Thứ nhì, tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Thứ ba, theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân
Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.
Thứ năm, tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.
Tất cả 5 giải pháp kể trên, suy cho cùng chỉ là MỘT. Đó chính là "đòn bẩy" về kinh tế và pháp lý, dành riêng cho thị trường bất động sản, vốn đang tê liệt và hấp hối.
Năm sai lầm của thị trường bất động sản xứ thiên đàng, bắt buộc phải gắn liền với nền kinh tế, không riêng bất cứ quốc gia nào.
Thứ nhứt, vì xứ thiên đàng không chấp nhận kinh tế thị trường, nên nhà cầm quyền CSVN không thừa nhận quan hệ cung - cầu. Quan hệ cung - cầu chính là sai lầm căn bản và quan trọng nhứt. Bởi tất cả các tập đoàn bất động sản hiện nay, khi lập ra tất cả dự án, dù quy mô nhỏ - trung bình - lớn - rất lớn, trong quan điểm kinh doanh, họ chỉ bán cái họ có, không phải bán cái thị trường cần. Điều này giải thích tại sao hàng chục triệu đơn vị nhà ở hiện nay trở thành những "thành phố chết" vắng lặng, với giá cả cao ngất ngưỡng.
Thứ nhì, cơ cấu thu nhập dân số hiện nay, với sự phân hóa giàu - nghèo vô cùng trầm trọng nhưng nhà cầm quyền CSVN khi phê duyệt các dự án, chỉ dựa theo tất cả các chủ đầu tư. Trong khi các chủ đầu tư chỉ chăm chăm làm sao bán cái họ có (vốn rất hoa mỹ - đầy lòe loẹt - rất mắc tiền - quy hoạch như bên Mỹ - bên Âu v.v...) mà quên phứt đi thành phần thu nhập thấp và dưới mức nghèo khổ, tất cả hàng chục triệu người này đang cần gì - đang sống ra sao!
Thứ ba, đồng tiền Việt Nam không có giá trị. Tâm lý coi khinh đồng nội tệ, do chính nhà cầm quyền CSVN tạo ra cho dân chúng, đặc biệt dân trung lưu - giàu và siêu giàu. Đồng tiền Việt Nam bị coi khinh như vậy, dẫn đến tâm lý của nhóm dân này (vốn chiếm không quá 5% dân số), khi có tiền và rất nhiều tiền, họ buộc phải giữ giá trị. Không có cách nào khác là dục vô các thị trường: vàng, ngoại tệ và đặc biệt bất động sản (cùng với các loại trái phiếu - cổ phiếu được huy động cũng nhằm tăng vốn cho thị trường bất động sản). Đồng tiền Việt Nam không có giá trị, kéo theo chánh sách "bán trả góp" trở nên bất khả thi, bởi các chủ đầu tư không muốn "lấy lẻ mẻ", vì theo thời gian, lãi suất không thể nào bù đắp nổi, khiến họ cũng bị lỗ. Trên thực tế, những căn hộ (hầu như vài tỷ đồng), những căn nhà riêng (hàng tỷ đến chục tỷ đồng) những căn biệt thự (hàng chục tỷ đồng trở lên) vẫn cứ xây tới tấp và thị trường sôi động chỉ là sự mua đi bán lại trong nhóm có tiền. Càng có nhiều tiền, người ta càng sợ mất giá. Càng sợ mất giá, người ta càng phải ráo riết tìm chỗ trú ngụ vốn liếng. Và nhà đất là miếng mồi béo bở. Cũng chính từ đó mà những tay trùm lừa đảo càng dễ lừa gạt, như: Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh, Nhật Nam v.v...
Thứ tư, toàn bộ hệ thống pháp lý nói chung và các luật có liên quan đến bất động sản nói riêng của xứ thiên đàng, vô cùng rối rắm - phức tạp và mang nặng tính "chuyên chính vô sản" với "đặc sản" xin - cho, nó vẫn đậm đặc của thời bao cấp.
Thứ năm, cách suy nghĩ và đưa ra giải pháp của Ngân hàng Nhà nước - Bộ Xây Dựng cùng tất cả các bộ có liên quan, cũng như các tổ chức tín dụng và hàng chục tập đoàn lớn nhỏ đều bộc lộ sự manh mún - rời rạc bằng cách gọi là "...tới đây Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp BĐS tháo gỡ VƯỚNG MẮC CỤ THỂ cho các dự án BĐS" như ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - phát ngôn trong cuộc họp mới nhứt vào ngày 13 tháng Mười Một năm 2023, do báo Tuổi Trẻ đưa tin [2]. Điều ông Nghị nói sẽ không giải quyết được bất cứ một chút gì. Bởi thị trường BĐS liên quan đến hơn 100 thị trường khác ( điện - nước - điện lạnh - điện máy - đồ dùng gia đình (nhà bếp, chăn drap gối nệm, rèm cửa) - trang trí nội thất v.v... vốn kéo theo hàng triệu lao động làm việc trong các thị trường này).
Kết
Hai tập đoàn lớn nhứt và lớn nhì tại Trung Quốc: Ever Grande - Country Garden đã mở thủ tục phá sản. Tập đoàn lớn thứ ba cũng tại Trung Quốc - China Vanke đang được "giải cứu" [3] nhưng những biện pháp cũng chỉ trong vô vọng, bằng sự trấn an các nhà đầu tư. Ba tập đoàn kể trên, với vốn hóa lên đến hơn ngàn tỷ USD.
Báo Dân Trí ra ngày 24 tháng Chín năm 2023 cho hay [4] "... Trong một bài bình luận hiếm hoi về thị trường bất động sản Trung Quốc, một cựu quan chức nước này cho biết "ngay cả dân số 1,4 tỷ người cũng không đủ để lấp đầy tất cả các căn hộ bỏ không...". Do vậy, điều đầu tiên nhà cầm quyền CSVN nên học theo nhà cầm quyền CSTQ - thống kê toàn bộ số nhà đất hiện nay, coi thử liệu có phải khoảng hơn 100 triệu đơn vị nhà đất đang bỏ trống, mà toàn bộ dân số Việt Nam cũng không tài nào lấp đầy (?)
__________________
[1] https://nguoiquansat.vn/nhnn-cong-bo-5-giai-phap-chinh-go-kho-cho-thi-tr...
[2] https://tuoitre.vn/go-kho-cho-bat-dong-san-hang-dai-kien-nghi-va-kien-ng...
[3] https://tuoitre.vn/trung-quoc-cuu-dai-gia-bat-dong-san-china-vanke-20231...
[4] https://dantri.com.vn/the-gioi/14-ty-dan-khong-o-het-so-can-ho-bo-trong-...
Bài bình luận gần đây