Các cuộc tuần hành biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngạo ngược của chính quyền Trung quốc trên vùng Kinh tế đặc quyền trên Biển Đông tại Việt nam đã bước qua tuần thứ 7, càng về sau không khí các cuộc biểu tình càng sôi động, bất chấp sự bắt bớ thô bạo của phía chính quyền. Điều đặc biệt, đó là suy nghĩ tâm tư và sự công phẫn của những người tham gia biểu tình cũng có những thay đổi lớn so với các cuộc biểu tình của vài tuần đầu tiên, người dân đã nghĩ chính quyền Việt nam hiện nay đàn áp người biểu tình hòng lấy lòng kẻ xâm lược phương Bắc.
Đó là lý do một phần lớn những người tham gia các cuộc Biểu tình tuần hành ôn hòa trong hai tuần gần đây, họ đã rất bức xúc với cách hành xử thô bạo của lực lượng Công an, tuy nhiên điều đạt được đó là quần chúng tham gia biểu tình đã không hề biết sợ, đã vượt qua nỗi sợ hãi, họ không còn biết sợ sự đàn áp bắt bớ của chính quyền. Đó là cái thắng lợi lớn nhất mà các cuộc biểu tình bước đầu đạt được.
Những người bị bắt ngồi trên xe vui vẻ tươi cười, họ đâu có sợ vì mình yêu nước
Thực tế trong hai ngày Chủ nhật 10 và 17/7 vừa qua đã cho thấy, cách hành xử chính quyền cho thấy họ chỉ chú trọng việc tìm cách giải tán các cuộc biểu tình, bằng sử dụng lực lượng thanh niên đeo băng đỏ bắt người biểu tình lên các chiếc xe bus, rồi đưa về trụ sở CA ở ngoại ô. Nhưng cũng chỉ sau một vài tiếng đồng hồ là họ đã buộc phải trả tự do cho tất cả mọi người. Bởi một lẽ đơn giản, những người biểu tình phản đối quân xâm lược, để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc làm gì có tội gì để có thể bắt giữ và truy tố họ được ? Bắt bớ, truy tố bỏ tù họ thì lòi ra cái bộ mặt bán nước, bây giờ thời và thế đã khác xa so với các cuộc biểu tình chống Trung quốc tháng 12 năm 2007. Những việc làm như vậy, nghiễm nhiên bộc lộ điểm yếu của chính quyền, đó là hoàn toàn bị động, bắt xong là lại phải thả, không khác gì kiểu bắt cóc bỏ đĩa, vô tác dụng.
Và họ tiếp tục biểu tình ngay khi ngồi trên xe của CS
Đáng ngạc nhiên, là ngày hôm qua 17/7/2011, ngay sau khi bị bắt đẩy lên xe, cuộc biểu tình lại tiếp tục nổ ra ngay trên những chiếc xe bus “bắt người” của công an, những người bị bắt do đi biểu tình, vì lòng yêu nước bị công an đàn áp, dùng vũ lực đẩy lên xe, đưa về trụ sở đã hoàn toàn không hề biết sợ. Những người biểu tình đã hiên ngang tiếp tục hô vang “Hoàng sa – Trường sa là của Việt Nam" và cất cao tiếng hát “Dậy mà đi…” ngay trên những chiếc xe bus bắt người ấy trong suốt cả chặng đường dài từ Cột cờ Hà Nội cho tới công an Mễ Trì.
Cho tới 12g00 trưa ngày 17/7/2011, khi lượng lượng công an sau khi thẩm vấn qua loa, không đủ khả năng kết tội những người bị bắt buộc phải trả tự do cho tất cả mọi người.
Những người bị bắt sau khi được trả tự do lại tiếp tục cuộc tuần hành,
biểu tình trênđường phố biểu thị lòng yêu nước của mình.
Nhưng chưa hết, đáng chú ý là ngay sau khi tất cả 46 người được trả tự do, một cuộc biểu tình tuần hành do chính họ khởi xướng, lại bắt đầu ngay giữa trưa nắng, từ trụ sở Công an Mễ Trì đi dọc suốt 3 cây số về tới Bảo tàng Hà Nội trên đường Phạm Hùng. Việc những người bị bắt lại tiếp tục cuộc tuần hành, biểu tình trên đường phố biểu thị lòng yêu nước của mình với các băng rôn, biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu. Đó là biểu hiện của lòng tự tin vì chính nghĩa, tình yêu nước, không sợ hãi bất chấp bạo quyền của những người tham gia biểu tình, cho dù mới được trả tự do.
Một điều không thể nhắc đến đó là sự kiêng nể có giới hạn của lực lượng công an đối với các vị Nhân sĩ trí thức có tên tuổi, như GS. Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, vợ chồng GS TS Nguyễn Đông Yên, TS Đỗ Xuân Thọ, TS Nguyễn Hồng Kiên, Đỗ Minh Tuấn, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Trần Kim Anh, Trần Nhương, Nguyễn Trọng Tạo... Điều đó cho thấy phía chính quyền cũng đã biết nể, ngại và sợ họ. Điều đó cho thấy cho đến giờ chót, các vị đó vẫn bình an vô sự.
Lực lượng bảo vệ an ninh (security) của đoàn biểu tình ở Myanmar
Một điểm yếu của các cuộc biểu tình tuần hành ôn hòa chống Trung quốc trong các tuần qua, ngoài số lượng chưa đủ đông, nhưng lực lượng lại còn bị phân tán thành quá nhiều nhóm đơn lẻ. Điều đó cho thấy đoàn biểu tình rất dễ bị chia cắt thành nhiều khối, trong chớp nhoáng để lực lượng Hồng Vệ binh nhảy từ xe bus xuống có thể dễ dàng bắt bớ người biểu tình. Theo kinh nghiệm của các cuộc biểu tình mang tính chuyên nghiệp ở Thái lan, Hàn quốc, Myanmar hay Malaixia... vừa qua cho thấy, khối người biểu tình dù đông tới hàng vạn người, nhưng luôn được bao bọc bởi một lực lượng bảo vệ an ninh (security) của đoàn biểu tình, tay nắm chặt tay nhau để tạo một hàng rào người nhằm mục đích chống bị chia cắt. Khi gặp hàng rào của CSCĐ, ngăn cản đường không cho đi tiếp, thì họ vẫn giữ nguyên một khối, đứng yên chờ đại diện của mình trao đổi với cảnh sát để xin mở đường, được hay không được thì vẫ giữ nguyên đội hình, để hành tiến theo kế hoạch, tuyệt đối không rẽ ngang rẽ tắt. Vì đơn giản, biểu tình là sự biểu thị sức mạnh của đám đông, của một khối thống nhất. Đó là nói chuyện ở xứ người, nơi mà mọi việc, kể cả biểu tình cũng có luật pháp hướng dẫn thực thi, còn ở xứ ta thì lấy đâu ra luật và người ta đâu có hành xử theo luật pháp, nhất là khi số người tham gia còn quá ít ỏi. Nhưng nếu trong tương lai, nếu như chúng ta lôi kéo được thành phần, cựu chiến binh, thương binh (xe ba bánh) ... đảm nhận vai trò security cho các cuộc biểu tình thì nghe chừng cũng hơi bị phiền cho phía chính quyền.
Qua quan sát hai cuộc biểu tình, bị đàn áp ngày 10 và 17/7 vừa qua thì kịch bản giải tán biểu tình của chính quyền cũng rất đơn giản, nghĩa là cho xe bus áp sát, bốc người lên xe và mang về trụ sở công an ở Mỹ đình khu vực ngoại ô. Làm thủ tục thẩm vấn qua loa một vài giờ đồng hồ là thả hết. Do vậy, phải lấy độc trị độc, bằng cách dùng Mỹ đình là nơi tập trung để biểu tình, người biểu tình là thanh niên, trung niên tập trung ở Vườn hoa Lê nin sẽ chủ động nhảy lên xe bus bắt người của công an, không cần chờ cho họ bắt, vì không có gì đáng sợ cả, bắt xong thì phải thả, hơn nữa chủ động nhảy lên xe chứ đâu phải bị bắt. Số lượng càng đông càng tốt, để biểu tình ngay trên xe bus trên đường về trụ sở của công an ở Mỹ đình. Số còn lại gồm các vị nhân sĩ, trí thức và những người bị "lỡ chuyến" không nhảy lên được thì sẽ tự đi đến khu vực này để chờ bên ngoài trụ sở Công an Mỹ đình đồng thời để gây sức ép, nên nhớ khu vực này có rất nhiều sinh viên của các trường Đại học sẵn sàng tham gia.
Nếu như vậy, cuộc biểu tình chính thức sẽ hình thành và bắt đầu vào đầu giờ chiều, khi công an đã thả hết người bị bắt để tiến về trung tâm, đi đường nào kết thúc ở đâu ai mà biết được để đón lõng. Đừng câu nệ địa điểm phải bắt buộc cứ phải là khu trung tâm, xung quanh ĐSQ Trung quốc. Đoạn đường khoảng 10 km từ Mỹ đình về khu trung tâm không quá xa, nó sẽ là cách để lôi cuốn không ít người cùng ra nhập đoàn biểu tình. Và đâu cần phải vào tới khu trung tâm, giả sử đoàn biểu tình nếu dừng lại ở một khu vực mật độ giao thông lưu thông cao thì thử hỏi cái gì sẽ xảy ra với thủ đô Hà nội?
Biểu tình phản đối Trung quốc của quần chúng nhân dân ở Sài gòn và Hà nội đã làm cho chính quyền ở thế rất lúng túng, càng thẳng tay đàn áp nhưng người biểu tình yêu nước thị họ càng bị suy giảm và dần mất lòng tin đối với dân chúng. Quan trọng nhất là nó càng lộ rõ bản chất hèn với giặc, ác với dân của đảng CSVN, nghĩa là "Đối với dân thì lòng đảng trùng ý giặc, ngược lại đối với giặc ý đảng ngược lòng dân" của chính quyền Việt nam hiện nay. Do vậy, biểu tình chống giặc ngoại xâm cũng phải thiên biến vạn hóa, đừng lặp đi lặp lại để chính quyền chủ động đối phó. Xin trích lại, một đoạn trong bài Phải dám nói thẳng, nói thật - Sợ cái gì? tôi đã khẳng định "Lòng yêu nước của mỗi công dân nếu thể hiện thông qua việc xuống đường Biểu tình ôn hòa, bất bạo động phản đối quân xâm lược, khi chúng vi phạm chủ quyền lãnh thổ của đất nước đâu phải là có tội?".
Khi mỗi người chúng ta gạt bỏ được nỗi sợ hãi, thì mọi cái đều có thể xảy ra nếu như chúng ta muốn!
Ngày 18 tháng 7 năm 2011
—————-
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Bài bình luận
Kami oi Kami
He he, nhà Cách mạng dân chủ
BẠN CẬU
ĐÚNG RỒI
HỒ CẦM ĐAO...