Trong sự nghiệp chính trị hơn 40 năm qua, ông Tô Lâm đã nhiều lần tới Hoa Kỳ. Nhưng chuyến đi tới New York từ ngày 21 tới ngày 26 tháng 9 năm 2024 là chuyến đi được cho ông này chuẩn bị và mong đợi nhiều nhất.
Tại sao lại như vậy?
Thứ nhất, ông Tô Lâm là người lãnh đạo đầu tiên giữ cả 2 chức vụ cao nhất của chế độ CSVN tới Đại hội đồng LHQ.
Thứ hai, ông Tô Lâm muốn sử dụng chuyến đi tới LHQ lần này để làm mờ đi những hình ảnh vô cùng xấu của ông ấy như vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, vụ ăn bò dát vàng, tham nhũng trong vụ MobiFone mua AVG,…
Đồng thời ông Tô Lâm muốn thể hiện một hình ảnh khác so với những nhà lãnh đạo khác của chế độ CSVN từng xuất hiện trước Đại hội đồng LHQ.
Thứ ba, ông Tô Lâm muốn nâng cao vị thế trong giới chóp bu và đảng CSVN khi Đại hội 14 đang đến gần.
Cuối cùng, ông Tô Lâm muốn thể hiện là một nhà lãnh đạo với người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Vậy thì ông Tô Lâm đã đạt được gì trong chuyến đi tới New York?
Thứ nhất là những điều không hay.
Đó là tại diễn đàn của Đại học Columbia, ông Tô Lâm đã thể hiện là một nhà lãnh đạo rất kém cỏi. Ông Tô Lâm đã được biết trước các câu hỏi của giáo sư Nguyễn Thị Liên Hắng. Đồng thời, các trợ lý và thư ký của ông Tô Lâm đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Nhưng ông Tô Lâm đã thể yếu kém khi đọc các câu trả sẵn cũng không được lưu loát.
Ông Tô Lâm đã không dám trả lời câu hỏi về suy nghĩ của chính ông ấy về vấn đề “hoà hợp hoà giải dân tộc” đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu ra hai thập kỷ trước đây.
Ông Tô Lâm vẫn giữ được truyền thống của những người tiền nhiệm là khi đọc bài diễn văn trước các diễn đàn của LHQ thì đoàn đại biểu các nước bỏ ra ngoài ít nhất là 2/3.
Thứ hai là điểm tích cực.
Ông Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Zelensky. Sự kiện này như một cú giáng mạnh vào uy tín của Tổng thống đế quốc Nga Putin. Bởi vì Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố ông Zelensky là Tổng thống bất hợp pháp của Ukraine vì nhiệm kỳ của ông ấy đã hết mà không tiến hành bầu cử Tổng thống. Putin cũng đã nhiều lần kêu gọi các nước đồng minh của Nga, trong đó có Việt Nam không cộng nhận Tổng thống Zelensky.
Ngoài ra, ông Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden để thảo mãn sự mong đợi của ông ta.
Ông Tô Lâm phải làm gì sau chuyến đi New York?
Trước khi đi New York, ông Tô Lâm đã trả tự do cho 2 người tù chính trị. Đó là anh Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng. Vì vậy, sau chuyến đi New York, ông Tô Lâm cần phải ký quyết định thả tự do tất cả các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị tại Việt Nam với gần 300 người.
Thứ hai, trong các bài phát biểu của ông Tô Lâm ở trong nước và khi ở New York. Ông Tô Lâm đã nhiều lần nhắc đến việc dân tộc Việt Nam “bước vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ai cũng hiểu rằng đất nước, dân tộc Việt Nam chỉ có thể bước vào kỷ nguyên vươn mình với một nền tảng vững chắc là thể chế chính trị tự do và dân chủ đa Đảng.
Bởi vậy ông Tô Lâm cần phải có một lộ trình dân chủ hoá cho Việt Nam với những bước đi cụ thể:
Giai đoạn 1 thực hiện trong một năm.
Một là cởi mở và cho phép các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hoặc không đăng ký được tự do thành lập và hoạt động;
Hai là gỡ bỏ mọi hạn chế trên mạng internet, người dân tự do sử dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến về mọi vấn đề của đất nước và quốc tế;
Ba là xây dựng luật về Hội, Đảng, Biểu tình,… để cụ thể hoá các quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp;
Giai đoạn 2 thực hiện trong 1 năm.
Một là cho phép các đảng phái, tổ chức chính trị thành lập theo luật về Đảng;
Hai là thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp và luật bầu cử.
Ba là tiến hành trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới.
Giai đoạn cuối là hoàn tất tiến trình dân chủ bằng việc tiến hành cuộc tổng tuyển cử và bàn giao quyền lực cho đảng thắng cử.
Bài bình luận gần đây