You are here

Cơ hội vàng hiếm có của ngành xuất khẩu gạo Việt nam đang đến

 
 

Kami
-
Gần một tháng nay, các tỉnh vựa lúa ở phía nam ở miền Bắc và toàn bộ miền Trung của Thái lan đang gặp thiên tai, do năm nay mùa mưa đến sớm và mưa nhiều nên xảy ra tình trạng lụt lớn. Bình thường mùa mưa ở Thái lan bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 10 dương lịch, nhưng tháng 9 và tháng 10 là thời điểm mưa nhiều nhất. Trước kia lụt ở Thái lan xảy ra theo chu kỳ 12 năm một lần, sau giảm xuống 4-5 năm một lần, mấy năm gần đây thì hầu như năm nào cũng xảy ra lụt lội gây thiệt hại không ít cho ngành nông nghiệp trồng lúa của Thái lan.

Vì Thái lan là một nước nông nghiệp, nên từ trước tới nay nhà nước rất chú ý tới việc xây dựng một hệ thống thủy lợi tương đối tốt và phát triển, với hệ thống các hồ chứa nước, đập nước kiêm thủy điện và hệ thống kênh mương tưới tiêu hoàn chỉnh có khả năng điều tiết trong việc phân phối nước cho nông nghiệp. Nhưng có lẽ do hệ thống sông ngòi của Thái lan không có hệ thống đê điều như ở Việt nam, nên mỗi khi có mưa lớn kéo dài trên diện rộng là lập tức xảy ra tình trạng lụt lội. Năm nay lũ lụt đến sớm, trong lúc nông dân chưa kịp thu hoạch vì lúa chưa thực sự chín nên việc gấp rút thu hoạch là cả một vấn đề nan giải, nhiều gia đình lo lắng tới mức nghĩ tới chuyện sẽ tự tử vì thu hoạch không kịp.

Máy cấy lúa

Cũng có lẽ bởi lẽ từ nhiều chục năm nay, ngành nông nghiệp Thái lan (trừ vùng Đông Bắc do hạn hán mỗi năm làm lúa được 1 vụ) gần như đã được cơ giới hóa, giải phóng sức lao động cho người nông dân toàn bộ trong mọi khâu. Kể từ cày, bừa, cấy, làm cỏ (phun thuốc diệt cỏ), phun thuốc trừ sâu cho tới khâu cuối cùng là gặt đập, đóng bao vận chuyển về kho của các nhà máy xay, hình như có mỗi việc rải phân hóa học là thấy họ dùng sức người. Do vậy, một năm ở những vùng vựa lúa nông dân Thái lan có thể trồng lúa tới 4 vụ. Cứ thử hình dung, chiều nay gặt xong, rơm rạ đã được đóng thành bánh để bán cho các farm nuôi gia súc. Sáng hôm sau họ đã bắt đầu cày, bơm nước, bừa, một hôm nữa thì gieo thẳng hoặc mua mạ về cấy, tất cả đều dùng máy móc nông nghiệp.

Máy gặt của nông dân Thái lan

Một điều đáng nói, là nước nông nghiệp nhưng người nông dân Thái lan không có thói quen nuôi gia cầm như gà vịt… hay nuôi lợn và họ không biết tận dụng các chất thải của người hay gia súc trong việc làm phân bón ruộng như ở xứ mình, gia đình nông dân Thái lan ở nông thôn cũng dùng hố xí tự hoại rồi thuê xe đến hút chất phế thải như người trong thành phố, rồi cái đó lại mang vào rừng để đổ. Ở xứ họ mọi việc đã được chuyên môn hóa, gà vịt ngan, ngỗng hay bò, lợn được nuôi ở các farm mang tính chất công nghiệp riêng biệt. Và nông dân Thái lan làm ra hạt lúa nhưng họ cũng ăn gạo đóng bao bán sẵn ở ngoài chợ như mọi giới khác trong xã hội. Một xã hội mang tính chuyên môn hóa, mỗi người một nghề. Nhưng một điều không thể nói tới đó là những người nông dân Thái lan ai cũng như ai, họ luôn luôn mang nợ nhà nước, khi họ phải mang ruộng đất để thế chấp cho ngân hàng phát triển nông nghiệp để vay tiền mua vật tư phân bón v.v… với lãi suất ưu đãi.

Thóc sau khi gặt ở ruộng được đưa thẳng về bán cho nhà máy xay

Chính vì thế, tuy là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tới 49% trên tổng số, nhưng GDP trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10%. Cũng phải nhắc thêm, bên cạnh lúa là loại cây trồng quan trọng nhất Thái Lan còn là một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông ngư nghiệp khác có số lượng đáng kể là cá và các thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và mía đường v.v… Do vậy ngành nông nghiệp Thái lan luôn là mối quan tâm hàng đầu  của các đảng phái chính trị, ở Thái lan các chính trị gia họ có câu khẩu hiệu truyền thống “Nông thôn là nơi dựng chính quyền và thành thị là nơi lật đổ chính quyền”. Ai lấy lòng được quần chúng ở nông thôn qua các chính sách đối với nông nghiệp là chắc chắn chiến thắng trong tranh cử để giành quyền thành lập chính phủ, cũng bởi lực lượng cử tri ở nông thôn chiếm số lượng lớn, suy nghĩ đơn giản, cứ đảng phái nào mang lại cho họ có lợi chút ít (kể cả chỉ 5-700 baht mua phiếu bầu) là họ chọn không cần suy nghĩ. Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao nông dân Thái lan lại được chính quyền nhà nước hết sức quan tâm?”

Nước lụt về bất ngờ, nông dân phải gặt lúa bằng tay không sẽ mất trắng

Do vậy mà, tại cuộc bầu cử ngày 03.7.2011 với thắng lợi của đảng Vì nước Thái (Phuea Thai) của bà YingLuck Shinawatra em gái của cựu thủ tướng hiện sống lưu vong Thaksin. một phần vì trong thời gian vận động tranh cử, để lôi kéo cử tri vùng nông thôn, đảng Phuea Thai đã cam kết sẽ mua gạo bình thường của nông dân với giá lên tới 15 ngàn baht/tấn, tương đương với 497 đôla và gạo thơm lên tới 20.000 baht/tấn, tương đương 666$/tấn trong khi giá hiện nay ở thị trường là khoảng 8 ngàn baht/tấn gạo thường và 12.000 baht đối với gạo thơm. Theo chủ trương này, thì gạo sẽ được thu mua với giá này với khối lượng vô giới hạn, tức là bao nhiêu tấn Nhà nước cũng mua hết ! Phần lớn nhờ vào lời hứa hẹn nói trên mà đảng Phuea Thai đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 3/7 lên nắm quyền. Kế hoạch mua gạo với giá cao hơn thị trường trên nguyên tắc sẽ được thực hiện kể từ ngày 7.10.2011 tới. Chủ trương này khác với chính sách đảm bảo giá thu mua gạo của chính phủ do Đảng Dân chủ kỳ cầm quyền trước là 10.000 và 12.000 baht/tấn bất kể giá lúa trên thị trường xuống thấp bao nhiêu hoặc mất trắng do thiên tai, rủi ro thuộc về nhà nước. Trong trường hợp xấu nhất, nhà nước vẫn thanh toán đủ theo giá đã cam kết cho nông dân.
Chủ trương của chính đảng cầm quyền Phuea Thai đã và đang gặp những trở ngại ngay từ khi còn ở trên giấy, đó là sẽ làm cho người tiêu dùng trong nước phải mua gạo trắng đóng túi với giá gần gấp đôi, nông dân vùng lũ lụt những ngày này sẽ mất trắng do thiên tai thì cũng tay trắng vì không có nông phẩm để bán. Nhưng quan trọng hơn là kế hoạch này có nguy cơ đẩy giá gạo trên thế giới cao hơn và có khả năng làm xáo trộn thị trường. Nhưng quyền lợi của nông dân là quan trọng hơn hết, vì số lượng cử tri là nông dân chiếm tới trên 50% trong tổng số cử tri hiện có ở Thái lan, nên đảng Vì nước Thái (Phuea Thai) bằng mọi giá phải làm được và đã nói thì phải làm.
Nếu như chính sách này sẽ có lợi cho nông dân Thái Lan, thì ngược lại nó sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu của nước họ, vì theo dự báo, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan có thể vượt qua mức 750 đôla/ tấn, giá đó cao hơn 200 đôla/tấn so với gạo của Việt Nam. Hiện nay, các chuyên gia Kinh tế độc lập của Thái Lan cũng đã cảnh báo chính phủ về khả năng sẽ ứ đọng hàng triệu tấn gạo không người mua và do giá gạo tăng nên khối lượng gạo xuất khẩu của Thái lan sẽ chỉ ở mức dưới 8 triệu tấn. Và đó là cơ hội vàng cho Việt nam sẽ chiếm ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 của thế giới. Một chuỗi vấn đề dây chuyền sẽ xuất hiện trong việc giá gạo tăng, vì do lượng gạo xuất khẩu từ Thái Lan giảm đi, giá gạo thường 5% tấm trên thị trường thế giới sẽ leo thang từ 613$/tấn lên 830$/tấn, điều đó sẽ gây thêm khó khăn cho dân nghèo ở những nước khác, vốn đang rất vất vả vì giá lương thực tăng cao.
Tin cho hay, một số chuyên gia kinh tế của đảng Phuea Thai đảng cầm quyền ở Thái lan đang có kế hoạch đề nghị Thái Lan thành lập một liên minh với Việt Nam và các nước khác để cùng nhau thống nhất ấn định giá gạo trong khuôn khổ của một Hiệp hội xuất khẩu gạo đa quốc gia. Nhưng về phía Việt nam hình như còn chưa có câu trả lời dứt khoát. Hẳn chúng ta còn nhớ tình trạng này đã từng xảy ra vào tháng 06.2008, khi giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao đột biến khi VFA bán gạo xuất khẩu giá 975 đô la Mỹ/ tấn, thì chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho các nhà xuất khẩu gạo Việt nam ngưng xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực, mà thực chất là ngừng xuất khẩu để khống chế giá lúa gạo trong nước không cho tăng theo giá lúa gạo thế giới., gây thiệt hại ghê gớm cho cả nhà xuất khẩu và đặc biệt là người nông dân.
Đừng quên, chính trị ở các nước dân chủ, khi chương trình hành động trong vận động tranh cử là lới hứa không thể thay đổi của đảng cầm quyền đối với dân chúng, đã hứa thì bằng mọi giá phải làm cho đúng. Chương trình này sẽ bắt đầu ngay kể từ ngày 07.10.2011 sắp tới, chứ không phải theo kiểu ông Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên còn nghi ngờ đã phát biểu trong cuộc họp báo đột xuất ngày 24/8, với mục đích hạ giá lúa gạo trong nước khi tuyên bố rằng: “Cam kết tăng giá thu mua lúa gạo cho nông dân khi vận động tranh cử của Chính phủ mới tại Thái Lan, phải tới tháng 11 mới chính thức được triển khai và việc này cũng được thực hiện có lộ trình. Vì vậy, không nên để các đối tượng lợi dụng điều này là để tác động đến tâm lý của người dân làm ảnh hưởng đến thị trường trong nước”. Nên nhớ ở các nước dân chủ và đa đảng, họ không có kiểu hứa hươu hứa vượn, hứa xong rồi để đấy vì thất hứa với cử tri thì chỉ được tín nhiệm không quá một lần, đó là chưa nói tới chuyện vi phạm luật bầu cử, hình phạt cao nhất là giải thể chính đảng đó và các thành viên Ban chấp hành đảng đó sẽ bị cấm tham gia hoạt động chính trị trong 5 năm.

.
Do vậy việc tăng giá gạo của chính phủ Thái lan là điều chắc chắn không thể đảo ngược, chính sách tăng giá gạo hiện nay ở Thái Lan là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Hy vọng ngay từ bây giờ các nhà hoạch định chính sách xuất khẩu gạo của Việt nam, Bộ Công thương  và Hiệp hội lương thực Việt nam (VFA) phải chuẩn bị một kế hoạch chi tiết để tận dụng cơ hội ngàn năm có một hiếm có này.
Ajuthja, ngày nước lụt 14 tháng 9 năm 2011
——————–
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

 
 

Bài bình luận

Kami viết bài này làm tôi nhớ lại thời gian 3 tháng 1979 gia đình tôi sống ở trại tị nạn Thái lan. Trên đường từ trại tị nạn đến Bangkok để đi định cư nước thứ ba, tôi có dịp quan sát nhà cửa, đồng ruộng, làng mạc, và các thành phố nhỏ của Thái dọc theo quốc lộ. Dưới mắt nhìn của tôi, thời đó nông dân Thái nói chung còn nghèo. So thời kỳ 1954- 1975 thì đời sống nông dân Miền Nam khá hơn. Bỡi, trào ông Ngô Đình Diệm(1954- 1963), nông dân Miền Nam nhiều nhà trong xã ấp đã có máy hát dĩa nhựa, đèn "Măng xông/măng sông" (manchon = pressure lamps, - Images for đèn măng xông), ghe xuồng có "Máy máy đuôi tôm". Đó là thời kỳ Miền Nam thanh bình với gạo trắng nước trong, trăng thanh gió mát. Sài gòn được thế giới tặng cho mỹ từ là Hòn ngọc Viễn Đông. Kinh tế Miền Nam và đời sống nông dân cao hơn nhiều so với Thái lan đồng thời kỳ. Nhưng bây giờ nông dân Việt Nam quá nghèo, VN tụt hậu quá xa so với Thái lan. Nước Việt trở thành bãi rác, không đáng xách dép cho Hàn quốc, Đài loan, Singagore, Thái lan, v.v. Đau và nhục quá! Những năm sau 1995, tôi có dịp du lịch thăm lại Thái lan, Singapore, Mã lai và nhiều nước văn minh phương tây, thì càng thấy buồn và đau như bị ai cắt ruột. Bỡi vậy Kami ơi! Hãy cố gắng đưa những tin tức, tài liệu lịch sử từ hải ngoại về Hà nội, kêu gọi lớp già hãy vứt bỏ vỏ bọc "lão thành cách mạng" đó đi. Can đảm nhận ra sự thật, sớm đứng lên kêu gọi dẹp bỏ 4 biểu tượng ác ôn, sai lầm là Hồ, cờ đỏ, đảng và nhà nước cs, để VN có tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên thật sự, thì mới hy vọng VN bắt kịp đà tiến của các nước chung quanh. Lớp già kiểu Võ nguyên Giáp, Đỗ Mười (thiến heo), Lê đức Anh (cai đồn điền cho Pháp), v.v mà đại đa số thiếu học, tiếp tục bám vỏ bọc cs, là thành phần phá hoại nước Việt. Họ đã tiếp tay đẩy VN vào vòng nô lệ Tàu. Ngày nay, những khu vực, hầm mỏ, khu phố Tàu tại VN, thì người Việt không được vào, công an cũng chẳng dám vào kiểm soát. Ngoài biển Tàu bắn ngư phủ Việt, cướp ngư sản và tàu cá Việt, cắt cáp tàu Việt, v.v thì Hải quân csVN cũng cúi đầu chịu nhục. Đó là cái giá mà Hà nội bảo vệ, tôn sùng HCM và cái đám thiếu học, tay nhuộm máu đồng bào mà được gọi là "lão thành cách mạng". Ôi Hà nội sao mà bảo thủ, cứ ôm chặt mãi cái "văn minh lũy tre làng" đã che khuất tầm nhìn ra thế giới chung quanh. Nhiều thế hệ sống với chế độ độc tài, toàn trị, nghèo đói, dối trá, mất hết đạo đức, nhân phẫm, vậy mà Hà nội không dám vùng lên! Kami khéo léo nêu lên cách xử lý phân người của Thái lan và xứ Việt, làm tôi nhớ đến hai câu thơ Miền Bắc chào đón Nguyễn chí Thanh trở về Hà nội đã nói lên văn minh nhà Hồ, cái mùi đó ngày nay vẫn còn bám đảng và nông dân Miền Bắc! Hoan hô tướng Nguyễn chí Thanh Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng! Dân Nam Hải ngoại, 15 Sept 2011