Trên RFA tiếng Việt có đăng bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng về bài học cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến trong trường hợp nào thì Mỹ bỏ rơi, trường hợp nào Mỹ không bỏ rơi.
Tôi đồng tình với quan điểm của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng. Và tôi đưa ra quan điểm của mình để làm rõ hơn nữa là người dân Việt Nam cần phải làm gì để Mỹ không bao giờ bỏ rơi Việt Nam.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi hai nước đồng minh.
Năm 1975 là miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hoà đã từng theo Mỹ 20 năm.
Năm 2021, là Afganistan, cũng theo Mỹ 20 năm.
Có nhiều nguyên nhân khiến Mỹ bỏ rơi hai nước đồng minh này. Nhưng ai cũng có thể nhận ra hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, Mỹ thay đổi lợi ích về mặt chiến lược.
Thứ hai, chính quyền của cả hai nước đồng minh là VNCH và Afganistan đều yếu kém, tham nhũng. Họ đã không tranh thủ được nhiều tỷ đô la viện trợ của Mỹ để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng. Khiến Mỹ thất vọng.
Trong khi đó, có hai nước ở châu Á có cùng xuất phát điểm với Việt Nam Cộng Hoà trước đây không bị Mỹ bỏ rơi. Đó là Hàn Quốc và Đài Loan.
Bởi vì hai quốc gia này ngoài lợi ích chiến lược với Mỹ, chính phủ của hai quốc gia này đã quản trị rất tốt những nguồn tiền viện trợ của Mỹ để phát triển đất nước. Hai nước này xây dựng nước nhà nước pháp trị nghiêm minh. Đồng thời, hai nước này đã tiến hành cải cách dân chủ.
Cả Hàn Quốc và Đài Loan đều tạo ra những giá trị pháp quyền và dân chủ để chia sẻ với Mỹ.
Bởi vậy, Mỹ đã không bỏ rơi hai quốc gia này.
Ngày 10 tháng 9 năm 2023, Việt Nam cộng sản và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vừa nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện đều vì lợi ích chiến lược của cả hai nước.
Nhưng trong nội bộ giới chóp bu CSVN vẫn còn nhiều người nghi ngại một lúc nào cũng vì thay đổi lợi ích chiến lược mà Mỹ lại bỏ rơi Việt Nam cộng sản.
Bởi vì thể chế chính trị của Mỹ và Việt Nam cộng sản vô cùng khác biệt.
Mỹ là thể chế chính trị dân chủ đa Đảng, tam quyền phân lập, tôn trọng các giá trị nhân phẩm và các quyền con người.
Trong khi Việt Nam cộng sản là thể chế độc đảng, độc tài, tước bỏ các quyền con người và chà đạp giá trị nhân phẩm của người dân.
Như vậy trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam cộng sản:
Với Mỹ đó là giá trị của vị trí chiến lược của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung;
Với Việt Nam cộng sản là các giá trị kinh tế mà Mỹ đem lại như viện trợ, đầu tư, thị trường,…
Việt Nam cộng sản không có các giá trị cốt lõi để cùng chia sẻ với Mỹ đó là giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền.
Khi nào thì Việt Nam cộng sản bị Mỹ và phương Tây bỏ rơi?
Thứ nhất, khi lợi ích chiến lược của Mỹ thay đổi, tức là Mỹ và Trung Quốc cùng từ bỏ đối đầu để trở lại thành đối tác. Mỹ sẽ cùng với Trung Quốc chia sẻ quyền lãnh đạo thế giới. Khả năng này rất dễ xảy ra. Mỹ sẽ lại bỏ rơi Việt Nam cộng sản đúng như lo ngại của một số quan chức chóp bu CSVN.
Thứ hai, chế độ cộng sản ở Trung Quốc sụp đổ và chuyển sang nền chính trị tự do, dân chủ. Khả năng này khó xảy ra.
Vậy làm thế nào để nước Việt Nam không bao giờ bị Mỹ và phương Tây bỏ rơi khi lợi ích chiến lược của họ thay đổi?
Nước Việt Nam phải từ độc tài chuyển sang dân chủ đa Đảng. Xây dựng thể chế tam quyền phân lập, nhà nước pháp quyền để cùng chia sẻ những giá trị chung với Mỹ.
Tại sao nước Việt Nam dân chủ đa Đảng có giá trị tuyệt đối với Mỹ và phương Tây?
Thứ nhất, nước Việt Nam dân chủ cùng chia sẻ chung những giá trị phổ quát với Mỹ.
Thứ hai, nước Việt Nam dân chủ sẽ có ảnh hưởng và tác động to lớn đến sự thay đổi dân chủ ở các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, đặc biệt tác động tới Trung Quốc.
Nước Việt Nam dân chủ sẽ cùng với Mỹ và các nước phương Tây tác động vào sự thay đổi dân chủ tại Trung Quốc. Và vị trí chiến lược của Việt Nam là quan trọng số 1.
Bởi vậy mà Mỹ và phương Tây sẽ bao giờ bỏ rơi nước Việt Nam dân chủ đa Đảng.
Đảng và chế độ CSVN có thể tạo ra giá trị tuyệt đối với Mỹ và phương Tây không?
Chắc chắn là không!
Bởi các thế hệ lãnh đạo CSVN luôn tuyên bố bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ là yêu tiên số một. Các lực lượng bảo vệ chế độ đều được giáo dục và tuyên thệ “còn đảng, còn mình”.
Đồng thời, trong quan hệ với Mỹ, nhà cầm quyền CSVN luôn yêu cầu Mỹ phải tôn trọng thể chế chính trị, tức là tôn trọng chế độ độc đảng, độc tài CSVN.
Bài bình luận gần đây