You are here

Người của cậu Ba

Gần đây dư luận rộn lên vụ nữ phát ngôn viên bộ ngọai giao Nguyễn Phương Nga được lên chức thứ trưởng bộ ngoại giao. Đây là sự thăng quan phát tài rõ rệt không phải lúc nào cũng dễ xảy ra ở Việt Nam.

Ở trong bộ ngoại giao cũng có một người tên là Nguyễn Nguyệt Nga, vợ của bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Bình Minh cho nên có dư luận lầm tưởng là hai người này là hai vợ chồng.
Tuy nhiên, sự thăng quan tiến chức gần đây trong trưởng ngoại giao tạo nên nhiều dị nghị liên quan đến quyền lợi gia đình và chuyện tạo dựng cha con nối nghiệp một cách rất phong kiến sống sượng trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay.

Tại Việt Nam, từ "gà nòi" thường được dùng để chỉ đến trường hợp điển hình của cha con Nguyễn Cơ Thạch đã truyền nhau cẩm nang "nghề" ngoại giao mà công chúng Việt Nam thường bị hướng dẫn để coi đây là nghề thành công của gia tộc hơn là công vụ mang tính thời đại của một nhà nước.
Thế là sau bao nhiêu năm cho "con cha cháu ông" được hưởng quy chế lợi ích cao nhất của xã hội như việc ưu đãi trong chế độ học đường việc làm vào những năm sau 1975, Việt Nam đã thành công trong việc tái sinh chế độ tập ấm từ cơ sở.
Người của cậu Ba???

Tuy nhìn vào việc thì tưởng là là hình ảnh lắm nhưng bản chất thực sự chính là chương trình và bí quyết dùng người thưởng công của Nguyễn Tấn Dũng. Thăng quan tiến chức cho nhiều người, một mặt lôi kéo người công vụ về phía mình một mặt cắt bớt vây cánh của vai trò chủ tịch nước vốn chỉ được phong các loại hàm mang tính tượng trưng về mặt "nhân dân" như nhà giáo, nghệ sỹ, và cùng lắm là thăng chức tướng lãnh. Đây cũng là những bước đầu tư về quyền lực lâu dài cho tới lúc thế hệ con cái đời sau vào cuộc tham chính.
Theo wikileaks thì thứ trưởng bộ ngoại giao lúc bây giờ là Phạm Bình Minh cũng rất là vất vả trong việc thương lượng các nghi thức đón tiếp thủ tướng Nguyễn Tân Dũng vào tòa Bạch Ốc vào năm 2008. Bức điện đánh đi từ toà đại sứ cho hay phái đoàn Phạm Bình Minh làm tiền trạm phải kỳ kèo với Hoa Kỳ về thủ tục đón tiếp là Nguyễn Tấn Dũng rằng phải đi bằng cửa trước chứ không vào tòa Bạch Ốc bằng cửa sau như đón Nguyễn Minh Triết (vì tránh biểu tình).
 Đón Nguyễn Tấn Dũng vào tòa Bạch Ốc là một trong những cử chỉ thiện chí nhất của tổng thống Bush liên tiếp mở cửa ba đợt với lãnh đạo đến từ Việt Nam. Tuy nhiên đón nhiều quá sinh nhạt. Phạm Bình Minh thú nhận là không dám nói gì với Nguyễn Tấn Dũng nếu chỉ có một chương trình duy nhất mang tính "Bạch Ốc" - thế thì còn thua cuộc đón tiếp vào năm 2005 dành cho thủ tướng thời đó là Phan Văn Khải.

Phía Hoa Kỳ có đề nghị hay là để ông Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với các viện trưởng đại học cho thêm phần nghi thức thì Phạm Bình Minh bảo là chưa quen với thể chế này. Rõ ràng, đây là là né giùm chứ "cậu Ba" mà tới các trường đại học làm sao mà nói chuyện.

Đúng theo như lịch trình viếng thăm Hoa Kỳ, phái đoàn của ông Nguyễn Tấn Dũng đã đến tòa Bạch Ốc vào lúc 1:00 trưa ngày 24/06/2008. Trước đó vài tiếng phái đoàn của ông ta đã ký kết một số hợp đồng tại bộ thương mại. Tuy tòa Bạch Ốc không dùng một quy cách điển lễ quân nhạc nào để nghênh tiếp nhưng phái đoàn ông Dũng đã được sự bảo vệ đặc biệt của lực lượng cảnh sát nhằm ngăn chặn sự va chạm với cộng đồng người Việt biểu tình.

Tuy trước đó vừa khoảng hai giờ đồng hồ, tổng thống Bush cũng đã tiếp đón tổng thống Philippines là bà Gloria Arroyo. Cuộc đón tiếp bà Gloria Arroyo cũng là sự kiện chính trị đặc biệt đối với quốc gia Đông Nam Á này do đó cuộc đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng đâm ra lại nhạt về mặt khác.

Ngoài ra trong bức điện đánh đi vào ngày 3 tháng 11 năm 2009, Phạm Bình Minh quyết tâm đòi cho bằng được Mỹ phải cấp visa cho Phạm Ngạc, nguyên vụ trưởng vụ tô chức quốc tế Bộ Ngoại Giao, một nhân vật giáo điều cộng sản và là sếp cũ của ông Phạm Bình Minh bị Mỹ từ chối nhập cảnh.

Công điện ngoại giao diễn tả Phạm Bình Minh thương lượng vất vả chịu sức ép về nhân quyền, giam thả các nhà bất đồng chính kiến trước các cuộc thăm để đổi lấy các tư thế cho các lãnh đạo VN trước Hoa Kỳ.

Và có vẻ bí quyết ngoại giao đối nội thì Phạm Bình Minh luôn giữ quan hệ tốt với các sếp cũ của mình.
 
http://wikileaks.org/cable/2008/06/08HANOI688.html
http://wikileaks.org/cable/2009/11/09HANOI889.html
===========================================

Bài bình luận

Bà Nga không phải là vợ ông PB Minh

Người ngoài thì nhầm, còn Phạm Bình Minh có bao giờ nhầm không nhi?

Chä'ng có gi' goi là mêt mo'i cã dô'i vo'i cäp vo chông' két này.. Dua hoi huom cu'a Câu 3 & hon nuā là tham sô'ng so chêt' .. Ca' 2 dêu pha'i hoàn thành nhūng bài tâp mà câu ba cà mau dā tra' công sān Viêc công dông Hai' ngoai biê'u ti'nh chông' dô'i các Tay dâ'y chí rân sang Mēo ngoai giao là viêc dáng cô' vu' và hoan nghênh. . Viêc dó là môt màn không tô't dep cho bon vi xi .. Vì vây két mái Phuong Nga và chông' pha'i don duong cho câu ba .. Theo ngu y' cu'a ke' hèn này có môt vài diê'm pha'i duoc gia'i dáp cho rõ ràng: - nê'u câu 3 là 1 thu'tuong tô't lo'ng luôn san sóc do'i sô'ng cu'a nhân dân thí ai mà dám ném cà chua vá tru'ng vit thoi' vào mät bóng bây' cu'a câu Ba ngay ca' cô 2 Hôvila hay Hôvilô cūng không dám manh Tay nuã Kia là -Viêc tô'ng thô'ng Mēo dê' nghi là câu 3 nên dê'n no'i chuyên vo'i các sinh viên hoc sinh o' các truong dai hoc thí ke't chông' vôi né dùm cho câu 3 ngay ! Ví sao ví câu 3 ngoai' taì an cuop vá tham nhüng co'i dâu nhân dân thì không có trính dô tài näng gi' ca' . Thu' ho'i làm sao mà dám no'i chuyên vo'i các sinh viên hs chu'? - Câ'n nho' lai là con gái và con rê' cua' câu 3 dê'u là nhūng trí thuc bä'ng câ'p dai hoc cu'a Mēo hê't ca' mà câu 3 không thê' có môt bài no'i chuyên ra hô'n voi các svhs co' tuo'i con và rê' minh' hoá ra là bä'ng câ'p dzõm hay là nhūng vi thâ'n giu' cu'a rô'i sau dó tâ't ca' chuô'n êm nê'u sau này câu 3 sē tro' theo chân tên Bao chúa lybia.. -khách duoc moi Bao gio' cūng là khách danh du vô diê'u kiên .O' dây tên thu' tuong chæn vit dā biêt' sãn là sē bi dá da'o nhung mät dan mày dày ..vâ'n cô' ga'ng bôi tron .. -Ai muô'n kê't thân vo'i các dô'ng chí rân này thí nên ca'nh giác .. Tu' dây ... Bà huyên bauxite

Nê'u bà Két này không pha'i là vo cua' ông PBMinh thì chi' có thê' là vo roi vo ró't cu'a 3 Dzūng chä'c ?