Dư luận đang xôn xao chuyện sư Minh Tuệ thông báo ước nguyện bộ hành đến Ấn Độ viếng các thánh tích và đảnh lễ đức Phật Thích Ca. Hành trình dài tương đương với chuyến thỉnh kinh của Trần Huyền Trang. Với công phu rèn luyện bốn lần bộ hành xuyên Việt và sự trợ duyên của cộng đồng, tâm nguyện sư Minh Tuê hoàn toàn khả thi. Nhưng xứ Đông Lào thời nay không giống Đại Đường, e rằng ....
Trong thông báo viết tay và trả lời các youtuber, sư cho biết ông muốn đi đến đất nước Ấn Độ, nơi Đức Phật và nơi đất Phật để định lễ bốn thánh tích, tập học về tri ân Đức Phật và cầu cho thế giới hòa bình nhân loại hạnh phúc.
Chỉ trừ trường hợp qua sông phải đi thuyền còn lại ông ”muốn tự mình đi, không ảnh hưởng đến ai". Không cần ai ủng hộ tiền bạc, phương tiện. Ông không kêu gọi ai đồng hành nhưng không cấm cản người có nguyện vọng đi theo. Tuy nhiên ông lưu ý là nếu số người tham gia quá đông thì phải chía nhiều nhóm nhỏ và phải tổ chức sắp xếp khoảng cách, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự của vùng đất đi qua. Ông chỉ cần sự hổ trợ duy nhất là "hướng dẫn làm thủ tục, giấy tờ" và chỉ đường đi.
Bộ hành khoảng 5000 km
Trong thông báo viết tay và trả lời các youtuber, sư cho biết ông muốn đi đến Ấn Độ, nơi Đức Phật đã sinh ra và thành đạo, để lễ bốn thánh tích, học hỏi về tri ân Đức Phật và cầu cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc. Chỉ trừ trường hợp phải qua sông và đi thuyền, còn lại ông "muốn tự mình đi, không ảnh hưởng đến ai". Sư không kêu gọi ai ủng hộ tiền bạc hay phương tiện. Ông không yêu cầu ai đồng hành nhưng cũng không cấm cản những người có nguyện vọng đi theo. Tuy nhiên, sư lưu ý rằng nếu số người tham gia quá đông thì phải chia thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức sắp xếp khoảng cách và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trong suốt hành trình. Sư chỉ cần sự hỗ trợ duy nhất là "hướng dẫn làm thủ tục, giấy tờ" và chỉ đường đi.
Ông Đoàn Văn Báu, Tiến sĩ, thượng tá an ninh, giảng viên Trường Đại học An ninh Nhân dân, đã bày tỏ sự sẵn sàng hỗ trợ sư Minh Tuệ trong lĩnh vực này trên Facebook cá nhân. Sau đó, ông đã đến Gia Lai gặp trực tiếp trao đổi và sư Minh Tuệ đã đồng ý ủy thác cho ông Báu giúp đỡ thủ tục vô điều kiện. Sư Minh Tuệ cũng khẳng định sẽ tự chịu trách nhiệm về mọi biến cố xảy ra trên đường đi mà không phiền trách một ai. (1)
Gần đây, trên mạng xã hội, cũng có nhiều clip cho thấy một số sư thầy trong tăng đoàn tự phát đi theo sư Minh Tuệ trước đây, như sư Tịnh Độ, Như Ngộ, đang dong ruổi bộ hành ở Ấn Độ. Rõ ràng, tâm nguyện hành hương về đất Phật, đảnh lễ Đức Chí Tôn là một hạnh nguyện chính đáng, tốt lành. Trong điều kiện xã hội hiện đại, có đủ máy bay, xe ô tô, xe lửa, tàu thủy, việc lựa chọn bộ hành quả thực là một thử thách rất lớn.
Chúng tôi đã nhờ trí tuệ nhân tạo ChatGPT tư vấn về đường đi và nhận được câu trả lời như sau: Để tính toán khoảng cách và thời gian đi bộ từ Gia Lai (Việt Nam) đến Ấn Độ viếng 4 thánh tích của Đức Phật, chúng ta cần phải ước lượng đường đi và tốc độ đi bộ trung bình.
Các thánh tích chính của Đức Phật ở Ấn Độ:
Tuy nhiên, Lumbini nằm ở Nepal, vì vậy nếu bạn bắt đầu từ Gia Lai và muốn đến thăm tất cả 4 thánh tích, bạn sẽ phải đi qua Nepal trước khi vào Ấn Độ.
Khoảng cách và ước tính thời gian:
Gia Lai (Việt Nam) đến Lumbini (Nepal):
Lumbini đến Bodh Gaya:
Bodh Gaya đến Sarnath:
Sarnath đến Kushinagar:
Tổng khoảng cách:
Thời gian đi bộ:
Theo một cách tính khác, ChatGPT ước tính khoảng cách từ Gia Lai đến Lumbini lại dài hơn: Các quốc gia sẽ đi qua:
Tổng cộng:
Tổng hợp hai cách tính toán này, quãng đường từ Gia Lai đến Lumbini và đi qua bốn thánh tích sẽ dài từ 3.000 đến 5.000 km, gần bằng cung đường Trần Huyền Trang từ Lạc Dương đi Tây Trúc thỉnh kinh (khoảng 5.000 đến 6.000 km theo cách tính của ChatGPT). Theo lịch sử, dù được vua Đường Thế Dân cấp điệp văn, tiền bạc và binh mã hỗ trợ bảo vệ, Huyền Trang đã mất 17 năm để hoàn thành hành trình.
Nhiều người hưởng ứng, hổ trợ
Với thực tế công phu đã từng bộ hành xuyên Việt bốn lần trong 6 năm qua, sư Minh Tuệ đã trải qua một cung đường có chiều dài tương đương. Với kinh nghiệm và công phu khổ luyện đó, nhiều người tin rằng ý nguyện tốt đẹp của sư hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cảnh báo xác đáng, trong đó có một clip trên Facebook của một người mặc đạo phục (không rõ danh tính) cảnh báo rằng không nên nghĩ đến việc đặt bát khất thực ở Ấn Độ. Ngày nay, ở Ấn Độ không còn đạo Phật, người Ấn không hiểu việc đặt bát khất thực và chắc chắn sẽ không cúng dường, nếu có thì cũng rất ít, không đủ nuôi sống. (2)
Tuy vậy, youtuber nổi tiếng Lê Khả Giáp, người đã có hơn 10 năm đi bộ qua 13 quốc gia trong những điều kiện khắc nghiệt, trong đó có 6 tháng ở Ấn Độ, cũng phát nguyện đồng hành đi bộ với sư Minh Tuệ. Anh Giáp cũng thừa nhận rằng có những vùng không thể khất thực. Dù sư Minh Tuệ có công phu bộ hành ở Việt Nam, nhưng chưa quen với khí hậu lạnh ở Ấn Độ, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Anh Giáp phát tâm hỗ trợ thực phẩm khi không thể khất thực được, và sẽ chăm sóc thuốc men cho sư nếu có bệnh hoạn. Anh cũng lưu ý rằng cung đường đi phải qua Myanmar, nơi đang có chiến tranh, nhưng vì Myanmar là đất nước Phật giáo nên không quá lo ngại. (3)
Với sự đồng hành của người có kinh nghiệm như anh Lê Khả Giáp, chuyến đi càng trở nên khả thi. Trên các kênh Youtube cũng có nhiều thông tin cho thấy rất nhiều Phật tử đã đăng ký đồng hành cùng sư Minh Tuệ, và số lượng này đang tăng nhanh.
Trước đây, trên Youtube cũng có clip ghi hình ảnh và phát biểu của Hòa thượng Huyền Diệu, trụ trì Việt Nam Phật Quốc Tư, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Thế giới tại Lumbini - Nepal, tán dương phẩm hạnh của sư Minh Tuệ và từng có nhã ý mời sư sang Ấn Độ để có cơ hội tu tập và gặp gỡ các cao tăng ở đất Phật. (4)
Với vai trò và các mối quan hệ của mình, nếu Hòa thượng Huyền Diệu có thể gửi thông bạch đến Giáo hội Phật giáo các nước trên đường đi của sư Minh Tuệ như Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Ấn Độ, chắc chắn không chỉ thủ tục hành chính sẽ thuận lợi mà cơ duyên của sư Minh Tuệ còn tốt đẹp hơn nhiều. Thực ra, theo kinh nghiệm của Lê Khả Giáp, ba nước Campuchia, Thái Lan, Myanmar thuộc khối ASEAN, chỉ cần có passport là qua cửa khẩu dễ dàng. Chỉ có Ấn Độ và Nepal cần visa, nhưng thủ tục cũng không quá phức tạp.
Hai vị cao tăng lo ngại
Như vậy, mọi điều kiện về hành chính, hành trình và nhân lực cho chuyến bộ hành về đất Phật của sư Minh Tuệ hầu như hoàn toàn thuận lợi, chưa kể đến yếu tố đức tin tâm linh. Tuy nhiên, ngài Huyền Trang xưa cũng phải chịu đến 81 ách nạn trên đường đi, liệu sư Minh Tuệ có gặp thử thách gì không? Du Tăng Minh Tánh, người vốn tán dương phẩm hạnh, nhưng luôn mạnh mẽ phản biện với các ý kiến biến nhược, tấn công sư Minh Tuệ, cũng hoàn toàn hoan hỉ ủng hộ chuyến hành hương này. Tuy nhiên, bằng linh cảm và tuệ giác của hành giả trải qua nhiều va chạm, sư Minh Tánh lo ngại chuyến đi sẽ không thành công, ít nhất là trong năm nay. (5)
Một số kênh Youtube cũng loan truyền ý kiến của sư Minh Đạo, khuyên ngăn sư Minh Tuệ không nên đi Ấn Độ vì có nhiều rủi ro và nguy hiểm trên đường đi.
Người viết bài này không có được tuệ giác của bậc cao tăng như sư Minh Tánh, sư Minh Đạo, nhưng quan sát các tín hiệu thực tế, có thể nhận thấy một số dấu hiệu bất thường. Thứ nhất là người bảo trợ thủ tục pháp lý cho sư Minh Tuệ, thượng tá Đoàn Văn Báu, dù trước đây từng có những ý kiến chân thành, thiện cảm với sư Minh Tuệ, nhưng liệu ông có đi ngược lại chủ trương của ngành?
Công đồng Phật giáo cần lên tiếng!
Rõ ràng, qua một chuỗi sự kiện, sư Minh Tuệ và tăng đoàn tự phát đã biến mất vào nửa đêm và tự nguyện dừng khất thực. Sư Minh Tuệ đang ở Quảng Nam, không bộ hành mà lại có mặt ở Gia Lai để làm căn cước. Sư Minh Tuệ ẩn tu và thỉnh thoảng lại xuất hiện ở Gia Lai, Nha Trang, rồi quay lại Gia Lai. Tất cả đều có sự hiện diện của công an, được công an bảo vệ để tránh tụ tập đông người gây mất trật tự giao thông. Tiếp theo đó là những lá thư đáng ngờ cấm quay phim chụp hình và yêu cầu xử lý người này người kia. Dù bút tích giống chữ của sư Minh Tuệ, nhưng nội dung và ý tứ không phù hợp với phong thái từ bi của sư.
Không chỉ sư Minh Tuệ và các đồng tu trong tăng đoàn bị kiểm soát nghiêm ngặt, mà nhiều youtuber, fbker cũng bị phạt vạ khi thông tin về sư Minh Tuệ.
Rõ ràng, công an muốn xóa mờ, thu nhỏ hình ảnh của sư Minh Tuệ trong công chúng. Nếu chuyến bộ hành về đất Phật của sư Minh Tuệ thành công, tiếng vang dư luận về sư sẽ lan rộng không chỉ trong nước mà còn tới cả thế giới Phật giáo. Bao nhiêu công sức của ngành đã bỏ ra trong mấy tháng qua sẽ đổ sông đổ biển. Giáo hội quốc doanh sẽ càng trở nên khó xử khi quay lưng chối bỏ một tăng sĩ được quốc tế tôn vinh.
Sự kiện rõ nhất là chỉ đạo từ cấp nào đó ở trung ương dìm hàng, bóp nghẹt thông tin về sư Minh Tuệ sang Ấn Độ trên báo chí. Dùng từ khóa “sư Minh Tuệ sang Ấn Độ” tìm trên Google sẽ thấy các bài báo của Thanh Niên, CafeF, Vietnamnet, nhưng khi tra vào các trang này thì thông tin không còn tồn tại. (6) Không thể tự nhiên các báo này đồng loạt rút lại bài đã đăng. Phải có chỉ đạo từ trên.
May mắn thay, đến ngày 28-11, vẫn còn sót lại bài báo Gia Lai đăng lại bài viết của báo Thanh Niên. (7)
Thời nhà Đường, yêu ma quỷ quái nhiều, Đường Tăng có đến 81 ách nạn nhưng vẫn tới được Tây Thiên. Ngày nay, trong thời đại văn minh, yêu ma không còn, nhưng có đảng quang vinh lãnh đạo, có thanh kiếm và lá chắn, chỉ cần một vấn nạn là thời gian sẽ nhấn chìm sư Minh Tuệ vào quên lãng. Những lãnh đạo chức cao quyền lớn như Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang... thậm chí những danh tướng khai quốc công thần như Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn đều đột tử, thì không thể lạ gì việc các đối tượng "con ong cái kiến" như Lê Anh Tú lại có thể gây trở ngại.
Cộng đồng Phật giáo trên thế giới không thể thờ ơ hay chủ quan. Cần lên tiếng cảnh báo và có biện pháp hữu hiệu hỗ trợ sư Minh Tuệ hành hương về đất Phật an toàn.
1-https://www.facebook.com/doanvanbau/videos/2631242067064764
2-https://www.facebook.com/reel/1762897127858890
3-https://www.youtube.com/watch?v=m54j1JW7p0c&t=602s
4-https://www.tiktok.com/@monk.thich_minh_tue/video/7382395785263975726
5-https://www.youtube.com/watch?v=MIhLKlIodVY
7-https://baogialai.com.vn/ong-thich-minh-tue-muon-di-bo-den-dat-phat-post302497.html
Bài bình luận gần đây