You are here

Đề Án Chiến Lược Hành Lang Trung-Lào-Campuchia (phần cuối)

(Tiếp theo Kỳ Trước)
Ba: Điều kiện đầy đủ cho việc thành lập hành lang Trung-Lào-Cam
 
Hiện tai, Trung Quốc có đủ một số điều kiện căn bản nhất cho việc thành lập hành lang Trung-Lào-Cam, chỉ cần lợi dụng đầy đủ, tích cực chỉ đạo, khôn ngoan vận dụng, thành lập hành langTrung-Lào-Cam là có thể thành công được.

 
1- Trung Quốc và Trung Nam bán đảo tiếp nhưỡng, có được ưu thế thành lập chiến lược hành lang Trung-Lào-Cam. Ưu thế về địa hình là điều tiện lợi quan trọng nhất. Trung Quốc là láng giềng quan trọng của các nước Trung Nam bán đảo, bản thân lại là nước quan trọng trong khu vực nguồn sông Mê Kông, con sông Lan Thương (ra khỏi biên giới xưng thành Mê Kông) liên kết hầu hết các nước với nhau trong Trung Nam bán đảo. Ngoài ra, nước ta lại là tiếp giáp với Lào trên Trung Nam bán đảo, với Campuchia cũng cách nhau không xa, chỉ có hai nước là đến Vịnh Thái Lan của Nam Hải mà không phải qua nhiều quốc gia. Loại địa hình này quá ưu thế để tạo thành hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam với nhiều tiện lợi to lớn.
 
2- Trung Quốc đối với Lào, Campuchia có ơn tái tạo, hai bên quan hệ hữu hảo. Năm 1979, đang được độc lập không lâu thì Việt Nam nhanh chóng theo con đường xâm lược, tự cho rằng có Liên Xô đằng sau đỡ lưng, cuồng vọng bước vào con đường vũ lực với thủ đoạn tạo dựng giấc mộng “Liên Bang Đông Dương”, xâm lược Lào, xâm lược Campuchia. Đặng công (Đặng Tiểu Bình) nhìn xa trông rộng, tránh việc ở biên giới phía Nam xuất hiện một nước có bản tính xâm lược nhằm mục tiêu vào nước khác, cất quân tự vệ phản kích, chống Việt Nam tiểu bá dưới ngọn cờ chống xâm lược, cho quân xuống Nam, đẩy lùi áp lực của Liên Xô, gây thương vong nặng nề, làm cho Việt Nam cuối cùng phải triệt thoái, bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thủ hoàn chỉnh của Lào, Campuchia, duy trì hòa bình thế giới, đối với hai nước có ơn tái tạo, song phương quan hệ hoàn toàn tốt đẹp. Đây cũng là điều làm chúng ta có điều kiện căn bản thành lập hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam
 
3- Địa vị chiến lược của Lào, Campuchia là một hạng, nước lớn ngoài khu vực can thiệp ít, lực cản nhỏ. Địa vị chiến lược của Lào, Cam và Miến Điện căn bản không giống nhau, chính vì nguyên nhân này, nước ta thành lập hành lang chiến lược không tạo nên sự phản đối của nước lớn nằm ngoài khu vực, vô hình trung làm cho chúng ta giảm kinh trở lực, tạo nên khả năng thành công rất lớn. Hiện nay hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam đến gần với tương lai sau khi con kênh đào Kra khai thông thì càng thuận lợi hơn. Trên thực tế, hai nước Lào, Campuchia chỉ quan trọng đối với Trung Quốc và Việt Nam, nhưng do, làm sao Việt Nam về mặt tổng thể sao lại là đối thủ của Trung Quốc?
 
4-Chiến lược định vị thích hợp đối với lợi ích hai nước Lào, Campuchia. Pakistan công khai xưng là hành lang chiến lược với Trung Quốc, đây chính xác là địa vị chiến lược của quốc gia. Điều này đối với sự phát triển quốc gia có sức xúc tiến tác dụng không nói mà thành. Lào, Campuchia ở Đông Nam Á là những nước nhỏ, từ trước tới nay, hầu như ít nghe qua, kinh tế phát triển chậm, quốc lực không mạnh. Những thứ này cùng với sự chưa chuẩn xác trong sự tìm kiếm định vị chiến lược của bản thân quốc gia tạo nên tầm vóc quan hệ, cũng như với Trung Quốc chưa thực thi được kế hoạch hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam tạo nên tiềm năng quan hệ tất yếu.
 
5-Sáng tạo thể chế lợi ích đặc thù Trung-Lào-Cam, thực hiện phát triển cộng đồng. Chính phủ Trung Quốc cần phải xếp Lào, Campuchia ngay hàng thứ hai sau Miến Điện về mặt kinh doanh lâu dài. Ba nước này là khối đá chiến lược của Trung Quốc đặt chân lên Trung Nam bán đảo. Người Trung Quốc chỉ cần đặt chân ổn định lên ba quốc gia này, tức thì các nước lớn ngoài khu vực đều không có dám bén gót. Người Pakistan đã đề xuất Trung Quốc đầu tư vào đường tàu cao tốc để cùng trỗi dậy với Trung Quốc, với tuyên ngôn hào hùng cùng phồn vinh, làm mỗi người Trung Quốc vì thế rạng ngời! tạo thành người anh em của Trung Quốc, Lào và Campuchia còn có lý do nào để ra ngoài Trung Quốc đây hả? Trung Quốc cần phải cùng hai nước này ký ngay văn kiện kiến lập hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam, dùng hình thức pháp luật để ổn định quan hệ hữu hảo song phương. Đối mặt với sự uy hiếp cộng đồng phía Việt Nam, Trung Quốc cần phải đủ sức kiến lập được quan hệ đồng minh ngay. Một khi quan hệ liên minh được xác định, Trung Quốc sẽ mãi mãi bảo hộ hai nước không bị Việt Nam xâm lược, đồng thời, Trung Quốc sẽ tăng thêm sức đầu tư và viện trợ, tận lực giúp đỡ hai nước này đi đến giàu có. Người Trung Quốc nhất quán cùng người làm thiện, đối với hai nước này không có một dã tâm nào về lãnh thổ, hai nước này cần gì phải đề phòng! Đến lúc hình thức cụ thể của hành lang chiến lược Trung Lào Cam được thành lập, tôi có thể thấy rằng việc thành lập đường sắt Trung-Lào-Cam có thể thực hiện. Tuy việc chuyên chở đường sắt cao so với giá cước đường biển, nhưng trước mặt đối với hình thế an toàn gay go của eo biển Malacca, ý nghĩa của con đường thông đất hiển nhiên vẫn rất to lớn. Xét cho cùng, nhiều chỗ thông đạo, nhiều con đường ra, nhiều phần an toàn, nhiều phân bảo chứng. Chúng ta không thể nhìn ngắn mọi chuyện lấy tiền tài làm thành thước đo duy nhất. Hàng hóa Trung Quốc hoặc là các vật tư chiến lược một khi thông qua hành lang chiến lược Trung-Lào-Cam sẽ ngồn ngộn không dừng chuyển vận đến Nam Hải, viện trợ Nam Sa. Đây chính là con đường chiến lược của Trung Quốc đe dọa quân thù. Quân lực Trung Quốc cũng có thể tương ứng để tiến vào hành lang chiến lược này. Đây chính là cơn ác mộng bắt đầu cho Việt Nam. Ở một trình độ nhất định, Việt Nam cũng chắc sẽ bắt đầu đến bàn đàm phán, vì hòa bình mà sáng tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp Nam Sa. Đương nhiên đây là đang ở dạng tiền đề Trung Quốc đáp ứng giải quyết trong hòa bình. Chiến lược hành lang chiến là để đối phó với việc dùng vũ lực giải quyết Nam Sa tạo hiệu quả như cọp thêm cánh. Các quan chức Trung Quốc cần cân nhắc kiến nghị này của Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ.
 
Có bạn nói rằng, Lào và Campuchia hiện tại là thành viên trong khối ASEAN, mà ASEAN là dùng một giọng điệu, sợ rằng Lào và Campuchia không thể cùng Trung Quốc hợp tác. Liên Minh Thu Phục Lãnh Thổ cho rằng, chúng ta không thể xem bề mặt mà xem hiện tượng, về bản chất quan hệ họ hàng gần xa giữa nước này với nước kia là sứ mệnh ích lợi. ASEAN không phải là một khối “thiết bản”, về mặt thực tế mãi mãi không là một khối đồng nhất. Hãy nhìn thời kỳ Chiến Quốc, sách lược “Hợp Tung” không thể thành công, dùng thế “Liên Hoành” cắt đất cho Tần cuối cùng rồi sẽ thành công, nước Tần thôn tính lục quốc thiên hạ thu về một mối là nguyên nhân đích thực, vẫn là các nước có tên?? Đối mặt với sự tồn vong sinh tử của quốc gia trong thời Chiến Quốc chính là như thế. Lào và Campuchia nào có lý do nhìn Trung Quốc với lòng thù hận khi chưa gặp phải sự uy hiếp nào về an ninh từ Trung Quốc để rồi xa lánh Trung Quốc? Có thể nói rằng, chỉ cần Trung Quốc đem lại lợi ích đủ lớn, Lào và Campuchia có thể cùng Trung Quốc hợp tác đầy đủ, thì việc thiết lập một sự gần gũi đặc thù về quan hệ đồng minh chắc chắn nằm trong khả năng.
Trần Đông Đức dịch từ
http://bbs.tiexue.net/post_1966008_1.html

Bài bình luận

Cảm ơn đã cho đăng bài viết này. Tôi chẳng phải là nhà học giả về quân sự, chiến lược nhưng từ khá lâu tôi có linh cảm bọn bành trướng Bắc Kinh đang có những mưu mô thâm độc sau lưng Việt Nam. Phần nhiều cũng do các nước tư bản đã đầu từ vào Trung Quốc quá nhiều, giúp cho TQ giàu thì bây giờ là mối đại họa cho ĐNÁ và có thể cả thế giới. Ngòi nổ chiến tranh đang được Trung Quốc gài đặt khắp mọi nơi trên thế giới. Theo như tôi đọc tin tức về kinh tế, chính trị qua báo Úc, tôi thấy chung chung như sau: - Ở Trung và Nam Mỹ, họ đã chi tiền đẹp cho các nước này để khai thác các mỏ quặng và giao thương. Một cái gai cho Mỹ phải quan tâm trước cửa nhà. - Ở Phi Châu, TQ cũng đang viện trợ cho nhiều quốc gia độc tài nhưng có nhiều tài nguyên thiên nhiên và dầu mỏ. - Ở Nam Á, Ấn Độ là đối thủ duy nhất của TQ và TQ hình như đang thăm dò các nước đối kháng với Ấn Độ bằng cách đầu tư, chi đẹp cho các nước đó hầu kéo các quốc gia này về phía TQ. Trung Quốc đã và đang vươn bàn tay máu bọc nhung của họ đến các nước như Bangladesh, Miến Điện, Pakistan. Ấn Độ chưa đủ giàu mạnh để ngăn chận TQ. Khối Ả Rập bệnh cạnh thì đang có những mối lo riêng mà Mỹ và các nước Tây Âu đang bị vướn víu, nếu không muốn nói là có thể bị sa lầy. - Ở ĐNÁ, TQ đang chi tiền viện trợ cho Lào, Campuchia và đang vươn tới Thái Lan qua con đường giao thương. Một mặt họ tìm cách khống chế biển Đông và tạo sự nghi ngờ và chia rẽ giữa các quốc gia ĐNÁ bằng cách đòi các quốc gia này chỉ thỏa thuận song phương với TQ. Quốc gia ĐNÁ nào làm theo sự đòi hỏi này là tự xiết cổ mình. Riêng VN thì có lẽ TQ đang coi là nước đối trọng với TQ, một mặt giả bộ tỏ tình đoàn kết giao hảo, mặt khác thì viện trợ kinh tế cho các nước bao quanh sau lưng VN. Các quốc gia như Malaysia, Phillippines, Borneo, Indonesia có lẽ TQ cho là không đáng sợ nếu TQ khống chế được biển Đông một khi chiếm được VN. Việc giao hảo với VN có hai đặc tính: thăm dò và răng đe, tuy nhiên mục đích của TQ vẫn còn khó đoán nhưng chắc chắn là TQ vẫn muốn thôn tính VN như từ ngàn xưa cha ông của họ. Với tham vọng làm siêu cường quốc của TQ thì điều đó không thể bị loại bỏ. Sự thay đổi nào ở VN cũng có thể là cái cớ cho TQ xâm chiếm vì mục đích "XHCN đại đồng" hoặc giả như có một Lê Chiêu Thống CSVN nào đó ngỏ lời mời. - Ở Đông Á thì còn tương đối vững chắc. Nhật, Nam Hàn là 2 quốc gia cầm chân TQ. Tuy nhiên Bắc Hàn là con chó điên mà TQ đang làm ngơ cho nó quậy, tạo thêm mối lo cho Mỹ, Nam Hàn và Nhật. Đài Loan thì tôi không tin lắm vì ĐL có thể là con dao hai lưỡi, cụ thể là ĐL đang về phe với TQ về biển Đông và có mối quan hệ lịch sử với TQ nên Mỹ không có thể nhúng tay vào nhiều hơn là có thể được. Tham vọng của ĐL và TQ có nhiều điểm tương đồng, hiện giờ sự cách biệt chỉ là tạm thời dựa theo sự ham muốn tồn tại của ĐL. Điều tôi nghi ngờ cho tham vọng TQ nữa là TQ đang có một lối làm ăn tương tự ở các quốc gia mà tôi đã nói ở trên: Giao thương ở đâu thì dân TQ được buộc phải cho phép đến quốc gia đó làm việc trong các hợp đồng lớn nhỏ của TQ với các quốc gia đó. Có bao nhiêu là nhân viên tình báo nằm trong số dân lao động đó? Một điều nữa là TQ đang gia tăng rất nhiều ngân sách cho hải quân và không quân không nhằm một mục đích nào khác là có ngày TQ sẽ phải sử dụng đến. Mỹ hiện giờ đang suy yếu về kinh tế cho nên các hoạt động quân sự vì vậy mà sẽ sút giảm. Đồng minh Tây Âu của Mỹ cũng lâm vào tình hình tương tự. Ngoài Anh Quốc ra, các nước Tây Âu khác chỉ ăn theo Mỹ - Anh và nói nhiều làm thì ít. Tình hình thế giới hiện giờ thuận lợi cho TQ rất nhiều và họ đang bày bàn cờ ra để thử thách thế giới.