Trong danh sách các loại quốc doanh vừa được bổ xung thêm một loại nữa: biểu tình quốc doanh.
Có người bảo, quốc doanh thì quốc doanh, miễn có lợi cho quốc gia dân tộc tố cáo dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ra trước thế giới là được rồi.
Trước khi cuộc biểu tình nổ ra mình cũng nghĩ vậy nhưng tới sáng Chúa Nhật 11 tháng 5 thì mới vỡ lẽ ra, đã quốc doanh thì làm gì cũng thất bại, kể cả việc dễ nhất là biểu tình chống Trung Quốc.
Đây không phải là lời hỏi chơi, phía sau mệnh đề này là một chuỗi những việc đáng suy gẫm và nếu nói chính xác hơn: Đáng hối hận.
Khi giàn khoan HD 981 tiến vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam nhiều người đã lên tiếng: Phải biểu tình chống nó. Không ít người im lặng, một sự im lặng giận dỗi.
Quyền được biết thông tin là một trong những điều khá mới lạ đối với dân chúng Việt Nam, ít nhất là trước khi Internet xuất hiện. Càng xa thành phố bao nhiêu, càng hẻo lánh bao nhiêu thì hai chữ thông tin hình như vắng bóng thường xuyên hơn bấy nhiêu. Một tầng lớp rất lớn người dân quen nghĩ thông tin là nguồn bí mật của quốc gia, nhà nước toàn quyền cho dân chúng biết đến đâu thì người dân hưởng đến nấy.
Báo chí Việt Nam không biết từ bao giờ đã có cụm từ “sự im lặng đáng sợ” khi mô tả các cấp chính quyền cao nhất không trả lời đơn thư hay phản ảnh của báo chí, nhân dân trước các tiêu cực. Lâu dần sự im lặng ấy đã có kết quả trông thấy: tham nhũng nhiều hơn, chống đối công khai hơn và toàn bộ các “mặt trận” đều tan vỡ.
Những im lặng ấy khi được nâng lên mức đáng sợ có làm cho Bộ Chính trị ưu tư hay không? Chắc chắn là không, mà ngược lại.
Chỉ trong vòng vài ngày người dân được xem những tấm ảnh minh họa rất sinh động tình trạng chính trị xã hội của Việt Nam đến tận gốc rễ. Những tấm ảnh đăng tải trên báo chí chính thống và chúng không hể được Photoshop, vì vậy đã đào sâu vào ý thức nhận dạng sự việc của người xem cùng những tầng nấc ý nghĩa cũng như phản ứng xã hội mà nó chuyển tải.
Tấm ảnh thứ nhất là một em nữ sinh bị bảo vệ cột tay vào lan can của một siêu thì trên ngực mang tấm bảng: “Tôi là người ăn trộm”.
Việc chửi bới nhau giữa người với người trong khi ăn có lẽ xuất hiện từ khi con người biết … ăn, nghĩa là từ cái thời mò cua bắt ốc săn thú trong hang động con người đã giành giật miếng ăn để sống. Tính cách ấy xã hội hôm nay có một từ rất hay là “bầy đàn”. Nó minh họa đầy đủ cộng đồng của người tiền sử, hợp lại thành bầy đàn để sống còn và cho tới vài triệu năm sau tính chất bầy đàn ấy được dùng để ám chỉ những hành vi của thời kỳ hang động và dĩ nhiên không ai chấp nhận trong xã hội ngày nay.
Hai tuần nay dân ghiền thể thao, chính trị gia, văn hóa gia, luật gia, đại biểu gia, và kể cả đại gia cứ hóng vào báo chí để xem cuộc tranh cãi khá náo nhiệt giữa hai phía ủng hộ và chống lại việc tổ chức ASIAD tại Việt Nam vào năm 2019.
Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.
Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt.
Tại một quán cà phê cóc nhỏ xíu ven đường thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Huyền tỉnh Cà Mau một nhóm thanh niên khoảng 5 người ngồi chồm hổm trên những chiếc ghế xập xệ mắt nhìn không chớp vào chiếc TV của chiếc quán nghèo để nghe tin tức về chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất từ mấy ngày nay.
Những tiếng vỗ đùi, chửi thề, cười vang thích thú khiến chiếc quán vốn yên ả nhiều năm qua bỗng dưng rộn rịp lạ thường.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau khi mất có lẻ bài hát nổi tiếng nhất của ông sẽ khó làm người ta quên, với cái tựa cực “hot”, dù đi đâu ở đâu mỗi lần nhớ tới Huế thì nhớ tới ca khúc này: Chuyện một chiếc cầu đã gãy.
Chiếc cầu đã gãy ấy là cầu Trường Tiền, sáu vài mười hai nhịp, và dưới ngòi bút của người nhạc sĩ tài hoa chiếc cầu như một giấc mơ nằm trong trí nhớ chẳng những của người Huế mà còn nằm cả trong lòng những ai từng biết về Huế.
Một ngày vào thuở xa xưa trên đất thần kinh
Người bỏ công lao xây chiếc cầu xinh
Cầu đưa lối cho dân nối liền cuộc đời
Bài bình luận gần đây