Ngày 24/3 vừa qua, Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo góp ý kiến vào dự thảo nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Nói một cách ngắn gọn là những cán bộ ‘dám nghĩ, dám làm’ được miễn kỷ luật.
Trước tiên, tôi nói về việc tuyển chọn quan chức lãnh đạo ở các quốc gia tự do, dân chủ đa Đảng.
So sánh với các quốc gia tự do, dân chủ đa Đảng, tất cả các quan chức lãnh đạo đều được qua ít nhất là hai vòng tuyển chọn công khai, dân chủ và cạnh tranh giữa nhiều ứng cử viên. Bởi vậy, các quan chức lãnh đạo đều là những người có bản lĩnh, đạo đức, tài năng, dám nghĩ và dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Thứ nhất là vòng tuyển chọn trong nội bộ của đảng chính trị với nhiều ứng cử viên;
Thứ hai là thông qua bầu cử với các ứng cử viên từ các đảng chính trị khác nhau. Đa số cử tri sẽ quyết định và lựa chọn ứng cử viên có tài năng, đạo đức, có cương lĩnh và kế hoạch tranh cử đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân và đất nước.
Các ứng cử viên thắng cử hay được đảng cầm quyền lựa chọn đều đã công khai chính sách và kế hoạch mà họ sẽ thực hiện khi ngồi vào vị trí lãnh đạo trong nhiệm kỳ của họ. Bởi vậy, các chính sách và kế hoạch của họ đều đem lại lợi ích cho người dân và đất nước.
Nếu quan chức nào thực hiện không tốt thì họ tự nguyện từ chức hay bị cách chức ngay lập tức để ngăn chặn hậu quả xấu.
Trở lại với vấn đề của Việt Nam.
Vậy nội dung của dự thảo Nghị định là gì? Và vì sao người dân lo ngại khi Nghị định này được thực hiện?
Dự thảo Nghi định khuyến khích, bảo vệ mọi cán bộ được cho "có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có nhưng không còn phù hợp với thực tiễn, nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng".
Trường hợp cán bộ triển khai đề xuất đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không đạt, chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì được miễn xử lý trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật khi thuộc một trong 7 trường hợp.
Đó là cán bộ thực hiện đề xuất trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự; bị cản trở, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; báo cáo cấp có thẩm quyền về việc chấm dứt thực hiện đề xuất khi thấy có rủi ro, thiệt hại hoặc có khả năng xảy ra thiệt hại.
Cán bộ thực hiện đề xuất chấp hành quyết định của cấp trên sau khi đã báo cáo về việc chấm dứt thực hiện nhưng cấp có thẩm quyền vẫn quyết định tiếp tục; cán bộ chấm dứt ngay việc thực hiện khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền; được xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi thực hiện đề xuất đã được phê duyệt hoặc đã qua đời.
Tại sao người dân lại lo ngại nếu Nghị định này được thực hiện?
Thứ nhất, chất lượng chuyên môn của đội ngũ quan chức của chế độ độc tài CSVN.
Người Việt Nam ai cũng thuộc lòng câu trong công tác tuyển chọn cán bộ của chế độ: “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba hậu duệ, bốn trí tuệ”.
Do đó 100% đội ngũ quan chức có quyền lực của chế độ đều tiến thân bằng quan hệ, mua quan, bán chức. Không có bất kỳ một quan chức nào được trải qua các cuộc sát hạch, bàu chọn công khai, tự do và công bằng.
Bởi vậy, trong suốt chiều dài lịch sử gần 80 năm cai trị của chế độ độc tài CSVN, đội ngũ quan chức của họ đều thiếu năng lực, trình độ kém dẫn đến việc đưa ra các chính sách, pháp luật lỗi thời, lạc hậu. Hậu quả là Việt Nam thụt lùi so với hầu hết các nước trong khu vực, kể cả so sánh với Campuchia.
Thứ hai, về nhân cách, đạo đức của đội ngũ quan chức.
Quá trình thăng tiến của các quan chức độc tài CSVN là một tiến suy thoái về đạo đức và nhân cách. Những người trẻ tuổi vào đảng CSVN không phải vì lý tưởng phục sự Tổ quốc và Nhân dân. Họ vào đảng CSVN với tham vọng phấn đấu có được quyền, sử dụng quyền lực để làm giàu bất chính bằng cách tham nhũng. Quan chức càng cao thì mức độ suy thoái đạo đức càng trầm trọng.
Người dân Việt Nam khó có thể tìm thấy một quan chức nào từ trung ương tới địa phương mà không tham nhũng.
Hầu hết các quan chức độc tài CSVN chỉ có “nghĩ bậy, làm bậy và trốn tránh trách nhiệm.”
Thứ ba, bài học thực tiễn từ những quan chức đã “nghĩ bậy, làm bậy và trốn tránh trách nhiệm”.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tấm gương điển hình về “nghĩ bậy, làm bậy và trốn tránh trách nhiệm”.
Trong gần 20 năm làm Phó Thủ tướng và Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng nổi tiếng với những quyết sách gọi là "táo bạo". Trong đó có việc thành lập khoảng trên 20 các tập đoàn, tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước để tạo thành “những quả đấm thép” của nền kinh tế. Mục đích của các tập đoàn, tổng công ty là làm chỗ dựa cho nền kinh tế trong nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Kết quả, nhiều tập đoàn, tổng công ty phá sản như Vinashin, Vinalines,… Các tập đoàn, tổng công ty còn lại đều làm ăn thua lỗ, trở thành gánh nặng cho người dân và đất nước.
Cuối cùng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã hạ cánh an toàn và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Những học trò xuất sắc của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Tất Thành Cang, Vũ Huy Hoàng,… Họ đều là những người luôn đưa ra những kế hoạch, dự án táo bạo, đột phá,… Nhưng kết quả là tất cả những gì họ làm đều gây thiệt hại cho đất nước hàng chục tỷ USD như 12 dự án đắp chiếu của Bộ công thương.
Có những dự án như nhà máy Sơ sợi Đình Vũ với số vốn gần 1 tỷ USD, nhưng nó chưa có bất kỳ một sản phẩm nào. Hay nhà máy Ethanol Phú Thọ, Gang thép Thái Nguyên mở rộng,…
Tóm lại, đội ngũ quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương đều không đủ tâm, không đủ tài để có thể gọi là “dám nghĩ, dám làm”.
Giải pháp duy nhất là phải tổng tuyển cử tự do và công bằng, người dân sẽ lựa chọn và quyết định đảng cầm quyền. Tất cả đội ngũ quan chức lãnh đạo đều phải trải qua quá trình chọn lựa cạnh tranh và công khai.
Từ đó mới có những người đủ tài, đủ đức để gọi là “dám nghĩ, dám làm” phục vụ người dân và đất nước.
Bài bình luận gần đây