Lê Diễn Đức
1. Algeria, Algiers, ngày 9/09/1973: Gaddafi tại Hội nghị các nước không liên kết - AFP
Đại tá Muammar Gaddafi, sinh ngày 13/09/1942 tại Syrt, Libya, người đứng đầu nhà nước chuyên chế Libya như là lãnh tụ của “Cách mạng Mồng 1 Tháng Chín” từ năm 1969 (sau cuộc đảo chính quân sự truất phế Vua Idris I).
Gaddafi là con trai của Bedouin, một người du mục chăn lạc đà. Đây chính là cảm hứng cội nguồn để cắt nghĩa vì sao Gaddafi thường thích sống trong lều của mình trong những chuyến công du nước ngoài.
Tất cả 36 bức hình trong bài này như một sưu tập về bức chân dung của nhà độc tài Libya, con người đứng trên đỉnh cao nhất của danh vọng suốt 42 năm qua với quyền lực bao trùm, cùng với sự kiêu căng, tự tin đến mức rối loạn nhân cách và bệnh hoạn vào sức mạnh chinh phục của mình bằng quyền lực vô song và bằng cái điều mà rất nhiều nước cần đến ông ta: dầu, khí đốt và nhập khẩu vũ khí. Ngay cả khi gặp những chính trị gia hàng đầu thế giới, Muammar Gaddafi cũng biểu lộ thái độ ngông nghênh, trâng tráo.
Với doanh thu từ nguồn dầu mỏ phong phú (chiếm 80% thu nhập quốc gia) Libya trở thành quốc gia gần như không lệ thuộc phương Tây. Nhiều tỷ đô la thu từ dầu đã được chi cho xây dựng trường học, đường xá, nhà ở, bệnh viện, phát triển nông nghiệp và nhập khẩu vũ khí. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, GDP bình quân đầu người năm 2010 của Libya là 12.062 USD, một trong những mức cao nhất ở châu Phi.
Thật xấu hổ nếu liệt kê ra danh sách các chính trị gia phương Tây, hoặc đã mềm mỏng hoặc đã chỉ trích yếu ớt trước những cái ác mà Gaddafi gây ra. Dường như người ta cố quên đi vụ khủng bố dã man chuyến bay Pan Am trong năm 1988, mà cuối cùng vào năm 2003 Gaddafi đã phải thừa nhận và chịu bồi thường thiệt hại 2,7 tỷ đôla cho 270 nạn nhân để Liên Hiệp Quốc huỷ bỏ trừng phạt kinh tế.
Một số tập đoàn tư bản phương Tây cũng tới Tripoli vuốt ve Gaddafi để kiếm chác hợp đồng béo bở, tiêu biểu là hai tập đoàn dầu khí Anh quốc. Còn Thủ tướng Ý đương nhiệm Silvio Berlusconi cũng vì dầu và khí đốt mà hôn cả tay Gaddafi trước mặt công chúng!
Trong vài năm qua, Việt Nam đã từng giữ vai trò uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và giữ chức chủ tịch (2008-2009). Về thực chất chức vụ này chỉ để điều hợp các dự thảo nghị quyết, chương trình nghị sự, còn quyết định cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào 5 uỷ viên thường trực là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. 10 uỷ viên không thường trực cứ 2 năm một lần được phân bổ cho các nước theo khu vực (Á châu và Phi châu: 5, Mỹ Latin: 2, Tây Âu: 2 và Đông Âu: 1). Ai đợi hoài cũng tới lượt. Hiện giờ nước bé xíu Bosna & Hercegovina cũng đang là uỷ viên không thường trực.
Cũng na ná như trên với chức chủ tịch luân phiên của khối Asean mà Việt Nam làm chủ tịch trong năm 2010.
Ở hai cương vị này Việt Nam đã tổ chức một số hội nghị quốc tế tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thực hiện các chuyến thăm chính thức một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. Bảng “thành tích” thực ra không có gì đáng ngợi ca cả, nếu không nói chỉ là những sự kiện bình thường, quốc gia nào cũng có.
Đến vi phạm nhân quyền, đàn áp đối lập dữ dội như Cuba hay Libya, mà tới phiên thì cũng được nằm trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng báo chí Việt Nam trong nước cứ làm như Việt Nam ghê gớm lắm, rồi tung hô, tự đắc hết cỡ! Nào là thành quả to lớn trong lĩnh vực ngoại giao, nào là Thủ tướng được nhật báo nước Đức bầu là “Nhân vật xuất sắc nhất châu Á”. Nhiều bà con ta thiếu hiểu biết đã được một phen hồ hởi đi tàu bay giấy.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thì cao ngạo, huyênh hoang nói “chưa bao giờ cất cao tiếng nói như thế”, “cũng ngang hàng với người ta”, làm “phân hoá nội bộ” chính phủ của Barack Obama và Việt Nam cùng Cuba thay nhau “thức canh giữ hoà bình thế giới”…
Nếu đặt bên cạnh nhà độc tài Gaddafi của Libya để làm phép so sánh, thì dưới góc độ cá nhân - về cá tính, quyền lực, tiền bạc và ảnh hưởng, cũng như trên bình diện quốc gia - về phát triển kinh tế và đời sống, thì các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay có lẽ chỉ là anh lùn đứng bên cầu thủ bóng rổ.
Vậy mà khi nhân dân Libya "muốn được làm người", muốn tống cổ “người cha của dân tộc” Gaddafi ra khỏi ngai vàng, thì ông ta cũng khó có thể cưỡng lại. Còn các nước phương Tây cũng nhanh chân “bỏ của chạy lấy người”, không thể nào làm khác khi Gaddafi “tuyên bố chiến tranh với chính dân tộc mình” (lời Thủ tướng Đức Angiela Merkel)
Gaddafi là tấm gương cho các nhà lãnh đạo Hà Nội, bởi vì cả hai có chung một mẫu số của chế độ toàn trị, chuyên quyền và thân thiện, hữu nghị với nhau suốt mất chục năm nay. Cả hai đều có cách hành xử với dân tộc mình và trên trường quốc tế tương đồng nhau.
Trong ngày 25 tháng 2, con trai của Gaddafi, Saif al-Islam, nói với CNN rằng cha con ông ta có 3 giải pháp A, B, C cho tình hình hiện nay. “A: Sống và chết tại Tripoli”; “B: Sống và chết tại Tripoli” và “C: Sống và chết tại Tripoli”!
Buổi chiều 25/2, giờ Libya, Gaddafi hứa với đám đông những người ủng hộ tụ tập tại thủ đô Tripoli rằng sẽ "đánh bại kẻ thù" và kêu gọi "bảo vệ Libya và lợi ích dầu mỏ”.
Trong khi đó hãng Reuters đưa tin ba thành phố tiếp theo nằm ở phía tây nam Libya - Yefren, Zenten và Venom, cách thủ đô khoảng 150 km, đã lọt vào tay quân nổi dậy. Họ tự tổ chức, thiết lập các ủy ban và các nhóm bảo vệ an ninh.
Không biết chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm bao lâu nữa các cuộc thảm sát có thể tới tầm tội ác diệt chủng nhân loại dưới bàn tay vấy máu của Gaddafi, một trong vài nhà độc tài thuộc loại lỳ lợm, hung bạo và dã man nhất ở châu Phi.
Các khuôn mặt khác nhau của Gaddafi:
2. Ý, Rome, ngày 10/06/2009: Gaddafi tại cuộc họp báo trong lâu đài Quirinal – Trụ sở của Tổng thống Italy - AFP/ Filippo Monteforte
3. Libya, Tripoli, ngày 7/09/1999: Gadhafi trên khán đài chào mừng binh lính diễn binh - AFP
4. Libya, Tripoli, ngày 26/08/1978: Gaddafi và Yasser Arafat đang xem cuộc diễn binh - AFP
5. Sénégal, Dakar, ngày 3/12/1985: Gaddafi trong chuyến thăm chính thức Senegal - AFP
6. Nam Tư (nay là Serbia), Belgrade, ngày 3/09/1989: Gaddafi (bên phải là con trai, Seif Ul-Islam) - AFP
7. Libya, Tripoli, ngày 12/06/2010: Gaddafi diễn thuyết về cuộc di tản của quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ của Libya - AFP/Turki Mahmoud
8. Libya, Tripoli, ngày 1/09/2009: Gaddafi đón khách đến dự lễ kỷ niệm ngày lên cầm quyền ở Libya - AFP/Rabbo Ammar
9. Mali, Timbuktu, 11/04/2006: Gaddafi và Tổng thống Amadou Toumani Touré chào dân chúng Timbuktu - AFP
10. Sudan, Khartoum, ngày 23/01/2006: Gaddafi tại cuộc họp của Liên minh châu Phi - AFP/Gianluigi Guercia
11. Tunisia, Tunis, ngày 22/05/2004: Gaddafi tại cuộc họp của Liên đoàn của quốc gia Ả Rập - AFP/Fethi Belaid
12. Bỉ, Brussels, ngày 27/04/2004: Gaddafi tại trụ sở của Liên minh châu Âu - AFP
13. Misnk, Belarus, ngày 2/11/2008: Gaddafi và Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenco - AFP
14. Ai Cập Sharm el-Sheikh, ngày 1/07/2008: Gaddafi tại cuộc họp của Liên minh châu Phi - AFP / Cris Bouronce
15. Libya, Tripoli, 2010, Tổng thống Gaddafi - PAP/EPA
16. Ukraina, Kiev, ngày 06/11/2008: Gaddafi trong một cuộc họp báo trong chuyến thăm Ukraine - AFP/ Genie Savilov
17. Egypt, Cairo, ngày 06/03/1999: Gaddafi và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak - AFP
18. Libya, Tripoli, ngày 24/11/2004: Gaddafi và Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez - AFP/Presidencia
19. Libya, Tripoli, ngày 5/01/ 2004: Gaddafi và Thủ tướng Ba Lan Marek Belka - AFP/Jaroslaw DeLuca-Gora
20. Libya, Tripoli, ngày 6/10/2005: Gaddafi với Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Nicolas Sarkozy - AFP/Osama Ibrahim
21. Pháp, Paris, 10/12/2007: Gaddafi và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy - AFP
22. Pháp, Paris, 10/12/ 2007: Gaddafi trở về lều của mình trong khu vườn Marigny - AFP/Stephane De Sakutin
23. Ý, Rome, ngày 12/06/2009: Gaddafi trong một cuộc họp với các doanh nghiệp - AFP/Christophe Simon
24. Mozambique, Maputo, 12/07/2003: Gaddafi tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Phi - AFP
25. Bồ Đào Nha, Lisbon, ngày 8/12/2007: Gaddafi tại cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu - AFP/ Nicolas Asfouri
26. Pháp, Versailles, ngày 14/10/2000: Gaddafi thăm cung điện Versailles - AFP/Patrick Kovarik
27. Ukraina, Kiev, ngày 04/11/ 2008: Gaddafi được chào đón tại Kiev – AFP/Srgei Supinski
28. Ukraina, Kiev, ngày 04/11/ 2008: Gaddafi với đội nữ cảnh vệ riêng và Tổng thống Ukaraine Victor Yushchenko - AFP/Sergei Supinski
29. Libya, Tripoli, ngày 16/04/2008: Gaddafi và Tổng Thống Nga, Vladimir Putin - AFP/ Turki Mahmoud
30. Libya, Tripoli, ngày 5/09/2008: Gaddafi và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condolizee Rice - AFP/Mahmoud
31. Syria, Damascus, 29/03/2008: Gaddafi và Tổng thống Syria Bashar al-Assad - AFP/Hassan Ammar
32. Ý, L'Aquila, ngày 10/07/2009: Muammar Gaddafi với các chính trị gia tại hội nghị thượng đỉnh G8: Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - AFP/Jim Waatson
33. Libya, Surt, ngày 10/10/2010: Gaddafi, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak (phải) và Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh (trái), bên trái nữa là Tổng thống của Tunisia, Zin al-Abidin Ben Ali - AFP/Desouki Khaled
34. Hoa Kỳ, New York, ngày 23/09/2009: Chủ tịch đoàn của phiên họp Đại hội đồng LHQ nghe Muammar Gaddafi phát biểu - AFP/Stan Honda
35. Ai Cập , Cairo, ngày 3/07/2008: Gaddafi và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak - AFP/Cris Bouroncle
36. Libya, Tripoli, ngày 15/10/2004: Biểu ngữ với hình ảnh Muammar Gaddafi trên đường phố Tripoli – AFP/Jhon MacDougall
Kết thúc xin trân trọng giới thiệu tấm hình Chủ tịch tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết chụp chung với vợ chồng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama:
© 2011 Lê Diễn Đức
------------------------------------------------------------
Đây là Blog cá nhân của Lê Diễn Đức. Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Bài bình luận
Tiếng nói từ Balan