Đào Trung Đạo, RFA
Tình hinh chính trị Á châu, nhất là vùng Đông Nam Á, trong những tháng cuối năm nay gây chú ý đáng kể và cũng dẫn tới nhiều lời bình luận trong hầu hết mọi giới, từ giới nghiên cứu bìh luận chính trị cho tới giới truyền thông trong và ngoài nước. Hai tụ điểm gây chú ý nhất là: việc Mỹ trở lại Á châu và động thái phản ứng của Trung Quốc. Về phía Mỹ, chuyến đi của Tổng thống Obama tới dự những cuộc họp với các nhà lãnh đạo Á châu và những nhà lãnh đạo của khối Asean với những lời tuyên bố bày tỏ quyết tâm của chính quyền Mỹ trong việc trở lại Á châu qua việc lien minh với Ấn Độ, Úc, Nhật cũng như những nước Asean để bảo đảm sự ổn định, an ninh vùng Đông Nam Á, cũng như duy trì hải trình tự do ở eo biển Malacca, thành lập vòng đai hợp tác kinh tế song phương và đa phương với các nước ven Thái Bình Dương (không có Trung Quốc).
Trước những động thái này của chính quyền Mỹ giới lãnh đạo Trung Quốc, trái với những dự đoán căn cứ vào thái độ của họ trong quá khứ, đã “xuống giọng”, tỏ ra mềm mỏng. Bảo rằng giới lãnh đạo TRung Quốc “ngạc nhiên” thì quả thực là một nhận xét hơi quá đà. Để có một nhận định sát với thực tế về quan hệ Trung-Mỹ thiết tưởng cần nhìn vấn đề trong toàn thể bối cảnh chính trị hiện nay của Mỹ và Trung Quốc
Về tình hình chính trị của Mỹ các yếu tố sau đây ít nhiều đóng góp vào quyết định trở lại Á châu của chính quyền Obama. Yếu tố thứ nhất là cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào cuối năm, và cuộc chạy đua lấy phiếu cử tri Mỹ của Đảng Dân chủ cũng như của ông Obama là điều tất nhiên. Lấy phiếu trên các lãnh vực: kinh tế, chính trị, và ngoại giao. Về kinh tế, ván bài tạo công ăn việc làm, tăng thuế giới giàu có, đòi hỏi cũng như kích động giới dân cử Mỹ buộc Trung Quốc phải thay đổi giá trị đồng tệ, lưu ý các nước có hàng xuất khẩu nhiều sang Mỹ hãy chuyển hướng về tiêu thụ nội địa – nói khác đi là cảnh báo các nước này về việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ - đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng luật chơi hội nhập đối xử công bằng với các công ty Mỹ ở Trung Quốc, lấy được những đơn đăt hàng mua máy bay nhiều chục tỷ cho Mỹ v.v… Nhưng ưu tiên cao nhất của Mỹ vẫn là đòi hỏi phát huy dân chủ, nhân quyền ở Á châu. Và đó cũng là “lá cờ đầu” của Mỹ trong việc trở lại Á châu.
Điều này ông Obama nói rất rõ trong tất cả các bài phát biểu trong các hội nghị với giới lãnh đạo Á Châu. Chúng ta không quên đang khi Tổng thống Obama đến dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Á châu thì Bà Ngoại trưởng Hilary Clinton trong những dịp phát biểu về chính sách đối ngoại của Mỹ ở Á châu vấn đề nhân quyền là ưu tiên hàng đầu. Và chuyến đi Miến Điện vào tháng 12 tới đây của Bà Hilary Clinton cũng nằm trong sách lược này. Về quân sự, nhất là sức mạnh của hải quân Mỹ, giới lãnh đạo Mỹ không hề coi sức mạnh hải quân của Trung Quốc là một đe dọa tới khả năng bá chủ đại đương của Mỹ. TRong tình hình khá ồn ào vào những tháng trước về những tranh chấp ở Biển Đông giữa các nước liện hệ Mỹ đã không ngần ngại ngang nhiên đưa lực lượng hải quân của họ vào vùng này.
Có một điểm ta không thể coi nhẹ trong nhận định về chiến lược chính trị của Mỹ: Dù trong hiện tại Mỹ có giao dịch với các nước còn tồn tại chế độ độc tài nhưng mục tiêu cốt lõi của Mỹ vẫn là thúc đẩy dân chúng các nước hiện đang sống dưới chế độ độc tài vùng dậy đòi hỏi sự thay đổi thể chế. Trong vòng hai năm nay chúng ta đã thấy rõ hậu quả lan truyền của cuộc “Cuộc Cách Mang Hoa Nhài” ở Ai cập, Lybia, Iraq, Syria…nhằm tiêu hủy nhưng chế độ độc tài. Và đây là cao trào chính trị đang phát triển mạnh do việc toàn cầu hóa. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt với sự xụp đổ của khối Cộng sản, thế giới bước vào một thiên niên kỷ mới với sự xụp đổ lần lượt của mọi chế độ độc tài. Vai trò của Mỹ trong hiện trạng thế giới không phải là dùng sức mạnh quân sự như trong thời chiến tranh lạnh nữa mà sức mạnh quân sự chỉ là yếu tố đòn bảy cho sách lược dân chủ, tự do, và nhân quyền. Những nhận định nói trên chỉ ra sách lược của Mỹ đối với Trung Quốc: không dùng quân sự ttrực tiếp nhưng dùng những liên minh quân sự để đảm bảo đường hài hải Malacca đặt dướ quyền kiểm soát của Mỹ, không để xảy ra sự đối đầu về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tất nhiên những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam rất hiểu sách lược của Mỹ.
Về phía Trung Quốc, do hiện trạng kinh tế phát triển khả quan nhưng cải thiện về chính trị không theo kịp nên đây là vấn đề họ không thể không đối phó. Từ lâu nay những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì não trạng tư duy “dân chúng chỉ cần no đủ” là việc cai trị của Đảng Cộng sản sẽ bền vững. Nhưng dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản trong nhiều thập kỷ, sau những cuộc “Đổi Mới” trá hình theo kiểu Đặng Tiểu Bình là chỉ đổi mới về kinh tế mà thôi, tuy kinh tế phát triển khả quan nhưng lại nảy sinh những vấn đề tạo nên sự bức xúc trong xã hội đưa đến bất ổn chính là: nạn tham nhũng không hề suy giảm mà càng ngày càng phát huy, bất công xã hội thể hiện qua sự chênh lệch giàu nghèo quá đáng giữa quan chức và cán bộ Cộng sản so với đại bộ phận dân chúng, chính sách bất công về đất đai, nền giáo dục trì trệ v.v.. Hậu quả là hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đứng trước thách thức sinh tử: yếu tố kinh tế không thể phủ lấp đòi hỏi thay đổi chính trị, sự khát khao dân chủ, tự do nhân quyền của dân chúng. Đó là những đòi hỏi không thể phủ nhận, chối bỏ. Điều này cũng chỉ ra sự sai lầm của lý tưởng cọng sản.
Thực trạng xã hội Trung Quốc và Việt Nam giống nhau ở tất cả các mặt cốt yếu nên dẫn tới một cách thế đối phó tương tự: Trong đoản kỳ các nhà lãnh đạo Cộng sản chưa phải lo tới mầm mống dẫn tới thay đổi chính trị nhưng họ phải, bằng mọi cách, chính yếu là sử dụng hệ thống công an và những lực lượng thứ yếu như dân phòng, quần chúng giả dạng v.v... để tiêu diệt hoàn toàn những mầm mống đưa tới bất ổn xã hội. Điều khôi hài có tính cách mỵ dân là cách dãn nhãn hiệu “âm mưu lật đổ chính quyền” lên tất cả các phần tử gây bất ổn xã hội, đòi hỏi công bằng, chống tham nhũng. Dẫn chứng cho nhận xét trên: Xin trích bản tin trên VOA: “Các giới chức tuyên truyền hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc mới đây đã trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về cách thức duy trì quyền hành qua việc tập trung thảo luận về điều gọi là 'công tác quần chúng trong tình hình mới'.Hãng thông tấn Đức trích tin của Tân Hoa Xã cho biết ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban tuyên giáo trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nói rằng cuộc thảo luận hôm thứ Hai (28-11-2011) có ích cho việc củng cố quyền cai trị của hai đảng và tăng cường các mối quan hệ song phương. Ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban tuyên truyền trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng hai đảng đương quyền ở Trung Quốc và Việt Nam đang đối mặt với những trách vụ chung là tăng cường và cải thiện công tác quần chúng và nên tập trung vào việc 'giải quyết những vấn đề lợi ích mà quần chúng quan tâm nhất'.
Một điều cốt yếu khác cũng không thể bỏ qua khi nhận định tình hình chính trị Trung Quốc và Việt Nam: Rút kinh nghiệm về sự xụp đổ của khối Cọng sản trước đây, các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hiểu rằng: Nếu một trong hai Đảng Cộng sản (Trung Quốc hay Việt Nam) xụp đổ, điều này tất nhiên sẽ dẫn tới sự xụp đổ toàn bộ. Vì vậy họ phải đoàn kết nhau để sinh tồn. Thế nên họ phải sát cánh hâu thuẫn nhau. Không làm gì có điều người dân Việt Nam mong đợi: các nhà lãnh đạo hiện nay chống Trung Quốc.
Khi đã nhận ra những nét chính như vừa nêu trên chúng ta sẽ khách quan hơn khi đánh giá những động thái chính trị của hai vị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Về những chuyến đi chính trị của ông Trương Tấn Sang nhằm tìm kiếm hậu thuẫn của Ấn Độ, Philippines…thì việc này chỉ có nghĩa làm cho Bắc Kinh bớt “ăn hiếp” trong đoản kỳ chứ đây hoàn toàn không phải là một động thái chống đối chính sách Trung Quốc. Chứng cớ giới lãnh đạo Trung Quốc không hề lên tiếng phê phán hay có thái độ nổi giận trước những việc làm của ông Trương Tấn Sang! Cũng vậy, những lời tuyên bố mới đây trước Quốc Hội của ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói lên “sự thực lịch sử” chứ không hề có nghĩa đối kháng Trung Quốc! Và sau lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng chúng ta cũng không hề nghe nói giới lãnh đạo Bắc Kinh có phản ứng! Lý do: họ đều là những người Cọng sản đang chơi ván bài duy trì quyền hành. Cũng như những cuộc biểu tình “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” diễn ra được ở Hà Nội là một “đòn xả xú bắp”, ngấm ngầm kiểm soát của chính quyền trong ván bài thương thảo với Trung Quốc. Mặt khác phần nào nhằm thỏa mãn lòng tự hào của giới sĩ phu Bắc hà chứ không để những cuộc biểu tình này có diễn biến phức tạp dẫn tới biểu tình đòi hỏi dân chủ, nhân quyền, tự do. Còn Saigon thì chính quyền không những vẫn quan niệm dân chúng Miền Nam là “công dân hạng hai” không thể tin tưởng – truyền thống Kháng chiến Nam Bộ vẫn còn đó – cho nên tất cả mọi manh nha biểu tình lập tức bị dập tắt tức thời vì chính quyền e ngại những diễn biến phức tạp sẽ xảy ra ngoài tầm kiểm soát. VÀ luật biểu tình do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc Hội đưa vào chương trình soạn luật cũng chỉ là một “đòn hờ” nhằm đối phó tình hình hiện nay.
Tuy chúng tôi nêu ra những nhận xét như trên có phần không mấy khích lệ đối với dân chúng Việt đang mong đợi có những thay đổi về chính trị, nhưng cũng nên nhìn nhận: rõ ràng có một độ lùi đáng kể (bước lùi chiến lược) của những nhà lãnh đạo Cọng sản. Và độ lùi này cũng chỉ là một bước trong việc duy trì quyền hành mà thôi. Thế nên ta có thể rút ra mấy điều để kiểm chứng trong tương lai: Thứ nhất: trong quan hệ Mỹ-Việt và Mỹ-Trung, các nhà lãnh đạo Cộng sản, do tình hình hiện tại đòi hỏi, có những nhượng bộ tối thiểu, nhưng sự tin cậy hoàn toàn thì chưa thể có. Vì vậy việc “đi với Mỹ” là một nhận định không có cơ sở. Thứ nhì: việc đàn áp từ trong trứng nước những mầm mống tạo bất ổn xã hội trong những ngày sắp tới sẽ gay gắt hơn, triệt để hơn, và Điều 76 sẽ là lá cao dán lên những ung nhọt của chế độ. Với những “phần tử chống đối” về chính trị, đòi hỏi thay đổi thể chế thì Bộ Chinh trị trước sau vẫn thi hành chính sách “không khoan nhượng”. Nếu là phần tử “undesirable” có hậu thuẫn của các nước Tây-Âu, nhất là Mỹ, như Lê Công Định thì nhân cơ hội “làm vừa lòng” Mỹ (và cũng để trao đổi một cái gì đó) bằng cách tống khứ khỏi Việt Nam. Còn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Linh mục Nguyễn Văn Lý, tuy là những cái gai trước mắt, nhưng họ sẽ tùy tình hình đối phó. Thứ nhì: Không phải những điều các nhà lãnh đạo Cọng sản Việt Nam muốn là được, và họ chưa hẳn đã là những nhà chính trị có khả năng vượt qua mọi khó khăn để tồn tại. Hơn nữa, với sự bùng nổ của thông tin điện tử, với truyền thống đấu tranh của dân tộc, với sự có mặt của những tập đoàn tư bản Âu-Mỹ (họ phải chấp nhận để phát triển kinh tế), với những mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi v.v… là những yếu tố tiềm tàng dẫn đến sự xụp đổ của chế độ, Trong tương lai bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra dù sớm dù muộn. Nhưng ý chí đấu tranh của đông đảo quần chúng vẫn là yếu tố quan trong nhất như ta thấy ở những xứ “Cuộc Cách Mang Hoa Nhài” thành công. Chỉ khi đại bộ phận dân chúng muốn dân chủ, tự do, nhân quyền thì khi đó mới mong có sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước dân chủ khác trên thế giới. Điềy này có xảy ra ở Việt Nam không là một dấu hỏi lớn.
Một nhận xét sau chót: Vì biết trước sự trở lại Á châu của Mỹ, những nhà lãnh đạo Trung Quốc tưởng rằng “tương kế tựu kế” chơi lá bài Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để khỏa lấp những khó khăn rạn nứt trong nội bộ giới lãnh đạo cũng như những bất ổn xã hội bằng cách ru ngủ dân chúng rằng Trung Quốc nay đã là một siêu cường (từ trong tâm khảm người Trung Quốc mối nhục bị các nước Âu-Mỹ và Nhật xé nát đất nước họ thành từng mảnh để cai trị vẫn còn đó) , giả đò phấn khích những phần tử dân túy, ném vỏ chuối để bọn này trượt ngã, nhằm duy trì quyền hành của Đảng Cọng sản. Nhưng “hư hóa thực”: chính vì chơi ván bài “quá lố” này Mỹ có cớ để trở lại Á châu trong tư thế được chào đón! Nhưng hậu quả của ván bài chính trị này ít ra phải một thập kỷ nữa mới có những nét rõ ràng.
Bài bình luận
AI LÀ NGUỴ * Băm sáu năm danh
cONG SAN HAY TU BAN ?
Dung nghe nhung gi Cong San NOI.....ma hay NHIN ....
VIETNAM
HẢY CẢNH GIÁC