Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vậy Dự thảo này định nghĩa như thế nào về nhân tài?
Đó là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có trình độ, năng lực sáng tạo vượt trội, có tinh thần cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có công trạng, thành tích, tạo nên sự tiến bộ, sự phát triển một tổ chức, ngành, lĩnh vực, địa phương.
Nguồn nhân tài được tìm kiếm từ đâu?
Nguồn nhân tài được tìm kiếm và phát hiện trong phạm vi rộng: Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp giỏi, xuất sắc; người có học vị, học hàm có công trình được công nhận, ứng dụng vào đời sống; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ và người ở các khu vực khác.
Những nhân tài ở Việt Nam có không?
Đất nước với gần 100 triệu người dân ở trong nước, chắc chắn không thiếu nhân tài. Đặc biệt với khoảng gần 5 triệu người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc khắp nơi trên thế giới thì có rất nhiều nhân tài.
Chính quyền cộng sản Việt Nam có thực tâm tìm kiếm và thu hút nhân tài về phục vụ Nhân dân và đất nước không?
Trong lĩnh vực chính trị, xã hội, pháp luật, kinh tế, giáo dục, y tế thì tuyệt đối là không!
Bởi những người tài năng trong các lĩnh vực trên sẽ có nhận thức, quan điểm, phương pháp,… khác biệt, thậm chí là đối lập với bản chất của đảng, chế độ và chính quyền CSVN.
Cho nên cả từ hai phía, những người tài năng trong các lĩnh vực trên không thể chấp nhận làm việc cho chế độ CSVN nếu được mời.
Nếu có những người chấp nhận về làm việc, thì chỉ một thời gian ngắn họ sẽ rũ áo ra đi.
Về phía chính quyền CSVN nếu có ngỏ lời mời thì cũng là chiêu trò mị dân hay giải pháp tình thế trong một thời gian ngắn, rồi chia tay, đường ai nấy đi.
Còn trong lĩnh vực khoa học, công nghệ?
Chính quyền CSVN có mời, nhưng những điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ hạn hẹp. Đồng thời với tư duy lạc hậu, năng lực quản lý yếu kém của các quan chức thì những tài năng này cũng sớm rũ áo ra đi.
Thực tế đã diễn ra như thế nào?
Tại hội nghị xin ý kiến chuyên gia do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức cuối tuần qua, TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội, nguyên Thứ trưởng Nội vụ, cho biết:
"Tìm kiếm, thu hút nhân tài không phân biệt vùng miền, quê quán, độ tuổi, trong hay ngoài Đảng, trong nước hay người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, không thành kiến, hẹp hòi, đố kỵ, phân biệt đối xử".
Nhưng điều này thì đảng CSVN không thể thực hiện được khi mà họ vẫn áp đặt sự cai trị tuyệt đối về ý thức hệ, không chấp nhận sự khác biệt về quan điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục,…
TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Nội vụ, nêu quan điểm "muốn thu hút được nhân tài thì phải trọng dụng họ". "Nhiều nơi có chế độ đãi ngộ tốt cả về lương, chỗ ở, đi lại, sinh hoạt, nhưng vì sao người tài vẫn ra đi? Phải chăng gốc rễ là việc trọng dụng họ như thế nào? Thu hút được nhân tài nhưng họ có thực sự được trân trọng, tạo điều kiện, môi trường làm việc hay không?".
Rõ ràng, việc chính quyền CSVN thu hút nhân tài chỉ là hình thức. Khi có được nhân tài thì không trọng dụng họ, khiến họ phải ra đi.
TS Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết thêm, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, khi đến cơ quan nhà nước làm việc có thể phải đi quét dọn, pha trà nước chứ chưa chắc được giao việc quan trọng. Như vậy là "cách sử dụng người không đúng, chưa tin tưởng họ".
Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật – Văn phòng Chính phủ, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ cho rằng phải có kế hoạch tài chính cho chiến lược này, bởi “nói hay đến mấy nhưng không có tiền để làm thì lại quay về câu chuyện đang diễn ra là chỉ hô hào và kêu gọi”.
Theo ông Sỹ, nên đổi mới tư duy từ việc “phát hiện, thu hút, ưu đãi trọng dụng” sang “ưu đãi, trọng dụng và thu hút”. Trước hết phải ưu đãi trọng dụng đã.
Ví dụ rõ ràng nhất là 13 bạn trẻ đoạt giải quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã không trở lại Việt Nam sau khi du học ở nước ngoài.
Như vậy là đã rõ, chính quyền CSVN thiếu cả 2 yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài, đó là “ưu đãi” và “trọng dụng”.
Và hậu quả xấu trong việc thu hút nhân tài là gì?
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết: "Ròng rã từ năm 2018 đến cuối năm 2022, TP.HCM mới thu hút được 5 người, trong đó có 1 người Việt Nam, 1 người Mỹ, 3 người Nhật”.
Những người tài năng chỉ có thể đóng góp, cống hiến hết mình trong một đất nước có môi trường chính trị xã hội tự do, dân chủ, chính quyền biết trân trọng nhân tài.
Bởi vậy, chừng nào đất nước Việt Nam còn bị cai trị bởi đảng, chế độ và chính quyền độc tài, độc đảng CSVN thì những nhân tài của đất nước không bao giờ có quyền và cơ hội được phục vụ đất nước và Nhân dân.
Vậy thì chính quyền CSVN đưa Chiến lược quốc gia thu hút nhân tài, tổ chức các buổi hội thảo tốn kém là gì?
Thứ nhất là tiêu tiền ngân sách để có cơ hội tham nhũng;
Thứ hai, lừa dối người dân và giới trí thức, khoa học.
Bài bình luận gần đây