You are here

Ba Lan vinh danh người đóng góp vô giá vào sự sụp đổ của cộng sản

 
Lê Diễn Đức  
 

Tổng thống Ronald Reagan trước cổng West Brandenburg của nước Đức năm 1987 với câu nói nổi tiếng: "Gorbachev, Ngài hãy phá đổ bức tường này!” - Ảnh Tư liệu
 
 
Trong năm 2009, vào dịp kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, báo chí Ba Lan hỏi Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan rằng, những nguyên nhân nào đã dẫn tới sự sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan.
 
Lúc bấy giờ Lech Walesa đã đưa nhận xét mang tính ước lệ: 50% công lao thuộc về Giáo Hoàng John Paul II, 30% thuộc phong trào tranh đấu “Đoàn Kết” và sự hy sinh của nhân dân Ba Lan, 20% còn lại bao gồm những nguyên nhân khác: học thuyết chống lại đế chế Xô Viết của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, tư tưởng thức thời của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Michail Gorbachev, sự ủng hộ của chính phủ và công đoàn các nước dân chủ, v.v...
 
Tuy nhiên, với cách nói trên, Lech Walesa chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố làm phá sản hệ thống cộng sản tại Ba Lan và châu Âu. Ít ai có thể xác định được các nguyên nhân bằng những con số toán học cụ thể như thế. Tất cả mọi yếu tố đã đan quyện nhau, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp mang lại thắng lợi.
 
Một trong những yếu tố ấy được nhân dân Ba Lan vinh danh trong ngày 21 tháng 11 năm 2011.
 
Vào trưa thứ Hai ngày 21/11 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm Cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan.
 
Tượng đài được xây dựng trên Ujazdowski Avenue. Đây là một trong những con đường đẹp nhất của thủ đô Warsaw. Dọc con đường này, một bên là những công viên cây xanh rộng lớn nối tiếp nhau, một bên khác là trụ sở của các cơ quan chính phủ, nhà nước Ba Lan và những toà nhà của đại sứ quán các nước, trong đó có Hoa Kỳ.
 
Vào dịp kỷ niệm trọng thể 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ tại Berlin, tối ngày 9 tháng 11 năm 2009, ông Lech Walesa đã được chính phủ nước Đức chọn làm người xô đổ tấm xốp đầu tiên, biểu tượng của bức tường ô nhục Đông-Tây, tạo hiệu hứng domino làm hàng loạt tấm khác sụp đổ theo.
 
Tôi vẫn nhớ không khí náo động, rạo rực hôm ấy với sự hiện diện của hàng chục nguyên thủ quốc gia và hàng chục ngàn người từ khắp thế giới đổ về Berlin. Tôi đã chụp tấm hình kỷ niệm ngay ở nơi những tấm xốp bị khựng lại bởi một tấm mà trên đó có viết những dòng chữ Trung Quốc. Không biết có phải ngụ ý của nhà thiết kế muốn cho mọi người ý thức rằng, hệ thống cộng sản châu Âu đã sụp đổ, nhưng Trung Quốc cộng sản vẫn còn đó, hay không?
 

Đêm kỷ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ, Berlin ngày 9/11/2009 - Ảnh: Lê Diễn Đức
 
Giờ đây lại chính Lech Walesa được chính phủ Ba Lan chọn làm người dỡ tấm che, khánh thành đài tưởng niệm Tổng thống Ronald Reagan.  
 
Ý tưởng xây dựng tượng đài vinh danh Tổng thống Hoa Kỳ tại Ba Lan nhắm vào năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ronald Reagan (ngày 6 tháng 2 năm 1911).
 
“Chúng ta nghiêng mình trước Tổng thống Reagan vì lẽ trong thế hệ của chúng ta đã chấm dứt được sự chia rẽ và và xung đột lớn. Ronald Reagan đã đóng góp vào sự sụp đổ của Bức tường Berlin và ủng hộ Công đoàn Đoàn kết Ba Lan” - Lech Walesa nói trước khi dỡ băng khánh thành.
 
Lech Walesa, người thợ điện đã từng làm chập mạch hệ thống cộng sản châu Âu (như nhận định của tờ Time), người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1983 khi đang bị quản chế trong chế độ cộng sản Ba Lan, Tổng thống Ba Lan dân chủ đầu tiên (1990-1995), cho biết, vào lúc ấy ai cũng nghĩ rằng sự sụp đổ của cộng sản là sự kiện dường như khó có thể xảy ra.
 
Ông nói thêm:
 
“Những người lớn tuổi còn nhớ, chỉ riêng ở Ba Lan lúc ấy đã có hơn 200 nghìn binh sĩ Liên Xô chiếm đóng, còn ở châu Âu có tới hơn một triệu cùng với vũ khí hạt nhân, vì vậy hầu như một thay đổi lớn sẽ không thể xảy ra nếu không có chiến tranh hạt nhân, thế mà điều này đã xảy ra”.
 
“Tôi tự hỏi liệu Ba Lan bây giờ, châu Âu và thế giới có như hôm nay nếu không có Tổng thống Reagan. Là nhân chứng của các sự kiện, tôi phải nói rằng, điều này là không thể nào hình dung nổi”.
 
Theo cựu Tổng thống Ba Lan, những nhân vật lớn khác trong giai đoạn đó như Giáo hoàng John Paul II, Thủ tướng Anh quốc Margaret Thatcher và Tổng thống Pháp Francois Mitterand, đều có suy nghĩ tương tự.
 
“Không những bầu không khí giữa các lãnh đạo lớn của thế giới đã được tạo ra, như Đức Thánh Cha, Tổng thống Reagan, Tổng thống Mitterrand, Thủ tướng Thatcher, mà còn tạo ra cả bầu không khí trong xã hội Ba Lan, phù hợp với những tính cách ấy” – Lech Walesa nói.
 
Cựu lãnh đạo Đoàn kết Ba Lan cho rằng, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ bởi vì “tất cả mọi người ai cũng đã làm những gì mình thấy cần phải làm và mọi thứ đã tạo nên thành công vĩ đại”.
 

 

Lech Walesa dỡ tấm che, khánh thành Tượng đài Ronald Reagan - Ảnh: TVN24
 
Sự đóng góp vào lịch sử mới nhất của Ba Lan
 
Trưởng Văn phòng Tổng thống Ba Lan, Jacek Michalowski, đọc thư của Tổng thống Bronislaw Komorowski gửi đến những người tham dự buổi lễ. Tổng thống Komorowski nhận định đóng góp của Ronald Reagan vào trang sử mới của Ba Lan là “vô giá”.
 
“Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào thời gian khi cuộc đối đầu giữa Đông và Tây đã đạt tới bước phát triển mới. Trong bối cảnh ấy, nhà lãnh đạo của thế giới tự do đã dẫn đầu một chính sách xác đáng và nhất quán chống lại hệ thống cộng sản” – Tổng thống Ba Lan viết trong thư.
 
Đáp lời, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan Lee Feinstein đã đọc thư của Tổng thống Barack Obama.
 
“Tổng thống Reagan đã có món quà đặc biệt cho sự trỗi dậy hy vọng của tất cả những người bị buộc phải sống trong hoàn cảnh khó khăn. Ông cũng đã khôi phục được niềm lạc quan của người Mỹ tại thời điểm kinh tế khó khăn và đưa ra thách thức của chính trị thế giới, mang lại hy vọng cho dân tộc Ba Lan bằng sự hỗ trợ vững chắc đối với phong trào phản kháng Đoàn kết” – Tổng thống Obama viết.
 
Tới tham dự buổi lễ có sự tham dự buổi lễ còn có đặc mệnh toàn quyền của Thủ tướng Ba Lan về các vấn đề đối thoại quốc tế, giáo sư Bartoszewski, Thị trưởng Warsaw, bà  Hanna Gronkiewicz-Waltz và nhiều nghị sĩ, dân biểu của quốc hội Ba Lan và Hoa Kỳ, trong đó có David Dreier, người đảm nhiệm cương vị dân biểu liên tục từ năm 1980, khi Ronald Reagan làm tổng thống.
 
Cảm hứng từ lời nói của Ronald Reagan
 
Sáng kiến xây dựng đài tưởng niệm khởi điểm từ năm 2008 và được hợp tác với Ronald Reagan Foundation và Thư viện Ronald Reagan ở Simi Valley, tiểu bang California.
 
Tượng đài đứng trước toà đại sứ quán Hoa Kỳ tại Warsaw với Ronald Reagan trong tư thế đứng trước bục phát biểu. Đây là hình ảnh Tổng thống Ronald Reagan ở cổng Brandenburg bên phía Tây của nước Đức vào ngày 12 tháng 6 năm 1987. Nơi đây Ronald Reagan đã thốt ra câu nói nổi tiếng: “Gorbachev, Ngài hãy mở cổng này! Gorbachev, Ngài hãy phá đổ bức tường này!”.
 
Sự kiện lịch sử đó chính là niềm cảm hứng của nhà điêu khắc Ba Lan Wladyslaw Dudek, tác giả của Tượng đài Ronald Reagan tại thủ đô Warsaw.
 
© 2011 Lê Diễn Đức – RFA Blog
 
-----------------------------------------------------------
* Tin và các trích dẫn phát biểu (trong ngoặc kép) được lấy từ báo chí Ba Lan, trang web đài truyền hình tin tức Ba Lan Tvn24.pl và Newsweek ấn bản tiếng Ba Lan, ngày 21/11/2011
 

Bài bình luận

Bức tường Bá Linh đã sụp đổ từ lâu và mang đến cho nước Đức 1 niềm vui , một thịnh vượng , nói chung các nước XHCN đã bỏ cái áo" vô sản" "và trở nên tốt đẹp hơn .. Bức tượng TT Regan thật có ý nghĩa .. Ông Lê ơi không biết tượng này tốn cở bao nhiêu trong khi tượng MẸ Việt Nam tốn quá cở.. thợ mộc và chỉ làm lộ thêm vẻ nghèo nàn của dân tộc mà thôi ... Ôi 2 bức tượng , 2 đất nước , 1 chủ nghĩa Xã hội Có bức tượng nào nói lên sự thật không ? Ở đây , tôi chợt nhớ lại câu chuyện mang tên" Nai đen rừng Đế thích " muốn nghe thì tui kể cho mà nghe : có 1 thần dân mang bức tượng ( duy chỉ có cái đầu thôi) đem tặng vua để tỏ long Trung hiếu) và bức tượng này công dụng khi ai nói dối , sẽ phát lên tiếng cười rùng rợn...giá như tượng Mẹ Anh hùng ở VN phát lên tiếng cười rùng rợn khi các Vua , hoàng thân của đảng búa liềm nói lên " sự thật" thì hay quá Tượng đá vô tri cũng biết nói ... Hãy coi chừng đấy ..các thủ lảnh Bôn -sê -vích ạ Nguyên ngã phương thảo ( Italy)

Bài viết của Lê Diễn Đức nhắc lại giai đoan thật vui đầy hy vọng cho dân Việt. Nhưng cũng thật buồn cho số phận Việt Nam, một đất nước có bốn ngàn năm văn hóa, nhưng hành động thì dã man, tàn bạo, tham lam chưa từng thấy. Thôi thì thử đoán những ngày tới: Sau Đệ nhị thế chiến, phong trào và chủ nghĩa cộng sản chỗi dậy rất mạnh. Hoa kỳ chống đỡ, nhưng vẫn có ý hòa hoãn, tự vệ, không đối đầu trực diện. Chủ trương của Mỹ là không xâm lăng, cướp đoạt đất đai tài sản của bất cứ quốc gia nào. Người Mỹ chỉ đặt nặng lý tưởng bảo vệ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, Hòa binh, Phát triễn và Thịnh vượng chung, lâu dài cho toàn thế giới. Có lợi cho Mỹ, nhân dân thế giới và khối tự do toàn cầu. Ngay như trận chiến Đại hàn, Mỹ và đồng minh cũng chỉ đẩy lui Kim nhật Thành và phe Mao về bên kia biên giới mà không thừa thắng đánh qua biên giới bắc Hàn hay Trung quốc. Thời kỳ đó, Mỹ đặt trọng tâm giúp bảo vệ, tái thiết phe tự do như Nhựt, Tây Đức, Đài loan, Singapore, Phi luật tân, Miền Nam VNCH, v.v. Nhưng cộng sản Hà nội hiếu chiến, cộng thêm Mao trạch Đông mượn tay người Việt miền Bắc giết người Việt miền Nam, làm cho Việt nam suy yếu, dễ cho Mao thôn tính Việt nam sau này, đó là chiến lược bành trướng mà Mao áp dụng với Tây Tạng, Mông cổ, Tân cương, Mãn châu. Để chận đứng mục tiêu bành trướng của cộng sản, Mỹ đưa quân vào giúp Miền Nam tự vệ, bảo vệ tự do cho Miền Nam giống như họ đã làm với Nam Hàn. Chủ trương tự vệ làm cho Mỹ tốn xương máu và tiền bạc, tạo điều kiện cho khối cộng sản thế giới đoàn kết chặt chẻ hơn. Vì vậy, Hoa kỳ đổi chiến lược, chuẩn bị Việt nam hóa chiến tranh và rút lui để chia khối cộng sản thế giới ra làm hai, dễ đối phó. Tạm chia chiến lược này - hay còn gọi là lộ trình Hoa kỳ - ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 Hoa kỳ dội bom Miền Bắc sơ sơ đủ buộc Hà nội ngồi vào bàn hội nghị, ký kết Hiệp định Paris để Mỹ rút quân. Song song đó, Nixon đi thăm Bắc kinh, ve vãn Mao trạch Đông, giao Việt Nam cho Trung quốc, tạo đòn ly gián giữa hai khối cộng sản: Liên sô/Đông Âu - Trung quốc/Việt nam/ Bắc Hàn. Mục tiêu của Mỹ là ôm Bắc kinh vào, tách Liên xô ra, giúp phe kháng chiến A phú Hãn chống Liên xô, làm cho Liên sô sa lầy trong cuộc chiến. Thách thức Liên xô tham gia chương trình chạy đua vũ khí hạt nhân/Star War. Chiến thuật này theo thời gian gây thâm thủng ngân sách Liên sô rất nặng nề. Liên xô không phát triển, ngân sách cạn kiệt nên phải rút bỏ A phú Hãn, không đủ sức viện trợ cho Đông Âu và Hà nội nữa. Bên cạnh đó Liên xô bị sức ép của Tổng thống Hoa Kỳ R. Reagan, Giáo Hoàng John Paul II, Thủ Tướng Anh bà M. Thatcher, TT Pháp F. Mitterand và phe tự do, cùng với sự tranh đấu kiên cường của ông Walesa (Công đoàn đoàn kêt) làm cho phe cộng sản suy yếu, kiệt quệ. Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Michail Gorbachev là người rất thức thời, can đảm chấp nhận cải tổ chánh trị, dẫn đến việc cộng sản Đông Âu và Liên xô bị giải thể nhanh chóng và dễ dàng. Chiến thuật BIẾU Việt Nam cho Tàu, giúp dân Tàu ăn McDonald’s và uống Coca- cola, đã giúp giải phóng Liên xô và Đông Âu thoát nạn cộng sản một cách ngoạn mục. Giai đoạn 1 đem lại kết quả quá tốt mà Mỹ và Đồng minh không tốn xương máu, tài chánh như cuộc chiến Việt Nam. Sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Hà nội mất chỗ dựa, ngã hẳn theo Tàu để giữ đảng, bỏ mất cơ hội dân chủ hóa đất nước. Từ đó, Việt nam rơi vào bàn tay Trung quốc sâu hơn. Hà nội tự tạo điều kiện tốt cho Bắc kinh tự do lấn áp Việt Nam, thực hiện chiến lược bành trướng, xâm lược của Hán tộc mà Việt nam là nạn nhân. Sau khi khối cộng sản Liên xô Đông âu sụp đổ, Mỹ và Đồng minh thở phào nhẹ nhỏm. Theo lẽ Hoa kỳ bắt tay thực hiện giai đoạn 2 là bao vây cộng sản Á châu, dứt điểm giải phóng dân châu Á thoát ách cộng sản. Nhưng cánh Trung đông với hiểm họa Hồi giáo cực đoan khủng bố Bin Laden nổi lên, cộng thêm các chế độ độc tài như Saddam Hussein, Taliban,v.v buộc Hoa kỳ và Đồng minh phải tham chiến. Hai cuộc chiến Iraq và A phú Hãn đã dẹp được phe độc tài, trừ khử Bin Laden. Hoa kỳ cũng tiếp tay đồng minh khối NATO thúc đẩy, hỗ trợ phong trào cách mạng Hoa lài, diệt Gaddafi. Phong trào cách mạng Hoa lài đang tiến đều. Trung đông, Phi châu dần dần sẽ được dân chủ, hiểm họa Hồi giáo và khủng bố không còn là mối lo quá lớn cho Hoa kỳ và đồng minh. Đây là lúc Hoa kỳ quyết định trở lại Á châu Thái bình dương để thực hiện giai đoạn 2 giải thể chế độ cộng sản Á châu, mang lại tự do, dân chủ, hòa bình, thịnh vượng lâu dài cho Châu Á Thái bình dương nói riêng và thế giới nói chung. Giai đoạn 2 Từ ngày Mỹ bắt tay giúp Trung quốc tiến lên, mỗi ngày dân Tàu mỗi khá, giàu lên, con cháu “bác” Mao vui mừng. Nhưng thừa lúc Hoa kỳ bận giải quyết đám khủng bố, độc tài và Hồi giáo quá khích thì Bắc kinh vội vả phản bội Mỹ, quậy sóng Biển Đông, hiếp đáp các nước chung quanh. Trung quốc chủ trương kềm giá đồng Nguyên ở mức thấp để xuất cảng hàng hóa rẻ, kể cả hàng giả, đồ giả nhiễm độc giết nhân loại, gây thiệt hại kinh tế Mỹ, Âu châu và thế giới. Trung quốc khinh thường Mỹ và thế giới, quyết dùng kinh tế và thế đang lên hầu đánh cho Mỹ và phe tự do sập tiệm để con cháu Mao làm cha thiên hạ, làm vua toàn cầu. Cộng sản Trung quốc mỗi ngày mỗi lòi đuôi lố lăng, tham lam, bành trướng, bá quyền làm cho Á châu và thế giới bất an, khinh ghét. Còn nhớ lúc Mỹ đánh Iraq, Trung quốc, Việt nam và Bắc Hàn reo mừng, tưởng là Hoa kỳ và đồng minh sẽ sa lầy kiểu cuộc chiến Việt Nam. Trung quốc hí hững chuẩn bị thay Hoa kỳ làm quan thầy thế giới. Nhưng sự thật Hoa kỳ không sa lầy ở Iraq như Trung quốc đã tưởng. Hoa kỳ chặt Iraq ra từng khúc, dội bom, chớp mắt đã đánh tan chế độ Saddam Hussein. Trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ không chủ trương thắng trận, để đưa cộng sản Trung quốc vào bẩy kết thân với Hoa kỳ, làm nhẹ bớt áp lực cộng sản trên vai Mỹ và đồng minh theo sách lược chia hai khối cộng như đã nói. Đó là lý do Mỹ không dội bom Hà nội cho sập tiệm như đã làm với Iraq. Mấy “bác” Miền Bắc đừng khoe “chiến thắng đế quốc” nữa, không đúng đâu. Lần này Hoa kỳ trở lại, chứng minh cho thế giới thấy là Mỹ không bỏ đồng minh Á châu, không phản bội lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, hòa bình và thịnh vượng chung mà người Mỹ và nhân dân thế giới đã, đang theo đuổi. Sau khi TT Obama đi thăm và ký kết hiệp ước quốc phòng với Úc, tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, tuyên bố Hoa kỳ trở lại Á châu Thái bình dương và sẽ ở lại lâu dài thì tình hình Á châu có dấu hiệu thay đổi thuận lợi cho phe dân chủ. Miến điện bước tới gần hơn với Hoa kỳ, không còn mặn mòi với Bắc kinh. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Cliton đi thăm Miến Điện. Bà Aung Suu Kyi sẽ trở lại chính trường. Miến điện đang tiến vào con đường dân chủ. Nhìn chung quanh sẽ thấy rõ nhà Hán đang bị vây, cô đơn, không lối thoát. Báo chí Trung quốc không còn giọng điệu ta đây, lên gân như trước nữa. Các quốc gia Á châu, Thái bình dương sẵn sàng đứng về phía Hoa kỳ, mà bất cứ ai cũng phải thấy Trung quốc bắt đầu e dè, lo âu. Chung quanh Trung quốc ta thấy Thổ nhỉ kỳ (Nato), Nga, Ấn, Úc, Tân tây lan, Nhựt, Nam Hàn, Phi luật Tân, Đài loan, Singapore, Mã lai, Nam dương, Thái lan, v.v cộng thêm bốn sắc dân Tạng, Mông, Hồi, Mãn chờ cơ hội nổi dậy là gộng kềm siết chặt con cháu Mao mà Bắc kinh khó vùng vẩy. Nếu cuộc chiến xảy ra, ai sẽ nhào vô cứu cộng sản Trung quốc? Nga, Việt Nam và Bắc Hàn? Obama chê Trung quốc chưa đủ lớn, thì Việt Nam và Bắc Hàn chỉ là trẻ sơ sinh. Riêng Nga có thể phản đối lấy lệ, nhưng ngồi im hưởng lợi. Bất cứ biến động nào xảy ra, hàng hóa Trung quốc sẽ không xuất cảng được, kinh tế Tàu sụp đổ rất nhanh, dân Trung hoa không cộng sản nổi lên, chế độ cộng sản Trung quốc biến mất lập tức. Muốn tạo biến động bên trong hoặc bên ngoài dĩ nhiên cần thời gian, nhưng không quá khó, đó là điều Bắc kinh lo sợ nhứt. Riêng Việt Nam, mấy ngày qua “giữa quốc hội, Nguyễn tấn Dũng đã gây ngạc nhiên cho mọi người là ông nói đến chính quyền Sài Gòn và nhấn mạnh là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với ý nghĩa là một chính phủ có đầy đủ pháp lý trong việc quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trước khi bị Trung Quốc cưỡng chiếm vào năm 1974” (theo AFA). Câu nói giữa quốc hội cho cả nước và thế giới nghe, chứng tỏ ông Dũng đã hiểu quá rõ tình hình thế giới. Trong đó thế kỷ 21 là thế kỷ của tự do, dân chủ và nhân quyền để nhân loại được sống trong hòa bình, dân chủ, tự do và thịnh vượng. Các chế độ độc tài cộng sản, khủng bố, phản nhân loại sẽ phải cáo chung. Trước kia ông Kiệt đã trọng dụng TS kinh tế Nguyễn xuân Oánh và một số chuyên gia thuộc phe VNCH để áp dụng mô hình kinh tế tự do của Miền Nam trước 1975, đưa đất nước thoát nạn đói rách. Năm 2006 ông Kiệt thẳng thắn phê bình Hà nội đã sai lầm bỏ cơ hội tốt hàn gắn vết thương chiến tranh ngay từ năm 1975 mà bạn đọc có lẽ vẫn còn nhớ mọi chi tiết, không cần lập lại. Ông Kiệt đã làm được phân nửa, tức là đổi mới kinh tế. Không biết TT Dũng có dám theo chân ông Kiệt, can đảm đổi mới chánh trị, dẹp cộng sản, áp dụng nốt chánh thể tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên như VNCH đã làm trước đây để hợp với trào lưu dân chủ toàn cầu, đưa Việt nam tiến nhanh với Hoa kỳ và các nước bạn chung quanh, thoát khỏi ảnh hưởng và gọng kềm nhà Hán? Chúng ta hãy chờ xem. Với thể chế tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên như Nhựt, Tây Đức, Nam Hàn (Hàn quốc), Đài Loan được Mỹ tận tình giúp đỡ đã tiến lên vượt bực. Mô hình tự do, dân chủ đó đã giúp Miền Nam VNCH được thịnh vượng, văn minh hơn hẳn Singapore, Đài loan, Nam Hàn đồng thời kỳ. Sài gòn được thế giới ban tặng là Hòn ngoạc Viễn đông mà bất cứ ai từng sống ở Miền Nam hoặc đọc lại lịch sử về VNCH cũng không thể chối bỏ sự thật hoặc phản bác được. Đảng cộng sản Việt nam đã đem lại quá nhiều đau khổ, chiến tranh, chết chóc, đói nghèo, bất công, tục hậu cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Mỹ trở lại Á châu là cơ hội tốt nhứt để Việt Nam thay đổi chế độ chánh trị, cho dân Việt được hưởng tự do, dân chủ, công bình và văn minh thật sự như các dân tộc chung quanh. Không có chế độ độc tài nào tồn tại mãi. Chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng Marx-Lenin, Hồ - Mao, định hướng XHCH, v.v đã bị thế giới vứt vào sọt rác thế kỷ trước. Đây là thời điểm tốt nhứt để Hà nội vứt bỏ cộng sản, áp dụng thể chế tự do, dân chủ, đa đảng và đa nguyên, đưa Việt nam lên tầm văn minh, hòa bình và thịnh vượng. Chiến lược và lộ trình Hoa kỳ chia khối cộng ra làm hai đã từng được báo chí đoán sơ lược trước 1975. Dân Nam theo đó đoán mò thêm, đúng sai chưa biết. Nhưng dấu hiệu cộng sản Trung quốc bị bao vây không lối thoát có vẻ đang trở thành hiện thực. Dân Nam thấy sao nói vậy, nếu có sai sót mong bạn đọc lượng thứ. Xin chúc an bình, hạnh phúc và thịnh vượng trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới dương lịch sắp đến. Dân Nam Hải ngoại, 30 Nov 2011

1 bài viết hay!