Trong suốt chiều dài 93 năm ra đời và tồn tại của đảng CSVN và gần 80 năm của chính quyền độc tài CSVN. Chưa bao giờ, những sự xấu xa, hủ bại, tham nhũng của các tầng lớp quan chức đảng và chính quyền độc tài CSVN rực rỡ như trong hơn 10 năm ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư.
Ngay từ khi giữ chức Tổng bí thư vào năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã xác định mục tiêu chống tham nhũng, tiêu cực là để mục tiêu sống còn để bảo vệ đảng và chế độ.
Ông Nguyễn Phú Trọng dùng câu nói của Hồ Chí Minh khi chống tham nhũng “giết một con sâu cứu cả rừng cây”. Mục đích của ông Nguyễn Phú Trọng là trừng trị một số quan chức tham nhũng để cảnh cáo, răn đe các quan chức khác thấy sợ mà không dám tham nhũng.
Thực tế phũ phàng hơn những gì ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ.
Theo báo cáo tổng kết về tình hình tội phạm, được Bộ trưởng công an Tô Lâm trình bày trước quốc hội vào cuối năm 2022 cho biết: Từ năm 2013 tới năm 2020, có tới trên 131,000 quan chức đảng, chính quyền từ trung ương tới địa phương, thuộc mọi ngành, mọi cấp bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức,… tới truy tố và xét xử.
Chỉ tính riêng từ tháng 9 năm 2021 tới tháng 9 năm 2022, tội phạm tham nhũng tăng 40,90%.
Trong khi “lò” của ông Trọng vẫn đang rực cháy hàng ngày, thì các quan chức khác vẫn lao vào tham nhũng như những con thiêu thân. Bởi các quan chức CSVN có quyền lực lại không bị kiểm soát, lợi ích từ vị trí quyền lực đem lại quá lớn, khiến các quan chức CSVN bất chấp tất cả trong các vụ Kít tét Việt Á, chuyến bay giải cứu, Vạn Thịnh Phát,…
Không biết ông Trọng đã cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi càng bắt thì càng có nhiều quan chức tham nhũng bị lộ ra.
Lúc này, đa số người dân Việt Nam đã tỉnh ngộ ra rằng: Tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài CSVN, chế độ CSVN sinh ra tham nhũng và các quan chức bảo vệ chế độ để tham nhũng.
Người dân Việt Nam cũng hiểu rằng, ông Nguyễn Phú Trọng không phải thực sự chống tham nhũng. Mà đây là cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các phe phái, các nhóm lợi ích trong đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN.
Bởi những quan chức chóp bu CSVN mà ông Trọng đang sử dụng trong các cơ quan tư pháp để điều tra, truy tố và xét xử như Bộ trưởng Tô Lâm, Viện trưởng Lê Minh Trí, Chánh án Nguyễn Hòa Bình,… đều là những quan chức có thành tích hủ bại và tham nhũng xuất sắc nhất trong đảng và chế độ.
Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn thấu hiểu câu nói nổi tiếng của triết gia Lord Action “Quyền lực tuyệt đối, sinh ra sự tha hóa tuyệt đối.”
Rõ ràng tham nhũng sinh ra từ bản chất của chế độ độc đảng CSVN khi quyền lực chính trị tuyệt đối nằm trong tay một nhóm nhỏ với gần 200 ủy viên TƯ, Bộ chính trị đảng CSVN.
Muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi chế độ.
Trong các nước tự do, dân chủ đa Đảng, văn minh cũng có tham nhũng. Nhưng các vụ tham nhũng mang tính lẻ tẻ và nhanh chóng bị phát hiện. Bởi vì các nước dân chủ có cơ chế để giám sát quyền lực:
Thứ nhất, có đa Đảng đối lập. Các đảng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền. Đây là sự giám sát hiệu quả nhất. Bởi các đảng đối lập có thành viên trong quốc hội, các cơ quan tư pháp. Không thể hình thành các nhóm lợi ích trong hệ thống chính trị để tham nhũng được.
Thứ hai, có tam quyền phân lập. Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau và giám sát lẫn nhau. Không có đảng phái nào được đứng ngoài, đứng trên các cơ quan này.
Ở Việt Nam, Ban chấp hành TƯ, Bộ chính trị, Ban bí thư của đảng CSVN đứng trên các cơ quan quốc hội, chính phủ và các cơ quan tư pháp.
Thứ ba, có tự do báo chí. Tức là người dân có quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí tư nhân như truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo điện tử,… Đặc biệt truyền thông mạng xã hội như Facebook, youtube,… không bị kiểm soát.
Các cơ quan báo tư nhân hoàn toàn độc lập với chính quyền. Báo chí giám sát chính quyền.
Thứ tư, quyền thay đổi chính phủ, đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Ở Việt Nam có thể thay đổi từ chế độ độc đảng CSVN sang chế độ dân chủ đa Đảng được không?
Ở Việt Nam, vào những năm 1930, 1940, những tầng lớp tin hoa về chính trị đã thành lập rất nhiều đảng phái chính trị ngoài đảng CSVN như Quốc Dân Đảng, Việt Quốc, Việt Cách,…
Ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng 4 năm 1975 là một chế độ dân chủ đa Đảng, tam quyền phân lập và báo chí tự do.
Hiện nay, có hàng chục triệu người Việt Nam đã từng du học, lao động, du lịch, nghiên cứu,… ở các nước dân chủ đa Đảng.
Như vậy về mặt dân trí, người Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để xây dựng một chế độ tự do, dân chủ đa Đảng.
Vậy ai có thể thực hiện việc thay đổi từ chế độ độc đảng CSVN sang chế độ dân chủ đa Đảng?
Thứ nhất, ông Nguyễn Phú Trọng. Lúc này, ông Trọng với quyền lực tuyệt đối trong tay, nên có thể làm bất cứ điều gì ông ta muốn.
Ông Nguyễn Phú Trọng dũng cảm bỏ điều 4 Hiến pháp, chấp nhận đa Đảng, tự do báo chí và bầu cử tự do. Ông Trọng sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một vị anh hùng. Còn ông Trọng sử dụng quyền lực để tiếp tục duy trì và bảo vệ chế độ độc tài CSVN thì ông Trọng sẽ đi vào lịch sử như một tội đồ của dân tộc.
Thứ hai, toàn thể gần 100 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng đoàn kết với nhau đứng lên làm Cách mạng xã hội hay dân chủ.
Bài bình luận gần đây