Ảnh của canhco

Những tên hề đóng vai ác

Trên sân khấu “tòa án” của Việt Nam vừa hạ màn vở tuồng giết người bằng cách giơ tay của 17 “thẩm phán”. Mười bảy chiếc áo thụng đen có tròng vải đỏ ở cổ và tay cho thấy những nhân vật này rất giống nhau, không những qua chiếc áo thẩm phán mà chúng cũng giống nhau ở nhân cách: hèn, ác, bất lương và thích đóng những vai tượng trưng cho công lý. Bọn chúng từng vỗ ngực cho rằng mình đại diện công lý và hôm nay chúng đồng lòng bỏ phiếu cho những ai tin vào nền công lý mù của chúng.

Y án tử hình Hồ Duy Hải: Địa chỉ trách nhiệm đích thực ở đâu?

Khi Viện (VKSNDTC) và Toà (TANDTC) mới bắt đầu cãi nhau, công chúng còn có thể hi vọng.

Vì đứng đầu Viện và Toà đều là Uỷ viên Trung ương, ngang cấp nhau nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.

Nhưng khi Bộ Công an chính thức tuyên bố: “Tử hình Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, hi vọng ấy nhanh chóng tiêu tan.

Bởi Bộ trưởng Bộ Công an là Uỷ viên Bộ Chính trị, cao hơn hẳn hai ông đứng đầu Toà và Viện.

Ảnh của nguyenvandai

Việt Nam cần chế độ dân chủ đa đảng làm nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước.

Có 4 yếu tố quan trọng mang tính quyết định để xây dựng một quốc gia từ xuất phát điểm là nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh và văn minh. Mọi người dân được thụ hưởng cuộc sống tự do, sung túc và hạnh phúc.


Trong đó có 3 yếu tố mang tính tự nhiên được Đấng Tạo hóa ban cho mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều mơ ước có được, đó là:

Thứ nhất, Tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào;

Ảnh của nguyenvubinh

Hồ Duy Hải có thể được tự do nhưng chưa chắc công lý sẽ được thực thi

     Phiên tòa Giám đốc thẩm vào ngày 6/5/2020 vụ án Hồ Duy Hải vừa được mở với kháng nghị của Viện Kiểm sát hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại, đã được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội và cộng đồng mạng. Vụ án xảy ra từ năm 2008, với nhiều tình tiết oan sai, và sự kiên trì kêu oan của gia đình Hồ Duy Hải đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của công luận, có thể trở thành vụ án oan điển hình của cả nền tư pháp Việt Nam từ trước tới nay.

Chung quanh chuyện giám đốc thẩm

Sáng ngày 06 tháng 5 năm 2020, Hồ Duy Hải được xét xử giám đốc thẩm, điều đó không có nghĩa là Hồ Duy Hải có thể hi vọng vào may mắn, vào công lý để thoát án tử. Và nếu như thoát được án tử, nghĩa là không có tội, Hồ Duy Hải sẽ được trả tự do ngay tức khắc và tòa án, ngành điều tra và viện kiểm sát liên đới sẽ xin lỗi, đền bù danh dự và đền bù vật chất cho Hồ Duy Hải. Vấn đề nằm ở chỗ này chứ không phải cán cân công lý hay ánh sáng lương tri. Bởi nếu xét theo cán cân công lý hay ánh sáng lương tri, Hồ Duy Hải đã được trả tự do từ lâu.

Ảnh của canhco

Hòa giải, biện pháp nào khả thi?

Không nhớ rõ ai là người trưng ra cụm từ hòa giải hòa hợp dân tộc, nhưng mỗi khi nghe đến cụm từ này, đặc biệt giữa những ngày tháng 4 hàng năm thì không ít người tỏ ra tin rằng người Việt khó lòng ngồi lại với nhau để hòa giải những bất đồng, những gút mắc từ 45 năm qua khi mà chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam húc đổ hàng rào dinh Độc Lập mở đường cho làn sóng của bên thắng trận tràn vào khắp miền Nam và gây nên những thảm cảnh cho hàng triệu người.

Ảnh của songchi

Vì sao người Việt khổ?

Song Chi.

Những quốc gia được xếp hạng cao về mức độ hạnh phúc-tại sao?

Các quốc gia như Bắc Âu, Thụy Sĩ…luôn luôn được xếp hạng là những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) hàng năm của Liên hợp quốc. Ngoài việc người dân được sống trong những quốc gia tự do, dân chủ, có đời sống thanh bình, thịnh vượng, kinh tế ổn định, hệ thống an sinh xã hội tốt, còn vì những lý do khác.

Nên dùng hình ảnh Thúy Kiều làm biểu tượng công lý

Lược sử nghề Luật Sư
 
Tìm kiếm trên google, cho thấy có ít nhất 11 luật sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam được ghi nhận [1], gồm:
 
01. Luật sư Phan Văn Trường (1876 - 1933)
 
02. Luật sư Trần Văn Chương (1898 – 1986)
 
03. Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986)
 
04. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)
 
Ảnh của canhco

Khi kẻ cầm súng nói chuyện hòa giải

Như lệ thường cứ đến ngày 30 tháng 4 là người ta lại nhắc lại việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Bên cạnh những kỷ niệm đau đớn về ngày được mệnh danh là “giải phóng”, người dân miền nam và hải ngoại mỗi lần nghe nhắc tới cụm từ “hòa giải hòa hợp” thì chừng như càng xót xa hơn, bởi trong thâm tâm họ, những nạn nhân trước, trong và sau cuộc chiến hai chữ hòa giải chỉ nói lên được một ngữ cảnh: tuyên truyền cho chế độ.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS