Ông Huy Đức, một phóng viên của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời là người thực hiện blog mang tên Osin vừa bị buộc thôi việc.
Giao diện trang Blog OsinHãng tin AP cho biết Huy Đức là một trong những blogger nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông bị buộc thôi việc vì lãnh đạo Đảng không hài lòng với những điều mà Huy Đức đã viết trên blog của ông.
Trả lời AP, một Thư ký toà soạn của tờ Sài Gòn Tiếp Thị là ông Trần Công Khanh cho biết, sau khi Huy Đức đưa lên blog Osin bài viết về Bức tường Berlin, chỉ trích chính sách của lãnh đạo Liên Xô đã tạo ra sự bất hạnh cho dân chúng Đông Âu trong một thời gian dài, đồng thời gọi công trình phân chia Đông Đức với Tây Đức là “bức tường ô nhục”, tờ Sài Gòn Tiếp Thị thấy rẳng, không thể sử dụng Huy Đức lâu hơn.
Ông Trần Công Khanh tiết lộ là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã lập một danh sách, hệ thống cả trăm bài thuộc loại “có vấn đề” mà ông Huy Đức đã từng viết trên blog, cũng như trên báo.
Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
AP dẫn tự sự của Huy Đức trên blog Osin cho biết, Huy Đức làm báo 21 năm và đã nhiều lần bị buộc thôi việc.
Tự sự của Huy Đức
Trong một Entry trên trang blog của mình hôm 26-8, Huy Đức xác nhận anh đã bị mất việc, không còn là ký giả. Tuy nhiên Huy Đức vẫn huy vọng sẽ có cơ hội trở lại với nghề báo. Dưới đây là nguyên văn bài viết của Huy Đức:
Làm Osin
Ô Sin // August 26 2009 //
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Thất nghiệp không phải là một trạng thái nhẹ nhàng, nhất là mất việc ở nơi mà mình yêu thích. Nhưng, đôi khi người làm báo vẫn phải có những quyết định không phải do mình lựa chọn.
Tôi thừa nhận, đây là một thời kỳ khó khăn. Trên trang web BBC, GS Carlyle Thayer nói: “Từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị hồi đầu năm ngoái, người ta thấy có một sự mài giũa trông thấy đối với báo chí chính thống”.
GS Thayer có lẽ gần đây chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ông Rứa và tình hình Việt Nam. Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Tôi không có ý định chia tay với nghề báo. Nhưng, đây là thời gian thích hợp để tôi viết lại một vài chương sách, làm một vài việc mà tôi cảm thấy như là món nợ với một người đã khuất.
Tôi tin là mình sẽ có cơ hội trở lại với báo chí chính thống sau khi hoàn thành những công việc này.
Báo chí, cho dù của nhà nước thì vẫn là một tài sản của xã hội.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
Bài bình luận
Nói thật trong xã hội
nguoi dan vietnam duoi che do cai tri cong san bac viet hanoi
Còn rừng thì sợ gì
chinh quyen cu di lam nhung chuyen lat vat
Đảng CSVN bưng bít thông tin
Cần nghe đài Tự do
Sống ở ngoại quốc khi thấy chuyện Ông Huy Đức phải ra khỏi nghề
Thằng Tuấn Anh hay Anh Tuấn