Trần Đông Đức
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
Sau vụ tổng thống Ai Cập bị buộc từ chức, phong trào xuống đường đòi lật đổ các chế độ độc tài càng lúc càng lan rộng mang đến nhiều tia hy vọng cho những cuộc cách mạng kiểu Đông Âu vào thế giới Hồi Giáo.
Hôm nay, cuộc cách mạng đang bắt đầu nhen nhúm tại Iran, Yemen, Bahrain… và có cơ may tiếp tục dâng tràn.
Iran, với nền văn minh cổ đại Ba Tư đậm chất sử thi và lòng kiêu hãnh, nhưng chỉ sau hơn 30 năm gánh chịu chế độ giáo quyền cực đoan lem luốc đã làm phai nhòa đi hình ảnh của một đế quốc lừng danh từng có những thời quang tráng lệ huy hoàng.
Hôm nay, với lòng quyết tâm cao độ, dân tộc Ba Tư quyết đứng dậy để phục hồi phẩm giá dân tộc mình, không để những tín điều mạo xưng kiểm soát con người ta từ những hành vi của thế tục đến những mơ tưởng của tâm hồn.
Nhân dân Iran đã từng biểu hiện khát khao này nhiều lần nhưng chế độ giáo quyền do giáo sĩ Khomeini dựng lên vào năm 1979 vốn có nhiều kinh nghiệm kìm hãm con người đã quyết tâm dập tắt mọi niềm tin và hy vọng để dân tộc Ba Tư vươn tới một ngày mai tươi sáng. Các cuộc xuống đường lần trước tuy chưa gặt hái được thành công nhưng vẫn để lại trong lòng người hình ảnh những nam thanh nữ tú Ba Tư sẵn sàng chịu nhuốm máu cho phong thái anh hùng.
Nhân dân Iran một lần nữa lại xuống đường
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã dùng đến những thủ đoạn lắt léo giảo hoạt bằng cách kích động các loạt lý luận bài Mỹ và Do Thái vào tâm lý đạo Hồi và đòi xử tử lãnh tụ phong trào đối lập.
Mahmoud đã hiện nguyên hình là một mèo ngao sắp hết hơi cố gắng cắn cào và mang niềm lo sợ giáo chủ Hồi giáo tối cao hiện nay cho người khác thế vai (dù anh Mahmoud này có đôi mắt liên láo như bị tật gì mà đảo qua đảo lại như chuột ngày, nhìn rất là nham hiểm).
Nhân dân các nước Yemen, Bahrain, Libya cũng đang tiếp bước mong giành thắng lợi về tay và nhằm xóa sổ những nền cộng hòa trá hình, quân chủ chuyên chế, giáo quyền mạo xưng để giải phóng thân phận bèo bọt cho những dân tộc mà đứng ở góc cạnh nào cũng nhìn thấy một tiền đồ đen tối.
Nhân dân Iran xuống đường đang làm nhà cầm quyền Việt Nam phải lo sốt vó vì hai nước này có cùng một thời điểm cách mạng chống Mỹ vào thập niên 70 và đều trang bị cho nhân dân một thứ chủ nghĩa "trời ơi" hòng kiểm soát tư duy và sinh hoạt xã hội.
Xét cho cùng, chủ nghĩa Hồi Giáo và Cộng Sản có sự tương đồng về mặt kết nối phong trào, bạo lực đám đông khi cướp chính quyền. Chỉ khác là một bên hữu thần một bên vô thần.
Sau này chính Việt Nam cảm thấy quá trống rỗng về mặt linh hồn cho nên định dùng nhân vật Hồ Chí Minh trám vào làm chỗ nương tựa cho tính ngưỡng dân gian, rồi dần dần nâng lên hàng tiên hiền củ thánh pha chút mùi Tàu - làm như là thiêng liêng lắm!!!. Nhưng kế hoạch “thánh quê Nam Đàn” gần đây càng biểu lộ sự thô tục về mặt lý luận tông giáo và mang tính chất đồng bóng quá nhiều cho nên âm mưu “hú hồn nhập tượng” cho ông Ké đang có nguy cơ phá sản.
Trong lúc các chế độ độc tài tự xưng thiên mệnh, mạo dựng thánh thần như Iran bị nhân dân khắp nơi đòi kéo xuống mặt đường chà đạp cho thỏa lòng bức xúc bực bội thì ở Việt Nam ta sự thách thức với nền bạo chính chưa tới cường độ phẫn nộ trực tiếp. Đó thật là điều đáng tiếc cho tinh thần hiên ngang bất khuất của con người.
Nhưng cũng có lẽ bởi vì bấy lâu nay nhân dân ta bị nhồi nhét vào nhận thức những tín điều mông lung về lòng trung hiếu nhuốm mùi Khổng giáo và bởi vì đặt lòng trung thành sai đối tượng cho nên khi vừa có ý định kéo xuống đường thì trong lòng đã dấy nên một cảm giác ngài ngại vượt rào. Tất cả đó chỉ là sự sợ hãi mơ hồ chồng chất làm cho ý chí và lý trí của con người hoàn toàn đóng băng không dám nóng mặt nơi chỗ cường quyền áp bức.
Dù sao, nhân dân Iran đã đi trước Việt Nam ta một bước.
Nhân dân Iran tràn xuống lòng đường ném đá, ném chai vào cảnh sát. Tay không tấc sắt, họ đã chống chọi hết mình trước loài sói lang như đang nhe răng đòi cắn xé.
Nói đến đây thì cũng phải thừa nhận rằng chế độ ở Việt Nam đã tạo ra lực lượng này hung bạo nhất. Công an nhân dân, cảnh sát giao thông là những đồng đảng do chế độ tạo dựng nên để kiểm soát và hành hạ đồng bào.
Công an Việt Nam tát vào mặt người đi đường, dùng dùi cui đánh đập dân oan khiếu kiện. Thậm chí gần đây, có bằng chứng đưa ra là chính công an đã đánh trọng thương và đập chết người dân tại đồn như vụ giết người chấn động ở Bắc Giang, giáo xứ Cồn Dầu. Nạn nhân chết ngay trước mắt người nhà mà chính quyền bao che không chịu truy tố.
Trong lúc đó chuyện cảnh sát làm chết người xảy ra ở Tunisia đã khai mào cho cuộc cách mạng long trời lở đất hiện nay.
Trong niềm cảm xúc vô bờ đối với sự kiện nhân dân Iran xuống đường, nhân dân Việt Nam ta cũng cần biểu lộ ngay thái độ đồng thanh tương ứng. Trước là để ủng hộ tinh thần của nhân dân Iran đang cùng cảnh ngộ, sau là nhắn nhủ cho chế độ xã hội chủ nghĩa mê tín dị đoan, mạo dựng thánh thần ở Việt Nam cần phải liệu hồn.
Trong lúc nhân dân toàn thế giới tự do tụ tập, biểu đạt ý nguyện, kháng nghị thị uy trước các cơ quan công quyền dù chỉ là những bức xúc nhỏ thì nhân dân Việt Nam đã bị tước mất quyền này một cách thô bạo nhất.
Nhưng lần này xuống đường nhân dân ta không thèm chỉ trích hay thách thức gì chế độ cả mà chỉ cần bày tỏ lòng thương cảm với nhân dân Iran, kêu gọi tổng thống Mahmoud không được hành hình đối lập. Đây sẽ là một hành động vì đạo đức lương tâm, lên tiếng cứu người cao thượng nhất.
Nếu làm chuyện này một cách trong sáng đàng hoàng mà cũng bị công an Việt Nam vùi dập thì rõ ràng sẽ đổ dầu thêm lửa vào không khí nghẹt thở ở Việt Nam. Về lâu về dài sẽ càng khơi dậy cường độ phẫn uất lòng người.
Công an Việt Nam vốn là những con người bị điều khiển phải mang nặng tâm lý dã man do đó họ sẽ thường bị thất thần bởi những phản ứng chính nghĩa trung trực. Khi đám đông được nhen lên với lý do chính đáng nghĩa hiệp câu thông tình cảm với dân tộc Ba Tư, xứ sở của Minh Giáo, của Càn Khôn Đại Na Di Tâm Pháp (Kim Dung - Ỷ Thiên Đồ Long Ký) thì chính băng đảng công an này phải tán động bất ngờ. Dù sao họ cũng là người có cha mẹ anh em, thất tình lục dục. Nặng tay quá, không sợ bị báo thù sao?
Nhiều người cứ phải lo là muốn xuống đường thì phải có lãnh tụ làm công việc chỉ huy mới thành công. Nhưng cuộc cách mạng xuống đường vì nghĩa hiệp do lòng đạo đức nhân ái, lên tiếng cứu người thì từ trong tư tưởng sự dũng cảm - từ bi chính là lãnh tụ của lòng ta. Mỗi con người chính là chủ nhân của định mệnh, chúng ta chính là thủ lãnh của tâm hồn.
Khi lực lượng nhen lên tới một ngàn người, một vạn người thì công an, quân đội bắt đầu chùn tay lùi bước. Nhân dân trở nên lực lượng áp đảo về chính nghĩa.
Thời cơ trong tầm tay, nhân dân các nước phải gánh chịu độc tài như Việt Nam hãy noi theo phẩm chất quyết liệt của nhân dân các Bắc Phi, Trung Đông biến phong trào ủng hộ Iran trở thành nhân tố dứt khoát để đưa chế độ độc tài vào sọt rác.
LTG: Cách đây vài hôm, tôi có viết bài “Vận động nhân dân Việt Nam bắt chước Ai Cập” trên trang facebook cá nhân. Sau đó bài viết đã được phát tán rộng sang các blog khác ngoài dự đoán. Do đó, hôm nay tôi viết tiếp bài này theo chủ đề nghiêm túc nhưng theo dạng tạp văn hý bút. Hy vọng, sẽ chuyển đến bạn đọc đôi chút về bối cảnh và lịch sử của những đất nước này đang xảy ra các cuộc cách mạng hiện nay. Bài này cũng có tính vận động châm ngòi ủng hộ thành quả của nhân dân Iran đang xuống đường. Mọi ủng hộ hay ném đá đều được hoan nghênh.
*Đây là trang blog cá nhân của Trần Đông Đức. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA.
Bài bình luận
Xuống đường! Đập tan mọi xích xiếng!
Hãy để dân trong nước làm việc đó
Ý kiến
viet nam da bi cs lam cho nhu nhuoc