Song Chi
Uploaded with ImageShack.us
Hình ảnh dân oan khiếu kiện tại 110 Cầu Giấy Hà Nội ngày 26.11.2007 Nguồn:tudovis.com
Nếu so sánh với một số quốc gia hiện đang xảy ra chiến tranh, hoặc xung đột dữ dội về sắc tộc, tôn giáo…thì Việt Nam là một quốc gia đang có hòa bình, đời sống khá là yên ổn. Từ bao lâu nay những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam từ trên xuống dưới cùng với toàn bộ hệ thống báo chí truyền thông quốc doanh luôn ra sức lập đi lập lại với người dân Việt Nam về những thành tựu chính trị xã hội và hạnh phúc to lớn mà họ đang được hưởng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Chẳng hạn, Việt Nam là một nước yên bình, ổn định chính trị vào bậc nhất thế giới, ở Việt Nam làm gì có khủng bố, bạo loạn, gây rối, biểu tình đẫm máu…, ở Việt Nam cũng chẳng có những vụ ám sát các chính trị gia, những vụ từ chức của các ông tai to mặt lớn gây hoang mang cho người dân, những vụ sát nhân hàng loạt, Việt Nam thậm chí cũng không có cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm mà chỉ có những vụ vi phạm pháp luật (các bác ấy nói thế).
Thế nhưng tất cả những sự ổn định chính trị trên bề mặt có được từ sự cầm quyền độc đoán, hà khắc của một nhà nước độc tài đảng trị đó cũng không thể tạo ra một môi trường sống thực sự an toàn hạnh phúc cho người dân! Ngược lại, ở Việt Nam bây giờ đối với đa số người dân sống sao mà khó khăn, mệt mỏi còn chết thì dễ dàng, đơn giản đến thế!
SỐNG THÌ KHÓ…
NHÌN BÊN NGOÀI-NGƯỜI VIỆT SỐNG RẤT “SƯỚNG”
Người ngoại quốc đến Việt Nam, nhìn bên ngoài sẽ thấy người Việt sống có vẻ rất “sướng”, rất “hồn nhiên, thoải mái”.
Từ chuyện ăn nhậu. Từ thành thị đến nông thôn, từ Nam ra Bắc, bất cứ giờ nào trong ngày cũng thấy người tụm năm tụm ba ngồi trong quán café hay quán nhậu. Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, quán ăn quán nhậu lớn nhỏ mọc lên khắp nơi từ trong hẻm ra tới ngoài đường, trên lề đường, bờ kè, trên lòng cầu và dưới chân cầu…; có những khu vực tập trung hàng dãy quán nhậu nhộn nhịp với số lượng khách hàng ngàn người mỗi đêm. Chỗ nào cũng có thể thấy người dân thoải mái ngồi ăn uống, xả rác ngay trên lề đường, người bán hàng thì cũng tự nhiên bán, tự nhiên rửa rau rửa chén ngay đó.
Không chỉ ăn uống và xả rác, nếu đôi khi đi trên đường nhìn thấy người nào đó đứng quay lưng vào bờ tường…tiểu bậy một phát cũng là chuyện không có gì lạ. (tất nhiên phải canh lúc không có… công an). Có vẻ như người Việt xem vĩa hè, đường phố cũng chẳng khác gì cái sân của mình hay cái nhà mình.
Nhìn người Việt chạy xe ngoài đường, nhất là ở các thành phố lớn đông xe cộ, cũng một cung cách hồn nhiên bất chấp luật lệ như thế. Nhiều người cứ rình không có công an là phóng vượt đèn đỏ hoặc lúc đèn đỏ phải dừng xe thì đậu kín hết cả chỗ quẹo phải, lấn cả qua nửa lòng đường, xe từ đường khác quẹo trái qua rất khó. Hoặc cứ đoạn nào đông, tắc đường là len lách cố nhích lên phía trước, leo lên lề mà đi, làm cho tắc càng tắc thêm…Mặc. Chả thấy ai phạt. Có đứa nào càu nhàu thì quát lại, cãi nhau ngay, sợ gì. Trong đời sống hàng ngày và trong quan hệ giữa con người với con người với nhau, người Việt cứ hồn nhiên xâm phạm vào lợi ích của người khác và vi phạm những luật lệ, luật pháp nếu không bị bắt quả tang. Cái này có nguyên nhân của nó, do cái sự “nhà dột từ nóc” mà ra. Các quan chức lớn nhỏ đua nhau tham nhũng, ngồi xổm lên luật pháp thì người dân làm theo cũng có gì là lạ.
Cái “sướng” của người Việt còn trong nhiều lĩnh vực khác rộng hơn nữa. Như lĩnh vực giáo dục. Có nước nào mà bằng cấp mua dễ dàng như ở Việt Nam, nhất là đối với các ông bà quan chức cần phải hợp thức hóa bằng cấp để có cơ sở đề bạt vào chức vụ này cái ghế kia. Thế là từ bằng B Anh văn cho đến bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ…đều có thể mua tuốt. Các ông bà làm quan bây giờ từ chức nhỏ tới chức to phần lớn đều có đủ loại bằng cấp rất kêu, mà chẳng biết có bao nhiêu phần trăm trong số những người đó là học thật, bằng thật?
Hay trong lĩnh vực kinh doanh. Có nước nào mà mở công ty làm ăn dễ như ở Việt Nam, chỉ cần đóng 500 ngàn đồng tiền Việt Nam (chưa đến 300 USD) là đã có cái giấy phép kinh doanh mở công ty, vay một số vốn bỏ vào ngân hàng gọi là vốn cố định, hoặc thế chấp cái nhà của mình. Thời buổi cả nước rộn rịp làm giàu, ai cũng mở công ty ai cũng có thể làm giám đốc, dù lắm khi cái công ty tên gọi là công ty kinh doanh địa ốc hoặc xây dựng hoặc kinh doanh quảng cáo đa chức năng với lời quảng cáo rất hùng hồn đó đặt ngay tại nhà ông giám đốc, chỉ cần có số điện thoại để giao dịch; hoặc chỉ là một căn phòng nhỏ xíu tận trên lầu năm lầu bảy của một chung cư hay nằm sâu trong một con hẻm, với một giám đốc và một, hai nhân viên. Khi ngành quảng cáo đang ăn nên làm ra ở Việt Nam, riêng trong lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện…có hàng ngàn hàng vạn công ty lớn nhỏ đủ loại đã ra đời ở Việt Nam và cũng không ít công ty kiểu đó đã lặng lẽ sập tiệm không kèn không trống. Đến khi việc sản xuất phim truyện truyền hình nở rộ thì lại hàng ngàn hàng vạn công ty mở ra để nhận làm chương trình truyền hình, phim truyền hình cho các đài, và cũng lắm công ty phải ngậm ngùi đóng cửa vì …lỗ. (Ở đây cho thấy vai trò kiểm soát, điều tiết của nhà nước là rất quan trọng khi cấp giấy phép kinh doanh để ngăn ngừa sự cạnh tranh không lành mạnh làm nhiễu loạn thị trường và sự phá sản của hàng loạt công ty không có thực vốn, nhưng nhà nước Việt Nam thì chẳng quan tâm đến việc này.)
Nếu như trong lĩnh vực kinh doanh bây giờ ai cũng làm giám đốc được chỉ cần có chút vốn và rất nhiều… máu liều thì trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ cũng một tình trạng bát nháo không kém. Ai cũng có thể làm ca sĩ, nhạc sĩ, ai cũng có thể là nhà thơ, nhà văn, diễn viên, và cả đạo diễn phim! Và giữa thời buổi tranh tối tranh sáng, vàng thau lẫn lộn, thật giả hay dở nhập nhèm, lại thêm sự khủng hoảng trầm trọng trong hệ thống lý luận, phê bình như hiện nay, thì điều dễ hiều là đối với số đông quần chúng họ chẳng biết đâu mà đánh giá, mà phân biệt. Nên ngay cả những giọng ca tệ nhất, những bài hát dở nhất, những tài năng kém cỏi nhất trong các lĩnh vực cũng có những người bị nhầm và cho đó là tuyệt vời là tài năng lớn; nếu khéo biết cách gây sự chú ý nhiều khi bằng cả những phát biểu gây sốc, những scandal ảnh nóng hay chuyện đời tư thì còn nổi như cồn, hơn cả những người có khả năng thật sự là chuyện không có gì hiếm.
Như vậy, xem ra sống ở Việt Nam trong cái giai đoạn này có vẻ dễ? Ngó vậy mà không phải vậy. Nghịch lý nằm ở chỗ là sống không tử tế thì dễ mà sống tử tế đàng hoàng thì lại rất khó!
Uploaded with ImageShack.us
Ngày 5.4.2010, trên 18 ngàn công nhân lao động thuộc ca 1, ca 2 và ca hành chính của Cty Pouchen (tại xã Hòa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn tiếp tục đình công sang ngày thứ ba. Nguồn: tienphong.vn
SỐNG TỬ TẾ, TRUNG THỰC, DŨNG CẢM VÔ CÙNG KHÓ
Nghĩ cũng lạ. Xã hội Việt Nam hiện nay dường như không học được bao nhiêu những cái hay từ các nước khác nhưng lại tập trung đầy đủ trong lòng nó những cái dở nhất tệ nhất của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản cộng lại.
Một vài ví dụ về những cái dở cái tệ của chủ nghĩa phong kiến và văn hóa Khổng giáo còn sót lại:
Trong một xã hội Á Đông mà gốc rễ văn hóa là Khổng giáo, cái tôi của con người thường phải bị kìm nén xuống, cá nhân không được xem trọng, con người Việt Nam cho đến tận bây giờ vẫn sống vì gia đình, họ hàng cơ quan cho đến chòm xóm láng giềng, sống vì dư luận là chính. Một đời người chả mấy khi dám sống cho mình, theo ý mình.
Văn hóa Khổng giáo còn dạy con người ta không được cãi lệnh người trên, ở nhà thì vâng lời bố mẹ, đến trường thì vâng lời thầy cô và tin vào …sách giáo khoa, cấm có ý kiến phê bình, cấm có cãi, khi đi làm thì tuân lệnh ông xếp, xếp có sai trái cũng chẳng dám có ý kiến, lôi thôi xếp lại “đì” cho hay đuổi việc thì toi đời. Con người cả đời chả dám nói lên chính kiến của mình.
Một vài ví dụ về những cái dở cái tệ của chủ nghĩa tư bản thời mông muội, thời man rợ ở Việt Nam hiện nay:
Trải qua mấy cuộc chiến tranh khốc liệt liên tiếp và những tháng năm dài đói khổ đói sở thời bao cấp, đến khi có chính sách mở cửa về kinh tế, cả xã hội Việt Nam như người ốm lâu phải ăn trả bữa, đua nhau chạy theo đồng tiền, chạy theo giấc mơ làm giàu bằng mọi cách. Và khi một cơ chế chính trị cho phép nhà nước độc chiếm quyền lực cộng với luật pháp còn nhiều kẽ hở như hiện nay thì khối kẻ đã dễ dàng làm giàu bằng những con đường bất chính, trong đó nạn tham nhũng của các quan chức từ trên xuống dưới đã trở thành một quốc nạn không thể chữa nổi.
Sống trong một xã hội như vậy đồng tiền là tất cả, có tiền có thể mua được rất nhiều thứ, những giá trị thật của con người như năng lực, kiến thức, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách nhiều khi không được coi trọng bằng giá trị chiếc xe đang đi, ngôi nhà đang ở, chức vụ đang có hay những bằng cấp lộng kiếng bóng lộn.
Cộng thêm vào đó là rất nhiều cái dở, cái tệ của một xã hội nằm trong một thể chế chính trị độc tài toàn trị do một đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo.
Đó là một xã hội mà ngay từ bé con người khi đến trường đã được học toàn những điều dối trá-từ chính trị, lịch sử, giáo dục công dân cho đến văn chương nghệ thuật…, con người lớn lên đồng hành hít thở sống cùng với sự dối trá bao trùm trong xã hội-nhà nước thì nói một đằng làm một nẻo; báo chí thì đảng và nhà nước cho phép nói gì mới được nói cái đó và phải bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chứ không phải bảo vệ sự thật, bảo vệ nhân dân; luật pháp cũng do đảng vả nhà nước khống chế nên không thể đem lại công lý và sự công bằng cho người dân v.v…
Đó là một xã hội mà sự sợ hãi đã ăn sâu vào máu-người ta tự kiểm duyệt, tự biên tập mình. Cái gì hợp với ý của Đảng cộng sản, của chính quyền thì cái ấy là đúng, ngược lại là sai, là bị quy kết, chụp mũ là phản động, chống đối chế độ, phản bội lại Tổ quốc, nhân dân…Ngay cả lòng yêu nước cũng phải được cho phép. Nên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa là không được. Lên tiếng phản biện lại những chính sách sai lầm có hại cho đất nước cho nhân dân của chính quyền là không được v.v…
Đó là một xã hội mà nhà nước tự đặt ra những giá trị riêng về tự do, dân chủ, nhân quyền cho người dân hay nói cách khác mọi khái niệm về tự do, dân chủ, nhân quyền phổ quát của nhân loại khi vào đến Việt Nam phải thay đổi, cắt xen đi, mài mòn đi cho phù hợp với ý Đảng, ý nhà nước, hợp với cái khung cái thể chế chính trị cho phép. Cho nên mới có việc gần đây nhà nước Việt Nam cho ra đời tạp chí nhân quyền để “tạo thêm một kênh thông tin chủ lực nhằm phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trên lĩnh vực quyền con người; giúp cho đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu rõ việc đảm bảo quyền con người là bản chất của chế độ ta; đồng thời góp phần phê phán những nhận thức lệch lạc và đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch.” như phát biểu của ông Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại buổi lễ ra mắt tạp chí này và ông Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng phải cất công viết bài giảng nghĩa “Hãy hiểu đúng về nhân quyền của Việt Nam” rằng “thực chất vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là như thế nào? Nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền phương Tây ở điểm gì? Và phải hiểu nhân quyền ở Việt Nam như thế nào cho đúng?” trong đó có thể tóm gọn lại nhân quyền của Việt Nam là ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành!
Ở những quốc gia có thể chế chính trị độc tài toàn trị như Việt Nam, nếu “lỡ” bất đồng chính kiến với Đảng và nhà nước là cuộc sống sẽ trở nên vô cùng mệt mỏi, khốn đốn. Giới trí thức ở thời nào, nước nào vẫn là thành phần hay có tư tưởng phản biện, đối lập với chính quyền và trong những chế độ độc tài thì đó là thành phần luôn bị kiểm soát chặt chẽ , nếu có thái độ hành vi chống đối lập tức sẽ bị đàn áp mạnh mẽ. Từ thời Nhân văn giai phẩm văn nghệ sĩ nhiều người đã khốn đốn cả đời vì đòi hỏi tự do cho sáng tác, trong nhiều năm qua đã có nhiều nhà báo, luật sư, giới blogger …bị bắt, bị sách nhiễu, gây khó dễ về mọi mặt trong cuộc sống do đã dám lên tiếng bày tỏ thái độ trước những vấn đề chính trị xã hội của Việt Nam.
Uploaded with ImageShack.us
Linh mục Nguyễn Văn Lý trở về nhà sau khi được tạm đình chỉ thi hành án vì lý do sức khỏe Nguồn:danchuausa.net
Tù nhân chính trị ở Việt Nam thường phải chịu án rất nặng. Như giáo sư, tù nhân lương tâm Đoàn Viết Hoạt 20 năm tù đã được thả năm 1998, nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính 3 lần tù đày tổng cộng gần 20 năm trời bị giam giữ và quản chế, bác sĩ-nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế ba lần bị tù tổng cộng hơn 20 năm, linh mục Nguyễn Văn Lý nhiều lần bị bắt tổng cộng đã ở trong tù khoảng 17 năm và mới được tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù vì lý do sức khỏe, cựu trung úy quân lực VNCH Trương Văn Sương 33 năm vừa được tạm hoãn vì lý do sức khỏe, cựu đại úy Nguyễn Anh Hảo nhiều lần bị tù tổng cộng 22 năm vừa được thả về, ngoài ra vẫn còn những người vẫn đang phải chịu án rất nặng như cựu đại úy quân lực VNCH Nguyễn Hữu Cầu đã 33 năm, cựu sĩ quan cảnh sát Trần Văn Thiêng tổng cộng 25 năm hay gần đây doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức vừa chịu mức án 16 năm v.v…Và trong tù họ phải chịu một chế độ giam cầm vô cùng khắc nghiệt, tàn nhẫn.
Uploaded with ImageShack.us
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Nguồn: tintuconline.vietnamnet.vn
Và cuối cùng, đó là một xã hội mà những điều tử tế tốt đẹp là hiếm hoi, là bất bình thường, cái xấu cái ác điều không tử tế thì tràn lan, trở thành bình thường. Cho nên những con người trung thực, dám đi ngược lại với đám đông, dám vạch ra những sự tiêu cực, xấu xa trong xã hội thì sẽ khốn khổ lao đao như trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa là một ví dụ.
Liệu trong một xã hội như vậy thì có dễ sống không?
Bài bình luận
rất hay!
tuyệt.
Việt Nam xinh đẹp
Cái nhìn ích kỷ và nông cạn
Việt Nam đi lạc đường