Có lẽ ít ai ở bên ngoài Việt Nam nhận ra, rằng các kênh YouTube có những nhận định rõ ràng, mạch lạc về quan điểm - đặc biệt là được tin cậy - đang dần dần mất đi trong Việt Nam, nhường chỗ cho một loạt kênh mới không rõ nguồn gốc từ đâu xuất hiện.
Song song với việc. Phối hợp cùng Google để xóa, hay chặn hẳn tất cả những gì bị coi là “xấu độc”, Hà Nội cũng đang tổ chức rất nhiều những kênh video nói theo giọng điệu của chính quyền hoặc, tuyên truyền với công thức Goebbels để bắt đầu thao túng những gì đang diễn ra trên YouTube tiếng Việt.
Goebbels là tên của ông trùm phát xít Đức về tuyên truyền. Ông ta đặt ra một công thức rằng hãy tạo ra những cơ sở dư luận để mọi người làm quen với bảy phần trong đó nói theo quan điểm quần chúng muốn, và ba phần thì có vẻ như trung dung. Sau một thời gian khi thuyết phục được công chúng. lấy được lòng tin thì những cơ sở truyền thông đó bắt đầu thực thi các bài bản để thao túng người dân.
Ngay trong đợt bầu cử tổng thống ở Mỹ, đã có những bàn tay bí mật từ Việt Nam tổ chức những nguồn thông tin bịa đặt, nhằm kích động người Việt mâu thuẫn nhau đến cực điểm.
Từ đầu năm 2020 đến nay, thuật toán của YouTube - rõ ràng là đã được phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông lẫn công an Việt Nam - đã xóa và chặn sự theo dõi từ trong nước một cách chặt chẽ. Ngay lúc này nếu truy cập vào youtube và đánh một chuỗi từ khóa tìm kiếm với nội dung không phải là ngôn luận nhà nước, bạn sẽ thấy gần như 90% nội dung hiện ra là từ các chương trình được quản lý từ những đài truyền hình ở Việt Nam, phục vụ cho tuyên truyền. Gần như 90% các kênh độc lập hay phản biện… đã biến mất. Trên trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam thì còn đáng sợ hơn, Dù tìm của một video hay câu chuyện thời sự nào đó, trang này miễn cưỡng cung cấp một vài địa chỉ gọi là lề trái, còn bao nhiêu đều là những thông tin nhà nước ban hành.
Từ năm 2017, Google cho biết họ phải đào tạo khoảng 10.000 nhân viên có nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung, YouTube cũng có kế hoạch đưa ra các tiêu chí nghiêm ngặt hơn trong việc quyết định những kênh nào đủ điều kiện đặt quảng cáo. Nhưng giờ đây, ở Việt Nam, không chỉ là vấn đề đạo đức mà Hà Nội có quyền tác động đến những kênh tiếng Việt họ không ưa thích bằng cách yêu cầu riêng, buộc YouTube không đặt quảng cáo trên các kênh đó.
Tháng 11 năm 2020 Bộ trưởng truyền thông và Thông tin Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ông làm việc rất hiệu quả với Google, mỗi tháng đã gỡ bỏ được hàng ngàn video được gọi là xấu độc, bao gồm có cả những thông tin của người tạo trang để " xử lý nghiêm".
Với một áp lực liên tục từ hai phía như vậy, bộ mặt của YouTube tại Việt Nam đang trở nên ngày càng “lành mạnh” khi tràn ngập những thông tin giải trí, loại cổ xúy cho chủ nghĩa dân tộc nhằm phục vụ nhà cầm quyền... và những thông tin được gọi mỉa mai là "lề phải". Trong làn sóng đó, mới đây, kênh YouTube của cựu tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật phải lên tiếng xin lỗi vì không thể tiếp tục cầm cự với việc bị khóa bài liên tục từ YouTube với đã có những bài “xấu, độc”.
"Xấu, độc", theo cách mô tả của Bộ trưởng Hùng thì thì có thể hiểu rằng, đó là những kênh luôn luôn phản biện và đối lập với tư tưởng chính trị nhà nước. Bằng cách gọi tên cũng mơ hồ giống như luật an ninh mạng, Công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông kết hợp với công an chuyển cho Google gọi chung đó là những trang nhảm nhí, trái văn hóa thuần phong mỹ tục, vi phạm luật pháp... nhưng cũng cùng thời gian như vậy, các kênh youtube mới được dựng nên đầy những ngôn luận công kích cá nhân, bới móc đời tư chụp mũ... từ các giọng đọc miền Bắc nặc danh, lẫn các Việt kiều hiện rõ mặt, lại vẫn tồn tại một cách hiển nhiên như thế mạnh của một nhà nước độc tài bài về ngôn luận.
Trong suốt nhiều tuần, kênh AC Media, tức một phiên bản khác của kênh Anh Chí Râu Đen, đã tập trung nhiều vào những câu chuyện thế giới hơn là chuyện Việt Nam, được suy đoán rằng trong bối cảnh càn quét kịch liệt, người bình luận thời sự vui tính này cũng phải uyển chuyển để tránh tình trạng không may đã từng xảy ra đối với các kênh như Hội luận Cà Phê Đá, Điểm tin Việt Nam của Amen TV...
Bình luận về một câu chuyện hay về một cá nhân nào đó cũng trở thành hiểm nguy đối với những người muốn sử dụng tính chất tự do của mạng xã hội. Ngoài chuyện có thể bị công ty YouTube trừng phạt, chủ kênh còn có thể bị công an triệu tập thẩm vấn. Thế nhưng các trang được nhà nước dựng lên để tấn công vào giới bất đồng chính kiếnhay tù nhân lương tâm thì lại rất tự do về mặt ngôn luận. Tin tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực để phản đối tình trạng ngược đãi trong tù chỉ vừa được loan đi một ngày, thì hôm sau đã có kênh video của những dư luận viên giễu cợt và chúc anh tuyệt thực dài hơn.
Triều đại của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy chính sách bàn tay sắt đang ngày càng rõ, và nó cũng được sao chép rất tinh vi từ các phương thức ứng xử đối với mạng xã hội của Trung Quốc. So với Facebook thì YouTube đang làm rất tốt việc hợp tác với nhà cầm quyền: Họ không cần phải giải trình và cũng không cần phải áy náy gì với người dùng. Mọi thứ rất "diễn biến hòa bình". Và những kẻ kiểm duyệt chính trị thì thích điều này.
Bài bình luận gần đây