<m" val="before" brkbin="">
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}Sau khi Wikileaks tiết lộ thượng nghị sỹ Jim Webb đã từng đích thân đến thăm viếng nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tạo nên xúc động chưa dứt trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ thì hôm nay (22-9-2011), văn phòng Thượng Nghị Sỹ đã khẳng định tin tức viếng thăm qua bức thư kêu gọi tổ chức USAID (U.S. Agency for International Development) hãy có những hành động đúng đắn với tử sĩ Việt Nam trong cuộc chiến.
Văn phòng Thượng Nghị Sỹ Jim Webb đã ra kêu gọi hãy đình chỉ việc tìm kiếm tử sĩ mất tích trong cuộc chiến cho đến khi nào quỹ hỗ trợ của cơ quan này bảo đảm chắc chắn rằng cuộc tìm kiếm tử sĩ phải dành cho cả hai phía miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) và miền Bắc Việt Nam (bao gồm đội quân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Cộng).
Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được Thượng Nghị Sỹ Jim Webb mô tả là bị hoang phế và xuống cấp trầm trọng gây nên những rạn vỡ về mặt tâm linh. Lấy kinh nghiệm từ cá nhân là một người từng tham chiến, thượng nghị sỹ Jim Webb nhấn mạnh đây là ngân sách mà chính phủ Hoa Kỳ lập ra hàn gắn những bi kịch của cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin do văn phòng ông Webb nhận được từ Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế thì chính phủ Việt Nam hiện nay không tính tử sĩ phía Việt Nam Cộng Hòa nằm trong chương trình này.
Bức thư cũng đã chỉ dẫn rằng chính phủ Việt Nam đã ký nhận với Hoa Kỳ rằng chương trình này sẽ bao gồm luôn việc tìm kiếm quân nhân tử sĩ từ hai phía. Nhưng rõ ràng phía nhà cầm quyền Việt Nam chỉ thực hiện cho một phía của họ (với tài khóa 1 triệu đô-la từ Hoa Kỳ).
"Nếu nói Hoa Kỳ chỉ tiến hành để tìm kiếm tử sĩ phía cộng sản mà quên đi những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì thực không công bằng, đạo lý và đi ngược lại nỗ lực hàn gắn". Thượng nghị sỹ Jim Webb còn nhấn mạnh đến mục tiêu trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa như là là thái độ tôn trọng những người lính tử trận trong chiến tranh.
Nỗ Lực Hàn Gắn Việt Nam từ Hoa Kỳ
Hiện nay, ngoài nỗ lực tìm kiếm binh sĩ tử trận, chính phủ Hoa Kỳ còn có những quỹ giúp đỡ thương binh ở Việt Nam với ngân sách lớn hơn. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này không có cơ chế nào về mặt xã hội để đến với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đây cũng chính là mối phẫn uất và nghi kỵ bấy lâu trong lòng người Việt tại Hoa Kỳ nhìn vào nhà cầm quyền Việt Nam dưới một bầu không khí tâm linh của đạo đức giả - trời cao đất dày không chứng vì có chính sách phân biệt với nhưng cảnh ngộ tang thương chết chóc. Hầu như, những giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (nếu có) đều đến từ các tổ chức thiện nguyện trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Nhưng phía Việt Nam cũng đã đòi hỏi Hoa Kỳ rất nhiều về vấn đề chất khai quang và muốn Hoa Kỳ coi đây là sự nhức nhối về mặt lương tâm. Nhưng rồi, trong một bản ghi nhớ, phía Việt Nam không muốn cho "nạn nhân" Việt Nam Cộng Hòa được quyền lợi. Chính điều này đã làm cho các giới quan tâm chau mày. Phong trào vận động "chất độc màu da cam" lên lương tâm nước Mỹ vì thế không được sự ủng hộ nào đáng kể. Các giới khoa học gia cũng không đồng ý về những tai biến di truyền do phía Việt Nam trưng bày. Dư luận truyền thông cũng ghi nhận rằng nhà cầm quyền Việt Nam cũng thường hay sử dụng "tâm lý da cam" để kích động những phòng trào bài Mỹ khi có nhu cầu lợi ích về mặt tuyên truyền chính trị.
Nhưng gần đây, các giới ngoại giao chính khách Hoa Kỳ dần dần nhận thức ra các đặc điểm này. "Nỗ lực hàn gắn mà Hoa Kỳ mong muốn không phải là thiện chí của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay."
Là người chủ trì trong điều trần của đại sứ David Shears vaò hồi tháng Ba tại thượng viện Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sỹ Jim Webb còn kỳ vọng đến việc phía Việt Nam sẽ thay đổi các ngôn ngữ miệt thị dành cho phía Việt Nam Cộng Hòa mà sách báo vẫn Việt Nam còn sử dụng. Tuy nhiên, qua hành động kêu gọi chấm dứt ngân sách cho việc tìm kiếm tử sĩ trong cuộc chiến, Thượng Nghị Sỹ Jim Webb dường như đã thấy rõ chân tướng của vấn đề.
Cũng nói thêm, trong đợt tàu Bình Minh bị cắt cáp gây sóng gió Biển Đông, chính thượng nghị sỹ Jim Webb đã đứng hẳn về phía Việt Nam để chỉ trích Trung Quốc. Nhiều người vẫn coi mốc trở lại Biển Đông qua lời phát biểu của ngoại trưởng Hilary Clinton ở Hà Nội nhưng ít ai biết được kiến trúc sư của những kế hoạch này cũng chính là từ văn phòng thượng nghị sỹ Jim Webb.
http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/2011-09-22.cfm
Trần Đông Đức
Bài bình luận
TÌNH NGƯỜI - ĐỒNG BÀO