Sáng 7/2/2024, ông Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp mặt, chúc Tết các quan chức, cựu quan chức đảng CSVN, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập đến việc tiếp tục chuẩn bị tích cực cho đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng; đổi mới, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14 - nhiệm kỳ 2026 – 2031,…
Đây không phải lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng bí thư, Trưởng tiểu ban nhân sự của đại hội nêu lên vấn đề đổi mới quy hoạch BCH Trưng ương, Bộ CT, Ban BT.
Trước các Đại hội 12, 13, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã đề cập đến vấn đề này. Nhưng kết quả là chỉ sau Đại hội ít tháng thì đã có các uỷ viên trung ương, uỷ viên Bộ chính trị bị kỷ luật, bị xử lý hình sự.
Vậy nguyên nhân vì đâu?
Giới chóp bu gồm các uỷ viên Bộ CT, Ban BT, Uỷ viên trung ương của đảng CSVN lựa chọn những người kế vị họ bằng hình thức phi dân chủ, mang tính chất lợi ích của các phe phái, vùng miền.
Mỗi uỷ viên Bộ CT, Ban BT, Ban CHTW đều tự chọn và đề cử người thay thế vị trí của mình nếu đã đến tuổi nghỉ hưu, các uỷ viên chưa nghỉ hưu có thể tự đề cử mình.
Tiểu ban nhân sự gồm có Tổng bí thư, trưởng ban Tổ chức TƯ, Ban nội chính, uỷ viên Bộ CT, Ban BT,… sẽ xem xét từng ứng cử viên. Sau đó, Tiểu ban nhân sự sẽ quyết định danh sách ứng cử viên có số dư để đưa ra Đại hội bầu. Tất nhiên ít nhất 100% số ghế của Bộ CT, Ban BT đã được quyết định. Và 80% số ghế uỷ viên TƯ đã được quyết định và thông báo về các đoàn đại biểu, các đại biểu phải bầu cho những người này. Còn 20% số ghế của Ban chấp hành TƯ là cuộc vận động, mua bán, mặc cả của các phe nhóm với các đoàn đại biểu.
Đây là hình thức lựa chọn phi dân chủ giới chóp bu cầm quyền của đảng CSVN. Tức là trên lựa chọn dưới, trái với cách bầu cử dân chủ là các cử tri đảng viên sẽ lựa chọn và bầu giới lãnh đạo.
Như vậy, gần như Bộ CT, Ban BT, BCH TƯ khoá hiện tại sẽ lựa chọn và quyết định ai sẽ vào Bộ CT, Ban BT, BCH TƯ khoá mới.
Những vị trí ở tứ trụ, đặc biệt là ghế Tổng bí thư chỉ được quyết định ở Hội nghị TƯ cuối cùng trước Đại hội. Đây là cuộc đấu đá, tranh giành, mặc cả, thoả hiệp quyết liệt giữa các phe nhóm.
Việc tổ chức Đại hội đảng toàn quốc cũng chỉ là hình thức. Lá phiếu của các đại biểu tham dự Đại hội hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc lựa chọn và quyết định những ai sẽ vào giới chóp bu cầm quyền của đảng. Kể cả 20% số ghế uỷ viên trung cũng được quyết định trước sau cuộc mua bán, mặc cả giữa các phe nhóm với trưởng đoàn đại biểu.
Trưởng đoàn đại biểu sẽ thông báo cho các đại biểu trong đoàn là phải bỏ phiếu cho ai.
Như vậy, việc ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố phải đổi mới, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14 chỉ là lừa dối hơn 5 triệu đảng viên đảng CSVN và gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Những thành phần nào sẽ được chọn với giới chóp bu của đảng CSVN?
Chỉ có hai thành phần được chọn vào giới chóp bu CSVN.
Thứ nhất, đó là tầng lớp hậu duệ gồm con cháu, họ hàng của các cựu quan chức, các quan chức đương nhiệm trong giới chóp bu CSVN.
Thứ hai, những người không thuộc tầng lớp hậu duệ mà được chọn phải nằm trong các phe phái, được các phe phái tin tưởng, tiến cử. Những người này đã được các băng đảng, phe phái trong giới chóp bu lựa chọn và được giới chóp bu tin tưởng.
Hậu quả là gì?
Những đảng viên có tài, có đức nhưng không phải hậu duệ, không có quan hệ, không nằm trong các phe nhóm,… thì họ không bao giờ có quyền và cơ hội được tham gia vào giới chóp bu của đảng CSVN.
Chỉ những kẻ cơ hội chính trị, tha hoá đạo đức, giỏi nịnh hót, biết sử dụng thủ đoạn bẩn hơn là sử dụng trí tuệ mới có cơ hội lọt vào giới chức chóp bu cầm quyền.
Và khi những người nàynắm quyền lực thì họ tiếp tham nhũng, vơ vét của cải, tài nguyên của người dân và đất nước. Không những vậy, họ còn phá hoại đất nước.
Tại sao giới chóp bu của đảng CSVN phải làm như vậy?
Giới chóp bu của đảng CSVN tuyên truyền trong nội bộ và với người dân rằng đây là hình thức “tập trung dân chủ” trong sinh hoạt của đảng CSVN. Nhưng bản chất đây là hình thức của chủ nghĩa phong kiến tập thể của hàng trăm các ông vua con.
Mục đích của giới chóp bu CSVN là duy trì chế độ phong kiến tập thể nhằm bảo vệ quyền lực, tài sản, lợi ích cho con cháu của họ.
Vậy như thế nào mới là đổi mới công tác nhân sự đối với BCH TƯ, Bộ CT và Ban BT khoá 14?
Chỉ có một các đổi mới duy nhất. Đó là tiến hành dân chủ hoá trong đảng CSVN.
Tất các đảng viên đều có quyền tự do ứng cử và bầu cử chức vụ đứng đầu từ bí thư cấp chi bộ tới Tổng bí thư, các cơ quan như BCH TƯ, Bộ CT
Bởi vì đây là một chế độ phong kiến tập thể, vậy nên giới chóp bu CSVN không bao giờ tự nguyện chấp nhận cho hơn 5 triệu đảng viên được tự do ứng cử, bầu cử để chiếm mất quyền lực của họ.
Để có được dân chủ trong đảng CSVN và tiến tới dân chủ hoá Việt Nam thì chính hơn 5 triệu đảng viên đảng CSVN phải đấu tranh để đòi quyền dân chủ, quyền tự do ứng cử và quyền bầu chọn người lãnh đạo của đảng CSVN.
Bài bình luận gần đây