Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch uỷ nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội.
Sau khi ông Huệ bị miễn nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc phân công ông Mẫn như vậy là trái với điều 65 như thượng dẫn, bởi ông Huệ bị miễn nhiệm, chứ không phải vắng mặt như nội dung quy định. Và đây cũng là lổ hổng quá lớn của Luật Tổ chức Quốc Hội, từ một sự việc vô tiền khoáng hậu trong suốt gần nửa thế kỷ qua, khi một Chủ tịch Quốc hội bị miễn nhiệm. Và người dân cũng không nhìn thấy ông Mẫn trong tư cách người điều hành Quốc hội xuất hiện trong lễ kỷ niệm chiến thắng được tổ chức long trọng và rình rang tại Điện Biên Phủ.
Sự việc ông Thưởng và ông Huệ dồn dập xảy ra, khiến thượng tầng kiến trúc Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực cao nhứt của đảng Cộng sản Việt Nam - đối diện khủng hoảng chính trị lớn chưa từng có trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay Bộ Chính trị chỉ còn 13 thành viên, sau khi các ông: Nguyễn Xuân Phúc - Phạm Bình Minh - Trần Tuấn Anh - Võ Văn Thưởng - Vương Đình Huệ rút lui trong lặng lẽ.
Theo lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam gần trăm năm qua, tất cả các chiến thắng lớn hay nhỏ - vang dội hoặc chói lọi - vĩ đại và tự hào gì đi nữa, tất cả đều xuất phát từ cốt điểm quan trọng nhứt: tính ĐOÀN KẾT như lời Hồ Chí Minh đã dạy:
Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công.
Dồn dập có tới 5 vị Ủy viên Bộ Chính trị rời ghế chỉ trong 2 năm qua, cho thấy lịch sử của người Cộng sản Việt Nam đã không còn mấy "tính đoàn kết" (!).
Trang fanpage của BBC thắc mắc [3]: "Vậy thực ra đã có bao nhiêu đại biểu Quốc hội tán thành miễn nhiệm ông Huệ, bao nhiêu người không?". Còn trang fanpage của RFA vừa thắc mắc vừa phàn nàn [4]: "Ông Phúc khi rời ghế Chủ tịch nước còn được phát biểu đôi câu, hai ông Thưởng và Huệ mất chức thì không được nói câu nào. Vì sao?". Quả thật, quá kỳ lạ cho một sự việc công khai thuộc tầm cỡ "quốc gia đại sự".
Liên Hiệp Quốc đang trong quá trình kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Thụy Sĩ - nơi mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nhận nhiều đánh giá không tốt đẹp mấy, về tình hình nhân quyền nói chung và tự do ngôn luận nói riêng từ nhiều quốc gia. Ngay cả "hai trụ" Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ còn không được nói câu nào, còn nghĩ gì về quyền được nói của dân quèn Việt Nam (?!).
[1] https://vov.vn/chinh-tri/dien-van-cua-thu-tuong-tai-le-ky-niem-70-nam-ch...
[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-To-chuc-Quoc-h...
[3] https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/posts/pfbid0nQdM997zwk3UeH4r3...
[4] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid0SdGPPusmVcNTM5yB3SDBTZZt...
Bài bình luận gần đây