You are here

Sống thì khó mà chết thì dễ... (2)

Ảnh của songchi

Song Chi

Uploaded with ImageShack.us
Hỗn loạn giao thông ở Sài Gòn. Nguồn: tuoitre.vn

CHẾT THÌ DỄ…

NHỮNG CÁI CHẾT TRÊN ĐƯỜNG VÀ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG

Không còn chiến tranh nhưng cái chết cũng tìm đến với người dân Việt Nam bằng đủ mọi con đường, mọi lý do mà chủ yếu là từ…con người, từ nhân họa.
Chẳng hạn: tai nạn giao thông. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia xét từ năm 2005 đến nay, Việt Nam có từ hơn 11 nghìn người cho đến hơn 13 nghìn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông.
Một vài con số:
Năm 2007: Theo vietnamnet số ra ngày 24.1.2008: “Năm 2007, cả nước xảy ra 14.624 vụ TNGT, làm chết 13.150 người, bị thương 10.546 người.”
Năm 2009: Theo VnEconomy số ra ngày 13.1.2010: “Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy: năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai nạn giao thông.”
6 tháng đầu năm 2010: Theo Dân trí số ra ngày 3.7.2010: “Cả nướcxảy ra 6.559 vụ tai nạn giao thôngđường bộ, làm chết 5.610 người, bị thương 4.885. Đó là thống kê của Cục CSGTĐường bộ - Đường sắt trong 6 tháng đầu năm2010.”
Thử so sánh với một vài quốc gia khác theo Wikipedia:
Số người chết vì TNGT trên 1 triệu người dân (năm 2008)
Anh: 38 Mỹ 71 Đức 52 Ý 67 Pháp 132 Việt Nam 284 Tây Ban Nha 250 Nhật Bản 32
Tai nạn giao thông thực sự đã trở thành một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhà nước Việt Nam cũng đã tìm mọi cách giảm thiểu vấn nạn này, nhưng kết quả là con số vụ tai nạn giao thông và người chết vì tai nạn giao thông vẫn cứ tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân thì báo chí cũng đã phân tích rất nhiều, trong đó một phần do chính người đi đường: thói quen đi ẩu, sự chủ quan và thiếu ý thức giao thông, bên cạnh đó là rất nhiều nguyên nhân khác. Ở các thành phố lớn đó là tình trạng cho nhập xe gắn máy quá nhiều, hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, đường sá thì chật chội, phát triển không kịp so với đà phát triển về dân số lại thường xuyên đào lên lấp xuống, sửa chữa…thành ra đã chật càng chật thêm và dễ gây tai nạn v.v…
Nghĩa là những nguyên nhân thuộc về sự yếu kém trong quy hoạch, quản lý đô thị. Đã 35 năm rồi mà ngay tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn, hệ thống giao thông công cộng vẫn chỉ có chỉ có mỗi…xe bus và rất là bất tiện so với nhu cầu đa dạng của người dân nên họ vẫn thích sử dụng xe gắn máy riêng, đáp ứng đến 90% nhu cầu đi lại.
Cái chết đến từ tai nạn giao thông, cái chết đến từ những nguyên nhân trời ơi đất hỡi khác khi đi ngoài đường như trời mưa, cây đổ và điện giật. Đã có nhiều bài báo viết về những cái chết thương tâm của những đứa trẻ, những người dân do hệ thống điện bị rò rỉ khi gặp trời mưa. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, nguy cơ điện giật trên đường phố vào ngày mưa ngập nước là đặc biệt cao và nghiêm trọng do mạng lưới điện lòng thòng khắp nơi, rồi những tủ điện bố trí dày đặc khắp các tuyến phố, những trụ điện chiếu sáng v.v…bị rò rỉ mà không biết do lối làm ăn bất cẩn, vô trách nhiệm của ngành điện lực và những cơ quan có liên quan. Nhiều khi ở ngay trong nhà cũng bị điện giật chết do nước ngập vào nhà, hệ thống điện bị hở như một số tai nạn đã xảy ra tại Hà Nội vào mùa mưa năm nay. Mỗi lần có người chết như vậy, báo chí đưa tin, người dân đau xót, ngành điện hay cơ quan chịu trách nhiệm bỏ ra một số tiền hỗ trợ chi phí mai táng cho người bị nạn…và sửa chữa chỗ bị hở, thế là xong, chả có ai phải ra tòa, chịu tù tội gì, mùa mưa năm sau tai nạn lại xảy ra ở khúc đường khác, trụ điện khác.

NHỮNG CÁI CHẾT TỪ THỰC PHẨM, NƯỚC UỐNG, KHÔNG KHÍ…Ô NHIỄM

Uploaded with ImageShack.us
Một quán ăn trên vỉa hè đường phố Hà Nội. Bát đũa đều để ngay xuống đất, giấy ăn vứt bừa bãi khắp nơi.
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Môi trường sống đã nhiều rủi ro, môi trường thực phẩm cũng không an toàn. Còn nhớ một dạo vào năm 2007 người dân Việt Nam hết dám ăn phở vì báo chí khui ra hàng loạt vụ bánh phở chứa formon được sản xuất ở nhiều nơi; rồi nào giò, chả chứa hàn the, các chất phụ gia trong khi nấu hoặc dùng để tẩy trắng với nhiều hóa chất độc hại… vẫn thấy bầy bán công khai ở nhiều khu chợ tại Hà Nội mà không ghi rõ xuất xứ; rồi thuốc trừ sâu, chất bảo quản được sử dụng trong rau củ quả, bánh kẹo, mứt thì có phẩm màu công nghiệp…
Trong số những mặt hàng thực phẩm bị xếp loại không an toàn, mối nguy từ thực phẩm Trung Quốc nhập lậu là rất cao. Ở Việt Nam từ biên giới đến thành thị tràn ngập các loại thực phẩm Trung Quốc không nhãn mác, được tiêu thụ rất mạnh do giá rẻ, lâu hỏng, màu sắc bao bì bắt mắt từ bánh kẹo, xì dầu, bột canh, bột nêm, gia vị, nước chấm …Tất cả đều được đóng gói trong những bao bì, chai lọ chi chít chữ Trung Quốc, không có bất kỳ dòng chữ nào ghi hạn sử dụng. Còn hoa quả của Trung Quốc thì thường to hơn, vỏ bóng đẹp và để được lâu hơn hoa quả của Việt Nam mà nhiều người đều biết là do sau khi thu hoạch, chúng được ngâm qua các bể nước hòa lẫn hóa chất bảo quản khoảng vài giờ.
Sau này, thông tin về chất lượng không an toàn từ hàng hóa thực phẩm của Trung Quốc đã được cả thế giới đều biết và báo chí Việt Nam cũng khuyến cáo nhiều, nhất là sau vụ sữa bột rồi trứng gà chứa chất melanin, đậu phụ giả làm từ thạch cao, màu và bột…Một số nước đã từ chối nhập hàng loạt thực phẩm từ Trung Quốc. Nhưng Việt Nam ở sát biên giới, hàng lậu từ Trung Quốc vẫn tuồn qua đều đều bằng đủ mọi ngả. Và khi chính quyền chưa có những biện pháp thật mạnh tay, người bán chưa đặt lương tâm lên trên lợi nhuận và người dân còn chưa tập được thói quen không xài hàng không rõ xuất xứ, không có nhãn mác hay thói quen ham rẻ, thì lúc đó thực phẩm không an toàn vẫn được nhập lậu, được bày bán và được tiêu thụ.
Ngoài ra, những hàng rong lề đường, quán ăn bình dân dành cho sinh viên và giới lao động nghèo thường cũng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong nấu nướng lẫn bảo quản thực phẩm. Người dân nhiều khi cũng biết rõ điều này nhưng vì ít tiền nên cứ “khuất mắt mà ăn”. Cứ mỗi ngày chất bẩn, độc tố tích tụ một ít lâu dần thành đủ loại bệnh.
Môi trường sống bị ô nhiễm từ thành thị đến nông thôn, cũng là một vấn đề nan giải của Việt Nam. Số lượng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng đều hàng năm sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường không khí. Rác thải của các thành phố, khu công nghiệp là vấn đề lớn cần giải quyết tại các khu công nghiệp cũng như khu đô thị. Nhiều ngành công nghiệp chưa có đủ vốn để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải, hoặc thay thế những máy móc cũ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất nằm xen kẽ với khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng nề, một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn, lượng nước thải này được thải trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của dân cư xung quanh. Trường hợp công ty Vedan làm ô nhiễm trầm trọng nước sông Thị Vải chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị báo chí phát hiện và khui ra mà thôi.
Tất cả đều dẫn đến bệnh tật và những cái chết từ từ cho con người, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh ung thư.

VÀ NHỮNG CÁI CHẾT OAN KHUẤT KHÁC

Vụ bạo động xảy ra ngày 25.7 vừa qua tại thành phố Bắc Giang với sự tham gia của hàng ngàn người có lý do từ cái chết oan khuất của một người dân bị công an huyện Tân Yên đánh chết. Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Khương chỉ vì đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm mà bị công an đưa về đồn làm việc và chỉ sau đó hơn tiếng đồng hồ khi được đưa gấp vào bệnh viện thì anh đã chết. Sau đó chính quyền địa phương loan báo là anh chết do sử dụng ma túy, do sức khỏe không bình thường! Vụ này khiến người ta nhớ lại hàng loạt vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong những năm qua.

Uploaded with ImageShack.us
Hàng vạn người biểu tình đổ về trung tâm tỉnh Bắc Giang
Nguồn: TTXVA.COM

Như vụ anh Nguyễn Quốc Bảo, Hà Nội, theo VnExpress số ra ngày 29. 3.2010, “bị mời lên công an quận Bà Trưng để điều tra về hành vi mang theo vũ khí thô sơ và tổ chức đánh bạc. Khi bị tạm giữ, cảnh sát đã phát hiện trong cốp xe anh có một con dao, một kéo và bảng ghi cáp đề.” Một ngày sau khi bị công an tạm giữ hành chính thì gia đình nhận được giấy mời của công an lên làm việc gấp để thông báo anh đã chết, khi người nhà chứng kiến việc khám nghiệm tử thi thì thấy trên thân thể anh có nhiều dấu vết chứng tỏ bị nhục hình.Vụ này hiện nay vẫn đang được điều tra!
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Hà Đông, chết sau khi bị công an quận Hà Đông giam giữ 11 ngày với lý do trộm logo xe ô tô, và khi chết, cũng theo VNExpress số ra ngày 15.3.2010, “Toàn bộ thân thể khô đét lại. 10 đầu ngón tay chân bầm tím... Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím", cha của Hùng nhớ lại. Cho rằng với kinh nghiệm nhiều năm làm việc liên quan ngành y, ông Bình nhận định với VnExpress.net: Cái chết của con trai không phải là "cái chết tự nhiên"."Phải chăng cháu bị đánh đập, hạnh hạ bằng cách không có ăn uống, hay dùng xung điện?”, ông nghi vấn.
Hay trong vụ xô xát giữa công an và giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu, tỉnh Đà Nẵng xung quanh việc chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cho công an ngăn cản không cho người dân an táng người thân tại nghĩa trang Cồn Dầu xảy ra vào tháng 5.2010, sau đó nhiều người dân đã bị công an bắt đưa về đồn, đánh đập để hỏi cung. Một thành viên trong đội trợ táng của giáo xứ Cồn Dầu là ông Nguyễn Năm đã bị nhiều công an đánh và khi đưa về nhà thì trối trăn rồi chết vào ngày 3.7.
Và hàng loạt vụ chết người oan khuất khác, có thể tham khảo thêm qua bài “Những vụ chết người nghi do công an gây ra” đăng trên BBC số ra ngày 28.7.2010.
Còn việc công an xả súng bắn thẳng vào dân cũng đã xảy ra. Người dân không thể
quên trong vụ xô xát giữa công an và nhân dân tại huyện Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 5.2010 có liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, “công an nhân dân” Nguyễn Mạnh Thư đã xả súng bắn vào dân gây ra cái chết ngay tại chỗ cho em Lê Xuân Dũng, một học sinh 12 tuổi, nạn nhân thứ hai là anh Lê Hữu Nam, 45 tuổi chết sau đó tại bệnh viện và một người phụ nữ bị thương ở tay.

Uploaded with ImageShack.us
Xác em Lê Xuân Dũng, 12 tuổi bị Công an bắn chết.
Nguồn: 1nguoiviet.wordpress.com

Từ nhiều năm nay, đã xảy ra biết bao vụ công an dùng nhục hình để hỏi cung người bị bắt nhiều khi chỉ vì những lý do không đáng như đi xe gắn máy không đội mũ, ăn trộm logo xe ôtô…như đã đề cập ở trên; tình trạng công an dùng vũ lực để đàn áp, đánh đập các thành phần nhân dân từ dân oan đi biểu tình khiếu kiện đất đai cho đến giáo dân cũng vì chuyện đất đai…Rất nhiều cái chết tức tười, oan khuất đã xảy ra.
Thật ra ở nước nào thì công an cảnh sát cũng đều “dữ dằn” và ngay ở Mỹ, cũng có những chuyện cảnh sát đánh người quá tay. Vấn đề là nếu trong một xã hội tự do dân chủ thì chính quyền không thể bưng bít bao che cho kẻ phạm tội cho dù là ai, báo chí chắc chắn sẽ lên tiếng gây sức ép với chính quyền, kẻ giết người cuối cùng phải bị đưa ra pháp luật xét xử. Còn trong một xã hội độc tài toàn trị, mọi sai phạm của chính quyền từ trên xuống dưới đều bị bưng bít, trước những thắc mắc, phẫn nộ của người dân thì những người đại diện chính quyền thường trả lời quanh co, hoặc tìm cách ngụy tạo ra những nguyên nhân khác cho cái chết của nạn nhân, việc đi tìm công lý trong các vụ chết người uẩn khúc kiểu như trên thường bị “chìm xuồng” hoặc diễn ra hết sức chậm chạp. Và đó chính là điều khiến cho người dân cảm thấy mất lòng tin, phẫn nộ. Cuộc bạo động tại Bắc Giang vừa qua chỉ là “tức nước vỡ bờ”, và hứa hẹn sẽ còn nhiều vụ tương tự xảy ra nếu nhà nước này vẫn tiếp tục ứng xử với nhân dân như vậy.
Về phía người dân thì càng ngày họ càng nhận ra có thể chết một cách rất dễ dàng bởi muôn vàn những lý do và cuối cùng chỉ còn biết tự an ủi “do cái số”!!

Bài bình luận

Ở VN, quả thật, người khôn cuả hiếm; mọi người bình thường đều tất- bật chạy vạy tìm cái ăn, cái mặc, lo cho gia đình đến không kịp thở; hơi đâu lo chuyện bao đồng. Đảng muốn vậy để dân không còn để ý gì đến Tự do, Nhân quyền, Công bình, Dân chủ . Bị quay như chong chóng - khái niệm ái quốc, lòng trắc ẩn là thứ gì trừu tượng, xa xỉ, thiếu thực tế. Bởi vậy, đai biểu QH CSVN ở Hà-Nội thẳng thừng tuyên bố:"nhân dân VN chỉ cần ăn no, mặc đẹp; không cần thứ nào khác ..." Họ mặc nhiên đồng hoá nhu cầu cuả con người với nhu cầu cuả loài vật, không hơn ! Cái chết lại đến quá dễ, như lời phân tích cuả Song-Chi. Chết vì tai nạn lao động, giao thông, bệnh tật thiếu tiền chạy chưã, bị c/an giết, vì bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng sức đề kháng bệnh tật; môi trường sống bị ô-nhiễm nghiêm trong ... Thế mà tập đoàn toàn trị cuả đảng ngó lơ, bỏ mặc - "sống chết mặc bây, tiền nầy đút túi" ! Họ vô trách nhiệm trên mọi vấn đề, sai và sưả sai liên tục; càng sửa càng sai lớn hơn, mày mò đi vào con đường vô định : xhcn hoang tưởng. Tuyệt đại dân là lao động nghèo khó mà dịch vụ y tế, điện nước giá sinh hoạt tăng liên tục, hỏi sao mà sống nỗi, nếu không chết phức! Sưả dổm, thực phẩm mang độc tính, nước nhiểm bẩn ... khiến nhiều người bị ung thư, nhiều làng xóm nhiễm ung thư khi giá thuốc cứ được nâng giá phi mã. NHÀ CẦM QUYÊN VN MUỐN GÌ, LÀM GÌ MÀ KHÔNG CẦN NHÀ TÙ HAY HỌNG SÚNG ? - HỌ GIẾT DÂN BẰNG CÁCH THẦM LẶNG ĐÓ !

Không còn chiến tranh nhưng cái chết cũng tìm đến với người dân Việt Nam bằng đủ mọi con đường, mọi lý do mà chủ yếu là từ…con người, từ nhân họa. Chẳng hạn: tai nạn giao thông. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia xét từ năm 2005 đến nay, Việt Nam có từ hơn 11 nghìn người cho đến hơn 13 nghìn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông. Một vài con số: Năm 2007: Theo vietnamnet số ra ngày 24.1.2008: “Năm 2007, cả nước xảy ra 14.624 vụ TNGT, làm chết 13.150 người, bị thương 10.546 người.” Năm 2009: Theo VnEconomy số ra ngày 13.1.2010: “Thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy: năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai nạn giao thông.” 6 tháng đầu năm 2010: Theo Dân trí số ra ngày 3.7.2010: “Cả nướcxảy ra 6.559 vụ tai nạn giao thôngđường bộ, làm chết 5.610 người, bị thương 4.885. Đó là thống kê của Cục CSGTĐường bộ - Đường sắt trong 6 tháng đầu năm2010.” Thử so sánh với một vài quốc gia khác theo Wikipedia: Số người chết vì TNGT trên 1 triệu người dân (năm 2008) Anh: 38 Mỹ 71 Đức 52 Ý 67 Pháp 132 Việt Nam 284 Tây Ban Nha 250 Nhật Bản 32 Tai nạn giao thông thực sự đã trở thành một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhà nước Việt Nam cũng đã tìm mọi cách giảm thiểu vấn nạn này, nhưng kết quả là con số vụ tai nạn giao thông và người chết vì tai nạn giao thông vẫn cứ tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân thì báo chí cũng đã phân tích rất nhiều, trong đó một phần do chính người đi đường: thói quen đi ẩu, sự chủ quan và thiếu ý thức giao thông, bên cạnh đó là rất nhiều nguyên nhân khác. Ở các thành phố lớn đó là tình trạng cho nhập xe gắn máy quá nhiều, hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, đường sá thì chật chội, phát triển không kịp so với đà phát triển về dân số lại thường xuyên đào lên lấp xuống, sửa chữa…thành ra đã chật càng chật thêm và dễ gây tai nạn v.v… Nghĩa là những nguyên nhân thuộc về sự yếu kém trong quy hoạch, quản lý đô thị. Đã 35 năm rồi mà ngay tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn, hệ thống giao thông công cộng vẫn chỉ có chỉ có mỗi…xe bus và rất là bất tiện so với nhu cầu đa dạng của người dân nên họ vẫn thích sử dụng xe gắn máy riêng, đáp ứng đến 90% nhu cầu đi lại. Cái chết đến từ tai nạn giao thông, cái chết đến từ những nguyên nhân trời ơi đất hỡi khác khi đi ngoài đường như trời mưa, cây đổ và điện giật. Đã có nhiều bài báo viết về những cái chết thương tâm của những đứa trẻ, những người dân do hệ thống điện bị rò rỉ khi gặp trời mưa. Đặc biệt là tại các thành phố lớn, nguy cơ điện giật trên đường phố vào ngày mưa ngập nước là đặc biệt cao và nghiêm trọng do mạng lưới điện lòng thòng khắp nơi, rồi những tủ điện bố trí dày đặc khắp các tuyến phố, những trụ điện chiếu sáng v.v…bị rò rỉ mà không biết do lối làm ăn bất cẩn, vô trách nhiệm của ngành điện lực và những cơ quan có liên quan. Nhiều khi ở ngay trong nhà cũng bị điện giật chết do nước ngập vào nhà, hệ thống điện bị hở như một số tai nạn đã xảy ra tại Hà Nội vào mùa mưa năm nay. Mỗi lần có người chết như vậy, báo chí đưa tin, người dân đau xót, ngành điện hay cơ quan chịu trách nhiệm bỏ ra một số tiền hỗ trợ chi phí mai táng cho người bị nạn…và sửa chữa chỗ bị hở, thế là xong, chả có ai phải ra tòa, chịu tù tội gì, mùa mưa năm sau tai nạn lại xảy ra ở khúc đường khác, trụ điện khác.