You are here

Có phải đã trở thành là văn hóa?

 
Trên bản đồ đấm bốc (boxing) thế giới, Việt Nam gần như không có thứ hạng nào, nhưng nói về chuyện đấm nhau, thì thật nổi trội - và có vẻ như, ngày càng nổi trội hơn.
 
Theo công bố của bà Trần Thị Hằng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, hồi 25/11/2010, thì có tới 58% phụ nữ Việt cho biết mình từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Với con số này, những ai đã quen với việc make up (điểm trang) của các cơ quan thống kê tại Việt Nam, có thể biết con số thực tế phải đến 68%, hoặc cao hơn nữa.
 
Tuy nhiên, căn nguyên nào để dẫn đến hở cái là đấm/đâm nhau, chắc chắn phải bắt nguồn từ cội nguồn tâm lý và văn hóa.
 
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, đang theo đuổi thói hư tật xấu của người Việt, từng nhận xét: “Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.
 
Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm. Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh. Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.
 
Cái sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta. Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại”.
 
Trong bài Học trò đời xưa với quốc sự (viết năm 1928), Phan Khôi nhận xét: “Không ai có thể lấy ý riêng hoặc quyền riêng mà xui giục học trò nhúng vào quốc sự hay là cấm đoán học trò phải tránh xa quốc sự. Điều đó chỉ nhờ có lịch sử làm chứng. Cứ theo lịch sử thì học trò với quốc sự dường như có quan hệ một cách riêng. Đương khi trong nước thái bình, trăm việc đâu ra đó, thì học trò chỉ biết một sự học; đến khi nước lắm việc, chánh phủ đổ đốn, trong quốc dân lại không có cái cơ quan gì chánh đáng để xét nét chánh phủ, thì bấy giờ đám học trò thường hay giấn thân mà can thiệp vào. Sự can thiệp ấy luôn luôn là hại cho học trò, và cũng là một điều bất hạnh cho nước. Vì trong những cơn như vậy, thế nào học trò cũng bị tù bị giết, và sau đó, chẳng kíp thì chầy nước cũng phải mất hay là chánh phủ cũng phải đổ. Coi như vậy thì sự học trò can thiệp đến việc nước là sự bất đắc dĩ, mà cũng là sự tự nhiên. Đã là bất đắc dĩ và tự nhiên, thì còn ai xui giục hay là ngăn cấm được ư?”
 
Cho nên, khi mà năng lượng và ẩn ức trong giới trẻ, trong những người dân đô thị đa dần thừa thải mà xã hội thì không có gì để cho họ ứng dụng, hẳn sẽ gây nên bực bội và manh động.
 
Về văn hóa thì ngày càng thưa vắng các lễ hội cộng đồng, nên cộng đồng chẳng biết làm gì để góp sức cùng nhau. Về giáo dục thì trĩu nặng giáo trình nhưng không kích thích tư duy, dạy theo hướng ngu dân, nên biến học trò thành “tù nhân trá hình”.
 
Nước Việt Nam có một điều trái mỏ ngỗng, đó là khi đất nước hòa bình được một chút, thì chính quyền bắt đầu đổ đốn, văn hóa thối nát, và sau đó là bị xâm lăng. Nhìn lại lịch sử, chưa bao giờ có được 75 năm yên bình. Chỉ khi bị thế chó cùng thúc giậu, thì người Việt mới đoàn kết và gia tăng sức mạnh. Kết quả các cuộc giành độc lập đều như vậy.
 
Nay, đời sống đang chịu nhiều o ép, mà không có lối xả, nên ra đường, ra xã hội, đụng cái là thượng cảng chân hạ cẳng tay.
 
Định luật bảo toàn năng lượng cũng cho thấy rồi, nó phải được chuyển hóa - một đời sống mà không có nơi để chuyển hóa, người ta phải xừng cồ và đá nhau thôi.
 
Một khảo sát học đường do báo Pháp luật TP.HCM thực hiện năm 2010 cho thấy cái “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã không đủ sức cầm cự trước văn hóa phẩm xấu. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ phân tâm, thì cái tiềm thức “sống hèn và không sợ máu” vẫn là bản sắc, nên khi cần là đốt cháy rất nhanh.
 
Tuy ít chuộng lối sống cá nhân, nhưng người Việt có vẻ vị kỷ hơn vị tha, nên khi gặp chuyện là vung tay đấm, vung dao đâm. Với đời sống ngày càng ngột ngạt như ở Việt Nam hiện nay thì chuyện đâm/đấm sẽ còn được mùa để nở rộ.

Đính kèmDung lượng
Image icon Vietvoinhau image.jpg2.86 KB

Bài bình luận

THẾ HỆ 30 THÁNG 4 Đối với hầu hết mọi nguời Việt Nam ở khắp noi, trong nuớc cung nhu ngoài nuớc, ngày 30 tháng 4 là một ngày không-bình-thuờng bởi vì ngày này đa hằn sâu vào trí nhớ, đa ảnh huởng sâu đậm vào tâm lý vui-buồn-giận-thù-uất-hận của nguời Việt Nam đang sống trong tất cả các hoàn cảnh hiện tại của họ. Riêng tôi, Tristan Nguyễn, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi đuợc sanh ra trên một chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang ở ngoài khoi Biển Đông, vì vậy cha tôi đa đặt cho tôi cái tên Tristan có nghia là Buồn, Tristan Nguyễn có nghia là Nguyễn Buồn. Có phải Nguyễn Buồn rất khác với nhiều nguời Việt Nam ở trong nuớc đuợc sanh ra trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 và đuợc cha mẹ của họ đặt cho cái tên Nguyễn Vui hay không? Tại sao nguời Việt Cộng Sản hay Việt Cộng cứ nói hoài ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nuớc nhung rõ ràng đó là ngày nguời dân Việt Nam phân ly? Tại sao Việt Cộng cứ nói hoài ngày 30 tháng 4 là ngày giải phóng miền nam VN nhung rõ ràng là miền nam VN lúc đó đa không cần đuợc ai giải phóng? Sau những nổ lực quân sự của cả hai bên Cộng Sản và Quốc Gia điển hình qua trận Việt Cộng Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 vào tận các tỉnh thành miền nam, các cuộc hành quân đại qui mô của quân lực VNCH để bình định những vùng nông thôn do Việt Cộng kiểm soát, và Chiến Dịch Phuợng Hoàng tiêu diệt gần hết hạ tầng co sở Việt Cộng để giải quyết vấn đề Việt Nam nhung không thành công; tiếp theo là nổ lực chính trị kết quả của Hiệp Định Hoà Bình Ba Lê 1973 đuợc ký kết để chấm dứt những xung đột có võ trang và lập lại tình trạng sinh sống bình an ổn định ở cả hai miền nam bắc Việt Nam và để toàn thể nguời dân Việt Nam thực hiện Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền Tự Do Lựa Chọn chính thể và thống nhất đất nuớc qua những cuộc hiệp thuong và tổng tuyển cử tự do có lực luợng Liên Hiệp Quốc giám sát. Hai bên Cộng Sản và Tự Do gồm có Bắc Việt Cộng và Nam Việt Cộng cùng với Mỹ và Việt Quốc Gia-VNCH đồng ký kết Hiệp Định Hoà Bình Ba Lê 1973, nhung chỉ có Mỹ là nghiêm chỉnh thi hành hiệp định trong khi Bắc Việt Cộng, Nam Việt Cộng, và Việt Quốc Gia đều vi phạm hiệp định. Mỹ và các nuớc đồng minh tham chiến ở VN là để bảo vệ cái tiền đồn tự do dân chủ của thế giới tự do tại Đông Nam Á và đa tạo dựng một nuớc VNCH rồi củng cố sức mạnh quân sự, chính trị và một nếp sinh hoạt chính trị dân chủ, một lối sống tự do cá nhân, một trình độ dân trí đủ để cho nguời dân miền nam VN đủ sức để đuong đầu với Việt Cộng và đủ khôn ngoan để lựa chọn giữa Cộng Sản và Tự Do. Nhu vậy, tại sao Việt Cộng cung nhu một số nguời Việt Quốc Gia có thể nói một cách hàm hồ là Mỹ và đồng minh thua trận và bỏ chạy? Cho tới cuối ngày 29 tháng 4 năm 1975 các si quan và nhân viên trực thuộc phòng Tuỳ Viên Quốc Phòng của Đại Sứ Quán Mỹ vẫn còn tích cực làm việc tại Sài Gòn. Khi Thủ Tuớng VNCH Vu Văn Mẫu yêu cầu mọi nguời Mỹ phải tức khắc rời khỏi miền nam VN để nguời Việt Nam tự giải quyết vấn đề Việt Nam với nhau. Vì tôn trọng Chủ Quyền Việt Nam của nguời Việt Nam những nguời Mỹ cuối cùng ở Đại Sứ Quán Mỹ phải ra đi vội vã, nhung việc đó không phải là bỏ chạy truớc sức mạnh của Việt Cộng. Mỹ không bỏ roi VNCH một nuớc đồng minh ở Đông Nam Á mà chính Mỹ đa hy sinh rất nhiều tài nguyên, nhân lực để bảo vệ. Lời yêu cầu của Thủ Tuớng Mẫu bắt buộc mọi nguời Mỹ phải tức khắc rời khỏi miền nam VN là một tình huống vô cùng bất ngờ, bởi vì Đại Sứ Quán Mỹ đa đánh giá nuớc VNCH còn đủ sức mạnh để cầm cự cho tới năm ngân sách 1976, và 16 tấn vàng 24K cùng với một số luợng đá quí và hàng ngàn tỉ tiền đồng VN còn luu giữ tại Ngân Hàng Quốc Gia VN. Mọi kế hoạch hậu chiến, tái thiết Việt Nam đều bị huỷ bỏ liền sau đó. Mỹ và các nuớc đồng minh luôn luôn đề cao, bảo vệ Dân Chủ và Tự Do, cung nhu Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền Tự Do Lựa Chọn của nguời dân. Sau khi ra lệnh đuổi nguời Mỹ và hoàn toàn đóng lại mọi cánh cửa đối với nguời Mỹ, TT Duong Văn Minh và Thủ Tuớng Vu Văn Mẫu nghi rằng với lập truờng trung lập, hoà bình, bất bạo động, hợp tác, hoà giải và hoà hợp dân tộc của họ thì họ có thể thuong luợng, điều đình, thoả hiệp với Việt Cộng. Thực tế rất phu phàng là họ đã thất thế chính trị, thất bại thê thảm vì họ hoàn toàn bị Việt Cộng lừa gạt. Việt Cộng đa lợi dụng thời co đối phuong đang rối loạn hàng ngu quân đội VNCH, việc bỏ trống lãnh thổ Vùng I và Vùng II theo quân lệnh sai lầm “di tản chiến thuật” của TT Nguyễn Văn Thiệu đa làm dao động mạnh tâm lý của hầu hết nguời lính cộng hoà. Sau khi Hiệp Định Hoà Bình Ba Lê 1973 đuợc ký kết thì TT Thiệu tuyên bố một lập truờng chống cộng rất cực đoan “Bốn Không”- không chấp nhận các hoạt động chính trị cộng sản ở miền nam VN, không thuong luợng với cộng sản, không có chính phủ liên hiệp với Nam Việt Cộng, không nhuợng đất cho Bắc Việt Cộng hay Chính Phủ CMLT của Nam Việt Cộng. Điều này đã cho cả thế giới, nhất là Quốc Hội Mỹ thấy rõ TT Thiệu sai lầm khi chủ truong không nhuợng đất cho cộng sản nhung lại “di tản chiến thuật” bỏ trống cả Cao Nguyên Trung Phần, duyên hải miền trung thuộc Vùng I và Vùng II Chiến Thuật của VNCH. Một sai lầm khác của TT Thiệu là ông không đủ tự tin vào bản lãnh chính trị của ông, ông trấn áp những nguời quốc gia bất đồng chính kiến với ông, ông chụp mu cộng sản lên đầu của bất cứ ai chống lại ông cho dù có một số nguời quốc gia chân chính, và ông lo sợ sẽ bị thất thế chính trị vì nghi ngờ sẽ có những kẻ phản bội chính nghia quốc gia tôn thờ Marx-Lenin len lỏi vào tổ chức khi thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc để bắt đầu tiến hành giải pháp chính trị. Ở đây trích dẫn Hiệp Định Ba Lê 1973 nhu sau: khoản (b) điều 9 Chuong IV quy định “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam” nhu sau: “ b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tuong lai chính trị của Miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.” Khoản (a) điều 11 thì ghi “Ngay sau khi ngung bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thuong trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau...”. Điều 15 của chuong V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ ràng: “Việc thống nhất nuớc Việt Nam sẽ đuợc thực hiện từng buớc bằng phuong pháp hoà bình trên co sở bàn bạc và thoả thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cuỡng ép hoặc thôn tính bên nào...Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thoả thuận...” Cung có một sai lầm chính trị nghiêm trọng tuong tự nhu của TT Thiệu khi ông từ chối không thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc là Việt Cộng sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam VN, hay nói cách khác là cuỡng chiếm nuớc VNCH, đã không thành lập một Uỷ Ban Hoà Giải và Sự Thật của nuớc Việt Nam bởi vì Việt Cộng đa thống nhất VNDCCH-(Bắc Việt Cộng) với VNCH-(Việt Quốc Gia) vừa bị cộng sản cuỡng chiếm duới hình thức CPCMLTCHMNVN-(Nam Việt Cộng). Một trong số những thủ đoạn tinh ranh của nguời CSVN đã đuợc sử dụng nhiều lần nên trở nên rất thành thạo lão luyện là “lợi dụng nắm thời co đánh cuớp chính quyền” và sau khi đã cuớp đuợc chính quyền rồi thì không cần gì tới hoà giải hay hoà hợp dân tộc nữa, và cung là để làm đúng theo câu châm ngôn của thủ lãnh đảng CSVN- Hồ Chí Minh “Yếu thì liên hiệp. Mạnh thì triệt tiêu”, Việt Cộng sau khi đa làm chủ cả nuớc Việt Nam thì xây dựng lên những trại tù để cải tạo các cấp quân nhân, cán bộ, nhân viên chính phủ, chính trị gia, văn nghệ si, ký giả, nhà giáo, hầu hết trí thức tu sản của VNCH, thay vì Việt Cộng thành lập một Uỷ Ban Hoà Giải và Sự Thật của nuớc Việt Nam. Chính những nguời CSVN-Việt Cộng là những nguời sợ hãi Sự Thật. Họ sợ hãi Sự Thật nhu Con Ma Cà Ròng sợ hãi ánh sáng mặt trời. Nếu tất cả hai bên Cộng Sản và Tự Do, bốn phía là Mỹ, VNCH-(Việt Quốc Gia), VNDCCH-(Bắc Việt Cộng), CPCMLTCHMNVN-(Nam Việt Cộng) đều nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973, thực hiện đang hoàng giải pháp chính trị thì rõ ràng Việt Cộng không thể chiếm đuợc nuớc VNCH, không thể chiếm đuợc lòng tin yêu của nguời dân miền nam VN. Khi có sự giao luu giữa Việt Cộng ở trong bung biền miền nam ra ngoài tỉnh thành và Việt Cộng ở miền bắc vô miền nam, không kể một khối luợng rất nhiều thuờng dân nghèo khổ của miền bắc sẽ trố mắt thèm muốn lối sống sung túc ấm no và tự do của nguời dân miền nam. Nguời thuờng dân miền bắc lúc đó lựa chọn cái gì? Cộng Sản nghèo khổ hay Tự Do ấm no?? TT Nguyễn Văn Thiệu đa không đủ hoặc không có bản lãnh chính trị để chống chọi với những đối thủ chính trị đối lập với ông là những nguời Việt Cộng nguỵ trang ở nội tuyến nội thành, những nguời làm chính trị khuynh tả thân cộng, những nguời quốc gia bất đồng chính kiến không cộng sản, ông không có đủ bản lãnh để hoà giải và thoả hiệp với những nguời này trong chính phủ của ông; ông Thiệu cung đã sợ hãi sự thất thế và thất bại của ông trong một chính phủ liên hiệp ba thành phần cho nên ông đa thẳng thừng từ chối thành lập Hội Đồng Quốc Gia Hoà Giải và Hoà Hợp Dân Tộc. TT Thiệu đa bỏ tù những nguời đối lập khi họ đòi hỏi ông thực thi Hiệp Định Ba Lê. Quốc Hội Mỹ thông qua Đại Sứ Quán Mỹ đa có nhận xét gì về ông Thiệu khi ông đa có những hành động đối phó sai lầm nhu vậy. Có cùng một nỗi sợ hãi giống nhau, Việt Cộng đa sợ hãi Sự Thật nên đa không thành lập Uỷ Ban Hoà Giải và Sự Thật của nuớc Việt Nam sau khi đã cuỡng chiếm nuớc VNCH, thống nhất đất nuớc bằng biện pháp quân sự. Bắc Việt Cộng cung đã cuỡng ép Nam Việt Cộng gấp rút chạy đua trên con đuờng tiến lên xã hội chủ nghia để cả hai miền Nam Bắc cùng nghèo đói bằng nhau. Sau khi đã thống nhất hai đảng Nhân Dân Cách Mạng của Nam Việt Cộng và đảng Lao Động của Bắc Việt Cộng thành một đảng Việt Cộng-CSVN mặc dù tất cả đều đa là cộng sản, nhung trong nội bộ Việt Cộng cung không có sự hoà giải với nhau. Lịch sử chính trị Việt Nam cho thấy sự hoà giải và thoả hiệp đã bắt đầu khi thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Tháng 11 năm 1945, Tướng Tiêu Văn duới quyền của Thống Tuớng Tuởng Giới Thạch đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải tại Đại Sứ Quán Trung Hoa gồm có Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Minh CS, và đảng Dân Chủ tham dự. Tất cả các đảng Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, và Dân Chủ đều thỏa thuận thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến, các bên tránh xung đột võ trang để giải quyết những vấn đề bất đồng và chấm dứt việc tuyên truyền đả kích nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến này không tồn tại lâu. Tháng 7 năm 1946, Việt Minh CS đã tấn công lực lượng của Việt Quốc. Để tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn, trong hai năm 1945, 1946 Việt Minh đa triệt tiêu những thủ lãnh của các đảng phái quốc gia, giết chết rất nhiều đảng viên của Việt Quốc và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Việt Minh còn giết chết cả những đảng viên Việt CS Đệ Tứ Quốc Tế. Vào năm 1947 ở miền tây nam bộ VN, CS Việt Minh đa triệt tiêu Huỳnh Phú Sổ một thủ lãnh của Phật Giáo Hoà Hảo trong chuyến đi gặp Nguyễn Bình một thủ lãnh của CS Việt Minh ở miền tây để hoà giải những tranh chấp giữa PGHH và CS Việt Minh. Sự hoà giải, hoà hợp dân tộc và thoả hiệp với CS Việt Minh đa thất bại vì CS Việt Minh chỉ muốn chiếm giữ vị trí lãnh đạo độc đảng độc tôn. Đây là một bài học lịch sử rất giá trị mà không ai có thể quên. Nhung không phải vì thế mà sợ hãi Việt Cộng, một loài Ma Cà Ròng sợ hãi Sự Thật. Ở miền nam VN duới thời TT Ngô Đình Diệm, sự hoà giải và thoả hiệp giữa chính phủ Ngô Đinh Diệm và các đảng phái quốc gia cung đa thất bại. TT Diệm đa phản bội những thủ lãnh của các đảng phái quốc gia, những nguời đã ủng hộ và giúp ông Diệm trong việc truất phế Bảo Đại đua đến việc ông Diệm trở thành tổng thống đầu tiên của nuớc VNCH. TT Diệm cung đã không thi hành Hiệp Định Geneva 1954 và từ chối hiệp thuong với Bắc Việt Cộng trong một giải pháp chính trị để thống nhất đất nuớc qua cuộc tổng tuyển cử. TT Diệm có lập truờng chống cộng cực đoan, không hoà giải và thoả hiệp với các đối thủ chính trị thuộc các đảng phái quốc gia, có óc kỳ thị Phật Giáo, và áp dụng lối gia đình trị vào việc quản lý nuớc VNCH. Do những tham vọng chính trị bất hảo và ý muốn làm giàu bằng xuong máu của nhân dân Việt Nam nên một số chính trị gia Việt Nam ở cả hai bên, Cộng Sản và Quốc Gia, đều đã áp dụng thủ đoạn chính trị độc ác gian manh “yếu thì liên hiệp, mạnh thì triệt tiêu” để diệt trừ hết những đối thủ chính trị cung nhu những nguời hợp tác hầu chiếm trọn địa vị độc tôn, độc quyền, và độc tài cai quản guồng máy quốc gia và qua công việc đó để tham nhung, làm giàu bất chính. Thông thuờng là những nguời có lập truờng cực đoan-cực tả hay cực hữu, những kẻ quá khích khủng bố, những nguời còn mang nặng thù oán cá nhân, những tên độc tôn-độc tài, ở bất cứ noi nào họ cung muốn kéo dài sự tranh chấp để trả thù báo oán, để lợi dụng trục lợi, để tham quyền cố vị huởng đặc quyền đặc lợi; vì thế mà không chấp nhận sự hoà giải và thoả hiệp. Bởi vì có sự hoà giải và thoả hiệp thì họ sẽ không còn tranh chấp để trả thù trả oán, để trục lợi riêng tu, không còn địa vị độc tôn độc đảng độc tài, không còn đuợc huởng đặc quyền đặc lợi nữa. Sự hoà giải, hoà hợp dân tộc và thoả hiệp giữa những nguời Việt Nam làm chính trị với nhau, những nhà chính trị Việt Nam thuờng thuờng nghi kỵ lẫn nhau, không chân thật, không ai chịu nhuờng nhịn ai vì có quá nhiều tự ái, tự cao, tự đại, và tự phụ; vì vậy họ đa gặp phải nhiều khó khăn và còn trở ngại kéo dài cho tới nay trong khi hon lúc nào hết sự hoà giải, hoà hợp dân tộc và thoả hiệp giữa những đảng phái chính trị của nguời Việt Nam là khẩn thiết vì lợi ích của đất nuớc Việt Nam, vì đời sống ấm no hạnh phúc của toàn thể nguời dân Việt Nam? Nếu cha mẹ, cô dì, chú bác của chúng ta đa thành thật hoà giải và ngay thẳng thoả hiệp đuợc với nhau thì bản thân của tôi đa không đuợc sanh ra trên một chiến hạm của Mỹ ở ngoài khoi Biển Đông, tôi đã không có cái tên Tristan Nguyễn hay là Nguyễn Buồn, và các anh chị cung đã không đuợc đặt cho cái tên là Nguyễn Vui hay Nguyễn Buồn tuỳ theo mỗi hoàn cảnh riêng của cha mẹ của các anh chị ở Việt Nam. Và khi tôi truy tầm ý nghia cái tên của tôi, tôi lại có ý muốn tìm hiểu những cái tên khác nhu là Trần Đại Thắng, Luu Quốc Hận, Nguyễn Phục Quốc, Lê Quang Phục, Mai Trọng Dân, .v.v. Di nhiên mỗi cái tên đền có ý nghia riêng biệt của nó và muốn biểu lộ một điều gì đó mà nguời cha hay nguời mẹ đã đặt tên cho con mình, hoặc là chính nguời mang cái tên đó đã tự đặt tên cho mình. Dù nhu thế nào thì cái tên cung mang ít nhiều tính chất chính trị và ý thức hệ mà nguời cha hay nguời mẹ muốn truyền đạt lại cho con. Nguyễn Buồn và Nguyễn Vui đang ở hải ngoại cung nhu Nguyễn Vui và Nguyễn Buồn hiện ở trong nuớc Việt Nam có thể hoà giải với nhau để giải quyết những vấn-đề-xung-khắc-vì-Vui-vì-Buồn-với-nhau hay không? Hay là Nguyễn Buồn thì cứ mặc kệ cho Nguyễn buồn. Còn Nguyễn Vui vì đa đuợc vui thì cứ tiếp tục cuộc vui và cứ thừa huởng đặc quyền đặc lợi di truyền để cứ là Nguyễn Vui cha truyền con nối? Trong những tình cảnh di truyền nhu vậy thì những xung đột ý thức hệ chắc chắn còn xảy ra ở trong nuớc Việt Nam. Ý thức hệ di truyền cộng sản sẽ xung đột với ý thức hệ tự do lựa chọn. Hôm nay nhân ngày 30 tháng 4 năm 2011, sinh nhật thứ 36 của những nguời Việt Nam tuỳ theo từng hoàn cảnh cá nhân mà có tên Nguyễn Vui hoặc Nguyễn Buồn hiện ở trong nuớc; cung nhu những nguời Việt Nam rời bỏ quê huong tuỳ theo hoàn cảnh của từng nguời mà mang tên Nguyễn Buồn hay Nguyễn Vui đang cu ngụ ở nuớc ngoài. Riêng tôi mang tên Nguyễn Buồn, muốn nhân dịp này mời gọi tất cả những anh chị có cùng tên Nguyễn Buồn hay Nguyễn Vui hãy cùng tôi thành lập một liên hội thế hệ ngày 30 tháng 4 năm 1975, gọi tắt là Liên Hội Thế Hệ 30 Tháng 4, để trao đổi Vui-Buồn với nhau. Cho dù anh chị là Nguyễn Vui hay là Nguyễn Buồn, anh chị đang ở trong nuớc hay ở hải ngoại, chúng ta đều có chung một ngày sanh là 30 tháng 4. Thế Hệ 30 Tháng 4 không thể để cho những chất độc của “lòng hận thù ngút trời” và “máu của Con Ma Cà Ròng” làm ô nhiễm và ung thối trí óc và trái tim của chúng ta. Các anh chị Nguyễn Vui hay Nguyễn Buồn đang ở trong nuớc hay ở hải ngoại, chúng ta không thể tiếp tục có thái độ lãnh đạm, vô cảm đối với các hoàn cảnh, các sự cố đa đang xảy ra xung quanh chúng ta. Truờng hợp các anh chị đã có xích mích với nhau vì một vài xung khắc tình cảm, một vài tranh chấp quyền lợi trong cuộc sống thì xin các anh chị vui lòng cởi mở, bày tỏ trung thực suy nghi và ý muốn của mình, sau đó hãy cảm thông hoàn cảnh của nhau và giúp nhau vuợt qua những khó khăn trong cuộc sống bị gò bó. Khi chúng ta nói lên đuợc sự thật hoặc trung thực nỗi lòng của mình, chúng ta tự giải phóng đuợc những gông cùm xiềng xích nội tâm hoặc tự phá vỡ đuợc những rào cản của xã hội Việt Nam khép kín. Các anh chị thuộc Thế Hệ 30 tháng 4 hãy mạnh dạn nói lên cảm tuởng gì về thân phận của mình. Chúng ta luôn luôn lắng nghe lẫn nhau./. Dr. Tristan Nguyễn nguyentristan77@yahoo.com San Francisco, 30/04/2011 Chú thích thêm: “lòng hận thù ngút trời” đuợc trích từ bài hát Giải Phóng Miền Nam của VC. “Con Ma Cà Ròng” là đảng viên VC. Những cái tên Nguyễn Buồn hay Nguyễn Vui chỉ là tuợng trung cho cả một thế hệ thanh niên nam nữ nguời Việt Nam hiện ở hải ngoại hay đang cu trú trong nuớc VN đuợc sanh ra sau biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975.

bai viet cua ban rat sau sac va co nhung facts rat hay.toi dang o vietnam , va rat chan voi che do mat dan chu va ngheo doi hien nay do ban cs mang lai.ban dang tu do la may man, congratulation.

Bạn trẻ Dr. Tristan Nguyễn ơi! Đọc bài viết thấy bạn không trẻ tí nào, Dân Nam mừng, thấy người trẻ chịu viết. Nhưng mà, chiêu bài của cộng sản hiện nay là khuyến khích người viết chê bai, kết tội hai phe và hai lá cờ đều có tội. Từ đó dễ làm cho giới trẻ hải ngoại tin theo rồi dẹp cờ vàng. Chờ những người lính già VNCH xuống hố, thì việt cộng vỗ tay reo cười, bắt tay “hoà hợp hoà giải” với giới trẻ hải ngoại. Kế tiếp là thay thế cờ vàng, treo lên cờ đỏ là xong. Kế hoạch 36 của việt cộng nhắm đến giới trẻ hải ngoại như bạn để giúp nhuộm đỏ hải ngoại. Nếu không tin hãy hỏi bố mẹ bạn hoặc chú bác những người Miền Nam VNCH thì rõ. Nhân đây, lão già này gởi bạn mấy cái links sau, đọc xong bạn sẽ thấy mục tiêu của cộng sản. Dân Nam 1) Đi xa nhìn về: Niềm vui ở Việt Nam và nỗi buồn ở nước Mĩ (Phần I) http://www.rfavietnam.com/node/792 Đi xa nhìn về: Lá cờ Việt Nam trên đất Mĩ và những mảnh hồn Việt (Phần kết) http://www.rfavietnam.com/node/795 Gởi ông Phạm đình Trọng (phần 1) http://www.rfavietnam.com/node/795#comment-3580 Gởi ông Phạm Đình Trọng (Phần 2) http://www.rfavietnam.com/node/795#comment-3603 Gởi ông Phạm Đình Trọng (phần 3) http://www.rfavietnam.com/node/795#comment-3616 Gởi ông Phạm Đình Trọng (phần kết) http://www.rfavietnam.com/node/795#comment-3657 Dân Nam ạ cho nhà em nói thêm tí nữa... http://www.rfavietnam.com/node/795#comment-3597 -------------------------- 2) Không còn mùa Thu http://www.rfavietnam.com/node/895 Gởi ông Trọng http://www.rfavietnam.com/node/895#comment-4010 Bài viết quá hay http://www.rfavietnam.com/node/895#comment-4021 ---------------------------- 3) Khi bài quốc ca không sức sống. http://www.rfavietnam.com/node/867 Gởi Cánh cò, các bạn trẻ Hà nội và bà con Miền Bắc http://www.rfavietnam.com/node/867#comment-3916 Gởi Canhco, các bạn trẻ Hà nội và bà con Miền Bắc (phần kết) http://www.rfavietnam.com/node/867#comment-3926

Mấy ý kiến ông viết thiệt quá tào lao , chẳng có tí giá trị gì ,toàn suy diễn bậy bạ mà sao cứ lải nhải hoài .....