nghĩa Cộng sản để chống lại lực lượng thứ 3 không nêu tên.

Thế nhưng tấm lòng của ông Tô Lâm đối với người Mỹ có thực sự như vậy không? Hàng ngày lực lượng dư luận viên được tuyển mộ bởi Đảng Cộng sản Việt Nam vâng tràn vào các trang của Tòa Đại sứ quán Mỹ, đài tiếng nói Hoa Kỳ, các trang cá nhân của các nhân vật chính khách vẫn phản ứng về các vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam… để sử dụng những lời lẽ và ngôn ngữ hoàn toàn tục tỉu mang màu sắc cộng sản truyền thống để tấn công và mạ lị, thậm chí khiêu khích một cách rẻ tiền.

Nực cười nhất, là trong chuyến công du đến quốc gia có mối quan hệ Đối tác chiến lược không được ưu tiên là Hoa Kỳ, ông chủ lớn của Hà Nội đã cho tòa tổng lãnh sự ở miền Trung Việt Nam phát đi bản video vu cáo đại học Fulbright của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam Là cái lò để xây dựng cách mạng màu. Rõ là ngay cả Trung Quốc cũng không cần phải sáng tạo nội dung chỉ trích quan hệ Việt – Mỹ, mà tận dụng  những gì Bắc Kinh hướng dẫn cho Hà Nội,  vốn được làm tốt như ý đến mức chỉ cần dùng lại mà thôi.

Mới đây công ty SpaceX của Elon Musk cho biết sẽ đầu tư 1 hệ thống phát internet từ vệ tinh tại Việt Nam với giá 1,5 tỷ đô la. Ngay cả trong tuyên bố, về việc làm ăn này, người đại diện của Space X cũng đã làm rõ đường ranh của mình với Hà Nội bằng cách nhấn mạnh việc công ty có sức mạnh internet hàng đầu thế giới này ở Việt Nam chỉ tập trung giáo dục và phòng chống thiên tai mà thôi. Tức là những cái gì mà CSVN ngán ngại như xã hội chính trị tôn giáo thông tin đã được gạch bỏ ngay từ đầu. Vậy thì lời tuyên bố của Tô Lâm trước Liên Hiệp Quốc rằng mọi thứ mà CSVN đang lãnh đạo và tập trung là chủ yếu dành cho con người, cũng cần phải được chú thích: đó là loại con người đã được gột bỏ tất cả những giá trị căn bản của một thế giới văn minh.

Nhưng cả trong câu chuyện của công ty Space X, nếu internet của hệ thống starlink có thể giúp Việt Nam nhìn thấy, đoán được, và kiểm soát mọi nhất cử nhất động của Bắc Kinh trên Biển Đông, liệu thì lúc này, cái giá “ưu tiên” của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, có khiến Tô Lâm phải lùi lại, từ chối chuyện trang bị một thế mạnh cho đất nước hay không. Đặc biệt, nếu như Bắc Kinh có ý kiến một cách nghiêm túc về vấn đề này với Việt Nam?

Tất cả chỉ là trò làm ăn chứ không có con người và tương lai của một đất nước trong những gì Tô Lâm mang đến Mỹ, chứ đừng nói đến Trung Quốc. Tay lãnh đạo Cộng sản và đời lúc này đã học được bài học kinh nghiệm rất lớn rằng nếu muốn tồn tại được chế độ độc tài Cộng sản ở Việt Nam thì phải sống với đồng đô la và thế giới phương Tây bao bọc chung quanh. Càng có nhiều công ty tư bản đến làm ăn ở Việt Nam có nghĩa rằng linh hồn vô sản của Hà Nội sẽ lúc nào cũng được ấm áp.

Ngay trong lời tuyên bố của ông Joe Biden, cũng có thể thấy rõ điều này, là nước Mỹ ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng" và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, để quan hệ Mỹ - Việt Nam tiếp tục là hình mẫu cho sự hàn gắn và hợp tác kiến tạo tương lai. Không có gì liên quan đến con người Việt Nam - mà vốn hơn hai thập niên trước - những khái niệm đó là tiêu chuẩn để hai quốc gia khác biệt chính trị có thể ngồi vào bàn thỏa thuận cùng nhau.

Con người và nhân quyền Việt Nam đã được đưa vào một bàn thờ hiến tế kín đáo. Nụ cười và những cái bắt tay của các vị lãnh đạo tầm cao đã quá cao, đến mức không còn nhìn thấy số phận con người ở dưới chân mình.