Gần đây, phong trào đòi hợp thức hóa mại dâm trở nên nóng bỏng ở Việt Nam. Dần dần, từ thái độ xơ cứng về quan niệm đạo đức, thuần phong mỹ tục, nhân hậu đảm đang của người phụ nữ, người ta buộc phải tranh cãi công khai về "dâm trường" dưới mô hình quản lý kinh tế và cho rằng liệu mại dâm có phải là một nghề cần được hơp thức hóa.
Không còn chối cãi gì nữa, tự cổ chí kim mại dâm đã được coi là một nghề có lịch sự lâu đời nhất. Trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố lịch sử, bằng cách này hay cách khác, giao dịch tình dục (dâm trường) có nhiều biến tấu để tồn tại.
Ở một xã hội như Việt Nam, văn hóa tình dục có sự phân phối không đồng đều về mặt nhận thức. Xét cho cùng, Việt Nam là chỗ giao thoa giữa hai nền văn minh lớn - có sự khắc kỷ nghiệt ngã kiểu Trung Hoa (Khổng Giáo) lại vừa phồn thực phơi bày kiểu Ấn Độ (văn minh Champa rực rỡ ở khu vực phía Trung Bộ và Nam Trung Bộ) cho nên sự va chạm giao thoa này trở thành yếu tố tâm lý bất tận phong lưu trong tâm hồn người Việt. Không phải chuyện tình thương cảm nhất của Việt Nam là Kim Vân Kiều Truyện nói về cuộc đời của một kỹ nữ sao?. Vương Thuý Kiều có sống lại thì chỉ còn nước phân trần với văn chương Việt Nam rằng "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" (theo cách dịch văn chương Trung Quốc ngày nay của nhà văn Trang Hạ.)
Tuy nhiên, văn hóa dâm thương trong thời phong kiến chỉ còn lưu lại hai chữ "ngủ đò" kiểu Huế chứ chưa đạt tới mức lầu xanh lầu hồng mà bên Tàu từng có.
Quan điểm lệch lạc ngày nay
Do tần ngần đứng giữa quy phạm đạo đức Khổng Giáo và bản năng phồn thực ăn sâu vào gốc rễ cho nên cách nhìn về chủ đề mại dâm của người Việt Nam luôn đạt tính hiếu kỳ, không được khách quan và có phần mang dáng dấp của đạo đức giả dẫn đến nhiều phán xét võ đoán.
Ngày nay, nhu cầu dịch vụ xã hội đòi hỏi, cấm dâm như kiểu cấm rượu thời Tây là không còn thực tế. Duy trì lực lượng công an đột nhập bắt quả tang cho vào trại phục hồi nhân phẩm không còn là biện pháp hạn chế dâm trường hữu hiệu nữa.
Báo chí trong nước gần đây đưa tin, theo ý kiến của bà Trần Thị Phương Hoa, phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội thì cho rằng khó dẹp mại dâm vì "họ lười lao động". Câu nói này tự dưng không giải quyết được vấn đề trước mắt mà còn như gáo nước lạnh tạt vào chị em phụ nữ đang nằm trong đội ngũ "công nhân tình dục". Chuyên gia xã hội Âu Mỹ thừa nhận sự hiện hữu để đưa ra khái niệm chung là sex worker cho dịch vụ này bất kể phạm vi hoạt động của họ ở nơi hợp pháp hay không hợp pháp.
Cho dù mua dâm bán dâm vẫn là bất hợp pháp vì nhiều lý do, nhưng với nhận thức chung rằng công nhân tình dục một bộ phận phân phối dịch vụ cung cầu nên họ cần được các cơ quan phục vụ xã hội quan tâm và đối xử bình đẳng. Hội phụ nữ Việt Nam dưới danh nghĩa bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm phụ nữ không nên đưa ra một nhận xét kiểu hồng vệ binh Sta-lin- nít như thế.
Bà bà Trần Thị Phương Hoa này nên từ chức.
Mại dâm là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"
Đứng về phương diện trao đổi dịch vụ thì dâm thương (bao gồm cả mua và bán) có đủ các tiêu chuẩn thương trường. Nếu được quy ước hóa là kiểm soát tốt về mặt môn bài thì hợp thức hóa mại dâm có thể đem lại một số lợi ích cộng đồng như hạ nhiệt được một số hành vi tội ác do tình dục gây nên. (Cái này không phải do mình phịa ra mà được các nhà xã hội học phân tích rất thuyết phục).
Nhưng quan trọng hơn, quản lý tốt nghề mại dâm sẽ ngăn chặn được một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như các loại bệnh phong tình và sự lan truyền của bệnh AIDS và vi khuẩn HIV. Quản lý tốt về dâm thương (bao gồm cả mua và bán) còn đem lại cho nhà nước một khoản thuế đáng kể về thu nhập, mặt bằng kinh doanh và quan trọng nhất là giải phóng một số nguồn nhân lực đi kèm với sự kích thích tiêu dùng các mặt hàng phục vụ chu đáo tận tình như nước hoa, xà phòng, dầu thơm và rất nhiều mặt hàng xa xỉ phẩm khác.
Mại dâm không phải do sự chây lười lao động mà là công việc lao động vất vả về thân xác, tinh thần và còn ẩn chứa nhiều tiềm năng nguy cơ về sức khỏe. Nhiều người cho rằng nghề mại dâm là nghề nằm không mà cũng lấy được tiền, do đó mặc nhiên coi đó là nghề của người lười. Nói như thế thì các thợ sửa xe, sửa ống nước cũng phải nằm suốt mới làm việc được mà có ai dám coi đó là nghề của người lười.
Gái mại dâm, ngoài một số có thiên hướng yêu nghề (thực sự là có một số gái mại dâm hơi bị yêu nghề, TV Mỹ có phỏng vấn đàng hoàng), phần đông coi đây là khả năng nghề nghiệp mang tính phục vụ chu đáo tận tình. Sức lao động và sức chịu đựng là cũng là yếu tố của nghệ tinh; rủi gặp khách làng chơi thô lỗ bẩn bựa, không phải chỉ việc nhắm mắt, nằm trơ như khúc gỗ mà được trả tiền. Do đó, nói gái mại dâm là dân lười lao động là một nhận thức lệch lạc do đương sự Trần Thị Phương Hoa quá liên tưởng đến góc cạnh hưởng thụ của hành vi giới tính.
Có lẽ, bà Hoa phải nói ngược lại là nhà nước không đủ sức tạo công ăn việc làm do đó mới có nhiều cô gái tự thân vận động khai thác tiềm năng trên bản thân mình. Chính các cô gái này mới siêng làm và khôn ngoan hơn các cô khác phải nhắm mắt một lần gả đi Đài Loan, Đại Hàn coi như dịch vụ "bán dâm trọn gói" cho một người. Uổng.
Như đã nói, dịch vụ mại dâm là một loại hình kinh tế. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa quá độ, dịch vụ này còn là tiêu chuẩn điển hình nhất của cương lĩnh lý luận cộng sản "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" mà chưa có mô hình công nghiệp XHCN nào có khả năng thay thế.
Bài bình luận
Xin hiểu cho rằng ...
có cái để bán và bây giờ nhà nước tìm cách lấy thuế