BBC tiếng Việt dịch là "tử hình treo" khi nói về bản án mà Bạc Cốc Khai Lai vừa nhận sáng nay về tội giết một thương nhân người Anh Neil Heywood. Báo chí trong nước như vnexpress thì dịch là "tử hình ân hạn", rồi giải thích thêm, có nghĩa là hai năm mà không phạm thêm tội gì thì không bị hành hình. Rõ ràng đây là một chiêu bài tuyên tử hình mà không tử hình để đánh lừa khái niệm pháp lý.
Tiếng Trung Quốc gọi là "tử hình hoãn", viết tắt là "tử hoãn" có thể dịch là "chết treo". Cụm từ này đang được các dân mạng truy cập để hiểu rõ ý nghĩa và tình tiết. Đây cũng là những khái niệm mới mà đa số thường dân trước đây chưa từng nghe qua.
Bản án này gây nên sự tranh cãi lớn cho dư luận Trung Quốc vì dân chúng nước này vẫn theo suy nghĩ của thời phong kiến trung cổ, nghĩa là giết người phải đền mạng thôi. Bạc Cốc Khai Lai cố ý giết người, rất phù hợp với bản án tử hình mà đa số thứ dân Trung Quốc phải nhận khi phạm phải. Mỗi năm Trung Quốc tử hình tội phạm nhiều cả bạn, hơn cả thế giới cộng lại. Nhiều nhà chống án tử hình nhận định rất khó thay đổi tâm lý đòi hỏi "giết người đền mạng" trong văn hóa Trung Quốc.
Thế rồi, vụ án Cốc Khai Lai giết người rành rành ra! Thế là nhà nước này nghĩ rằng nếu thẳng tay "cẩu đầu trảm" vợ Bạc thì tâm lý dân chúng sẽ ùa vào thương xót cho cảnh phụ nữ bị hành hình. Cảnh hành hình ở Trung Quốc thường rất máu me nên thường dễ chuyển tâm lý quần chúng từ thỏa mãn sang xót thương một cách tràn đầy tâm trạng. Tâm trạng dao động này rất phổ biến trong tâm lý người Trung Quốc. Nhưng trên hết, đây cũng là một nguy cơ làm cho nhà Bạc Hy Lai sẽ được thương nhớ hơn, bất lợi cho các thế lực cầm quyền trong phái "thái tử đảng". Nếu không tử hình được thì luật pháp không nghiêm. Vì vậy án "chết treo" mới được phán tạo sự hoài nghi lớn.
Khi hiểu về án chết treo này, người ta càng thấy rõ sự phân biệt đối xử của thường dân và giới cầm quyền trước pháp luật. Ở Việt Nam cũng có yếu tố "gia đình có công" để làm cơ sở giảm án.
Bạc Cốc Khai Lai - Vụ Án Chính Trị
Thực sự vụ án Cốc Khai Lai là một vụ án chính trị do các thế lực thái tử đảng tranh quyền đoạt lợi. Giết người bị miệng rất phổ biến trong giới cầm quyền Trung Quốc. Bản thân Bạc Hy Lai lúc làm mưa là gió ở Trùng Khánh cũng từng xả thịt rất nhiều đối thủ. Khả năng Bạc Hy Lai có sự đồng cảm với vợ là rất cao. Cho nên, nếu xử Cốc Khai Lai thì không thể nào không đụng tới đường dây của Bạc Hy Lai cho được.
Truyền hình Trung Quốc dùng tên họ của của Cốc Khai Lai là Bạc Cốc Khai Lai. Đây là một lối pha trộn văn hóa Đông Tây trong cách dùng tên họ của phụ nữ Trung Quốc lấy chồng phổ biến từ thời Dân Quốc. Mở đầu cho phong trào này có lẽ là Tưởng Tống Mỹ Linh, phu nhân của thống chế Tưởng Giới Thạch. Theo phong tục, phụ nữ Trung Quốc lấy chồng không đổi họ nhưng khi tiếp xúc văn hóa gia đình của Tây Phương thấy có đặc điểm này cũng hay cho nên nhiều người ghép họ chồng thành tên bốn chữ. Trường hợp đài truyền hình Trung Quốc cứ liên tiếp đăng tên Bạc Cốc Hy Lai cũng là một tình tiết mang tính chính trị.
Tuy gia đình họ Bạc thường đội lốt chủ nghĩa Mao Trạch Đông để tạo nghiệp nhưng lối sống, phong cách, cá tính đều theo gia cấp tư sản 100%. Ngay cả việc ghép vào họ chồng của Bạc Cốc Khai Lai cũng gợi nhớ đến hình ảnh của phu nhân thời Dân Quốc, Tưởng Tống Mỹ Linh. Ghép họ cũng là một trào lưu mới nổi sau này nhưng sự kết hợp này cũng có giới hạn vì có nhiều khi hai họ đi chung với nhau tạo thành một ý nghĩa xấu như chồng họ Vô vợ họ Lại.
Bạc Cốc cũng có nghĩa xấu. Bạc trong bạc mệnh, Cốc là vực thẳm. Sau đợt này, chắc là hết cơ hội vươn lên. Ngoài ra hai vợ chồng này cùng tên Lai, cũng là điềm không tốt. Có lẽ, số phận Bạc Cốc Khai Lai phải chết trong tù như kiểu Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông cao hơn khả năng được ân xá.
Bài bình luận
họ vợ họ chồng tên con