Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định “mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân”, hay quy định “chính quyền của dân, do dân và vì dân”.
Điều này được hiểu là đa số Nhân dân có quyền lực chọn và bầu đảng cầm quyền và người lãnh đạo đất nước thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Đồng thời đa số Nhân dân cũng có quyền phế bỏ đảng cầm quyền, chính phủ, người lãnh đạo đất nước khi mà họ làm không lời hứa với cử tri hay làm tổn hại tới lợi ích của người dân và đất nước.
Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân thì Hiến pháp và hệ thống pháp luật tôn trọng quyền tự do tham gia hay thành lập các Đảng, tổ chức chính trị của người dân. Người dân có quyền tự do thành lập báo chí tư nhân,…
Mọi công dân có thể tự do ứng cử thông qua đảng hay tổ chức chính trị của mình hoặc là ứng cử viên độc lập trong các cuộc bầu cử.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013, khoản 2 điều 2 quy định:
“Nước … Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”
Nếu như quy định này được thực hiện đúng và nghiêm túc, tức là Nhân dân Việt Nam có quyền tự do lựa chọn và bầu lên đảng cầm quyền và người lãnh đạo đất nước. Đồng thời người dân Việt Nam cũng có quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình để buộc giải tán quốc hội, chính phủ, sau đó tổ chức tổng tuyển cử.
Và mọi người dân Việt Nam, ai cũng mong muốn thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Nhưng thực tế thì không như ước ao, khát vọng của Nhân dân.
Khoản 1 điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định “Đảng cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”
Quy định về “quyền lãnh đạo của đảng CSVN” đã có từ bản Hiến pháp Việt Nam năm 1980, năm 1992.
Trong nhiều thập kỳ qua, đảng CSVN đã dựa vào quy định tại điều 4 Hiến pháp để triệt tiêu quyền làm chủ đất nước của Nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về đảng CSVN.
Và Nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước đã trở thành địa vị nô lệ, bị cai trị, bị áp bức,….
Đảng CSVN cứ 5 năm tổ chức bầu cử quốc hội và hội đồng Nhân dân các cấp một lần. Nhưng tất cả các ứng cử viên đều do đảng CSVN giới thiệu. Cũng có một số ứng cử viên độc lập, nhưng người thì bị loại từ vòng lấy phiếu tín nhiệm, người thì không trúng cử. Có một vài trường hợp trúng cử thì đều là quân xanh, quân đỏ của đảng CSVN sắp xếp.
Do vậy, tất cả các cuộc bầu cử do đảng CSVN tổ chức thì đều là nguỵ dân chủ và mị dân.
Dưới sự cai trị của đảng CSVN thì người dân Việt Nam chưa bao giờ được thụ hưởng quyền tự do ứng cử và quyền tự do bầu cử.
Những năm gần đây, nhân danh cuộc chiến chống tham nhũng, các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng CSVN diễn ra ở mọi cấp độ và ngày càng quyết liệt.
Hậu quả của nó là những quan chức cộng sản có tài, còn một chút lương tâm, liêm sỉ thì bị loại khỏi quan trường như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam,…. Những quan chức đã phơi bày sự xấu xa, hủ bại như Tô Lâm, Nguyễn Hoà Bình,… thì vẫn còn tại vị với quyền lực ngày càng cao.
Người nắm quyền lực tuyệt đối và cao nhất của đất nước là Nguyễn Phú Trọng thì tuổi gần 80, sức khoẻ kém, năng lực và trình độ có hạn, tư tưởng thì lạc hậu, bảo thủ,…
Trong khi đất nước Việt Nam với hơn 100 triệu người dân ở trong và ngoài nước. Việt Nam có hàng triệu người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản ở nước ngoài và có kinh nghiệm. Nhưng họ hoàn toàn bị tước quyền và không có cơ hội để đóng góp sức trẻ và tài năng cho đất nước.
Tự do, dân chủ đa Đảng là khát vọng của mọi người dân Việt Nam.
Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN nên từng bước đáp ứng khát vọng này của toàn thể Nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, chức Chủ tịch nước đang bị trống.
Ông Nguyễn Phú Trọng với quyền lực tuyệt đối trong tay, có thể yêu cầu quốc hội Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp, xoá bỏ điều 4 Hiến pháp để mở đường cho mọi công dân Việt Nam có quyền tự do ra ứng cử chức Chủ tịch nước.
Sau đó, tổ chức cuộc bầu cử để Nhân dân Việt Nam trực tiếp lựa chọn và bầu chức Chủ tịch nước.
Đây là mở đầu cho một tiến trình dân chủ hoá Việt Nam diễn ra trong hoà bình và ổn định.
Đảng CSVN đã cai trị, áp bức và bóc lột đất nước, dân tộc Việt Nam trong gần 80 năm qua.
Nay đã đến lúc từng bước chấm dứt độc tài, độc đảng.
Người dân Việt Nam cần đóng vai trò tích cực và chủ động của mình trong tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Người dân Việt Nam có thể dễ dàng thực hiện bằng cách hàng ngày đăng tải những mong muốn, khát khao của mình lên mạng xã hội Facebook, Youtube,…
Đăng tài những đòi hỏi, khát khao tự do, dân chủ trên mạng xã hội là quyền chứ không phải là tội.
Khi có hàng triệu người dân cùng có chung những đòi hỏi chính đáng về quyền tự do, dân chủ. Đảng CSVN sẽ phải đáp ứng, nếu không họ sẽ phải đối diện với sự trừng phạt của Nhân dân.
Bài bình luận gần đây