You are here

Con số biết khóc.

Ảnh của canhco

Trong khi người dân Huyện Bắc Trà My đứng ngồi không yên thì tại Hà Nội "nhà nước ta" ung dung mài bút ký một quyết định rất táng tận lương tâm, đó là cho phép Bộ Xây dựng bắt tay vào làm một đập thủy điện khác ngay giữa lòng Hà Nội. Con đâp thủy điện này mang tên: "Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam".
 
Gọi bảo tàng này là một đập thủy điện cũng không sai vì nhìn vào hình thù của nó người ta không khỏi liên tưởng tới Sông Tranh II. Sự khác nhau duy nhất là sức tàn phá của Sông Tranh II nếu xảy ra là người chết, tài sản ra ma, còn sức tàn phá của cái bảo tàng này là ngay khi bắt tay vào xây dựng thì niềm tin của người dân ngã ra chết hàng loạt và tài sản của quốc dân thì lặng lẽ biến vào túi của tập đoàn cầm quyền.
 
Số tiền bỏ ra cho cái "đập thủy điện khô" này là mười một ngàn hai trăm bảy mươi bảy tỷ, tương đương 540 triệu đô la và sẽ bắt đầu mở cửa bêu xấu với thế giới vào năm 2016.
 
Có người tự hỏi, vậy nó sẽ trưng bày cái gì trong cái công trình hại dân hại nước này? Theo như báo chí loan tin thì nó sẽ là con tàu há mồm thu hết những gì mà quan chức nhà nước cho là "lịch sử" đang rải rác khắp mọi miền đất nước. Nó sẽ có nơi vui chơi giải trí cho người tham quan và đặc biệt nhất có cả một khu để ghi nhớ công ơn những anh hùng trong lịch sử.
 
Người dân biết chắc trong cái khu này không thể thiếu ông Hồ vì cho tới nay ông vẫn là lá bùa dùng để trấn áp những chống đối trong đảng khi ai đó phát sinh câu hỏi về tính chính đáng của cái bảo tàng này. Rồi mấy ông Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, cho tới Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh...chia nhau mỗi người một mớ đất ngồi nhìn khách thập phương và cùng nhau nghe những lời nguyền rủa của dân nghèo.
 
Không nguyền rủa sao được khi cả nước chia chung sự đói rách, đắm mình giữa một nền kinh tế ngộp thở vì các chính sách "tự móc ruột mình ra ăn" đang dần dần lộ nguyên hình và chờ trả giá. Người dân lơ láo tranh sống với nhau trong lúc xã hội thì tận cùng sa đọa. Bối cảnh này không thể chối cãi và tô hồng vì thông tin ngày nay không còn là mõ làng, loa phường hay đài quốc doanh nữa. Người dân biết và họ âm thầm chờ đợi.
 
Con số 11.277 tỷ nói lên sự huênh hoang và tham lam cực độ của cả hệ thống cầm quyền. Câu chuyện "con ếch muốn to bằng con bò" của La Fontaine thể hiện hoàn toàn giữa lòng thủ đô. Chung quanh cái hoành tráng vĩ đại này là hình ảnh nhếch nhác của người mua gánh bán bưng. Trẻ em đói rách từ ngoại thành đổ về xin ăn nhiều như ruồi nhặng. Những ông bà cụ run rẩy ngồi kiếm từng xu con bên ấm trà nóng hay bán cho khách từng điếu thuốc lào nhỏ bé kiếm sống...thì cái công trình kia là cả một dấu chấm nặng nề đè lên số phận của người nghèo Hà Nội.
 
Con số 540 triệu đô la này sẽ làm du khách ngoại quốc bật cười cho sự dốt nát của nhà cầm quyền khi muốn thoa dầu gió lên mắt họ bằng sự đẹp đẽ, hoành tráng để làm nhòa đi những hiện vật tủn mủn và nghèo nàn. Làm sao tránh khỏi những cổ vật lịch sử giả mạo được mang cái tên "phục chế"? Du khách thấy gì khi đứng trước tủ kính trong đó trưng bày vài viên đạn cong queo được cho là của giặc Pháp tấn công vào Huế năm nào, và với cái tủ kính nhỏ như tủ thuốc lá ngoài đường phố ấy, nằm lọt thỏm trong một kiến trúc lớn như tòa nhà Quốc hội của Mỹ thì người xem có cảm giác ra sao?
 
Khách sẽ được một cô gái xinh xắn, mặc áo dài nói tiếng Anh lưu loát thuyết minh rằng Việt Nam có nền văn minh trống đồng, có văn hóa cồng chiêng, có thành Cổ loa, có lịch sử chiến thắng giặc ngoại xâm, đặc sắc nhất là cuộc chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước... Cô gái này sẽ thao thao một quá trình lịch sử mà cô đã được dạy thuộc lòng nhưng nếu du khách hỏi về cuộc chiến chống phương Bắc ra sao thì có thể cô sẽ nói "xin lỗi, đó là chuyện nhạy cảm".
 
Con số 11.277 tỷ này sẽ là tiền đề cho người tham quan có dịp so sánh rằng nó có thể giúp cho bao nhiêu học sinh có trường học. Bao nhiêu bệnh nhân có giường nằm đàng hoàng và xứng đáng với hai chữ con người. Số tiền này nếu được chia nhỏ ra thì có bao nhiêu bà mẹ anh hùng có cơm ăn hàng ngày mà không cần sự bố thí của làng xóm, xã hội.
 
Trong khi người ta xây dựng một công trình bảo tàng lịch sử thì ngay trong sách giáo khoa lại có nhiều khuất tất về lịch sử nhất. Chế độ nào cũng có sai lầm nhưng tránh né dạy cho học sinh những bài học lịch sử không thể xem là sai lầm mà là tội ác. Ác với sự hy sinh của tiền nhân trong các bài học mà kẻ thù không được nêu tên. Ác với xương máu của đồng đội khi tấm bia ghi dấu trận chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 ở cầu Khánh Khê, Lạng Sơn bị đục bỏ. Vậy thì bảo tàng lịch sử sẽ chứa đựng những gì? Và nó có to đẹp cách mấy cũng không thể che hết những điểm "Zero" hoành tráng của học sinh toàn quốc trong môn thi Lịch sử vừa qua.
 
Cái bảo tàng lịch sử này rồi sẽ thật sự đi vào lịch sử vì tính không chính đáng của nó. Bia miệng nhân dân là bảo tàng bền bỉ nhất loan truyền tội ác mà đảng cầm quyền đang thực hiện. Nếu biển dâu có xảy ra trên mảnh đất ngàn năm Thăng Long thì trên nền của cái bảo tàng ấy sẽ sót lại một viên đá có những giòng chữ ghi rằng: "Nơi đây vào năm 2012 một công trình xây dựng tai tiếng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành. Tuy nó đã hoàn toàn sụp đổ nhưng lịch sử vẫn thừa nhận chính công trình này đã đưa chế độ vào chỗ diệt vong."
 

Bài bình luận

Ngoài ra, Nhóm lợi ích có thể nhân cơ hợi này để thâu tóm những cổ vật đang nằm rải rác tại Bảo tàng lịch sử Saigon, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, ... Trong quá trình thâu tóm đó sẽ có bao nhiêu cỗ vật mất tích vào túi tham ? Như trường hợp cổ vật của Vương Hồng Sển. Theo Wikipedia: Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" [6]. Tuy nhiên, từ năm 1996, Sờ Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân Thành phồ đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố, tại Thư viện Khoa học tổng hợp [6]. Ngôi nhà của ông ở số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) là do ông bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại và gần nửa thế kỷ sống tại đó, ông đã bỏ nhiều công sức để tạo bồi cho căn nhà quý mang đáng dấp cổ xưa với những vật liệu trên trăm năm [6]. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định xếp hạng ngôi nhà này là di tích cấp thành phố và là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống. Tuy nhiên, vì không được lưu ý bảo quản nên ngôi nhà "di tích" đã bị xuống cấp trầm trọng [7] và cho đến năm 2012, ngôi nhà vẫn bị tiếm dụng và biến thành cửa hàng kinh doanh bán ốc sầm uất[6]. Bảo tàng Vương Hồng Sển vẫn chưa khởi động.

Tập trung những cổ vật về đó để Trung cộng nó mang về cho dễ, khỏi phải đi xa lục lọi

Cảm ơn bạn , nhờ phần kết của bạn ,tôi sẽ có được một giấc mơ đẹp đêm nay,và ước mong rằng giấc mộng ấy sẽ hiện thực không xa để dân mình bớt khổ, chúc thật nhiều sức khỏe và may mắn.

Bàn thêm về Bảo Tàng Lịch Sử: Rồi có thể một nhóm lợi ích sẽ nhân cơ hội này mà kêu gọi tập trung những cỏ vật đang nằm “rải rác” tại các bảo tàng địa phương như Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng lịch sử TP HCM,… để tăng nội dung cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Nhưng trên đường “thâu tóm”, nhiều cổ vật sẽ mất tích vào các túi tham cá nhân ? Như trường hợp cổ vật và ngôi nhà 100 tuổi của ông Vương Hồng Sển ? http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_H%E1%BB%93ng_S%E1%BB%83n

Một viên đá lát thử ở Hồ Gươm còn đủ xây một chiếc cầu (1000 năm Thăng Long) thì cái thủy điện khô kia là cái đinh . Chắc sắp tới phải có cái khác to hơn mới phá được kỷ lục này hehe. ĐCM Có tiền làm gì chẳng được chuyện thương thôi.

neu chem dc ta chem het neu ban dc ta ban het!