Ngày 17 tháng 1 năm 2023, Ban Chấp hành TƯ đảng CSVN đã họp bất thường lần thứ 3 trong nhiệm kỳ 13 để tước bỏ chức Ủy viên Bộ CT của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Ngày 18 tháng 1 năm 2023, Quốc hội Việt Nam cũng họp bất thường lần thứ 3 trong nhiệm kỳ 15 để tước bỏ chức Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyên nhân được đưa ra trong các thông cáo báo chí của Ban CHTƯ và Quốc hội đều nêu rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Xuân Phúc khi làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Phúc phải "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự".
Bà Võ Thị Ánh Xuân đang là Phó Chủ tịch nước sẽ kiêm nhiệm Quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
Dư luận trong và ngoài nước và báo chí quốc tế đã đưa ra một số ứng cử viên để bình luận và phân tích về khả năng trở thành Chủ tịch nước như Bộ trưởng công an Tô Lâm, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Trương Thị Mai, hay Nguyễn Phú Trọng,…
Theo Quy định số 214-QĐ/TW ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có quy định chức danh Chủ tịch nước.
Trích: “Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.”
Theo qui định trên chỉ còn 5 trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước là: Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.
Nếu trung ương đảng CSVN lựa chọn trường hợp đặc biệt thì nổi lên 2 ứng cử viên là Trương Thị Mai hoặc Lương Cường.
Ứng cử viên Phạm Minh Chính thì đang cố gắng giữ được ghế Thủ tướng cho tới hết nhiệm kỳ. Nên Phạm Minh Chính hoàn toàn không có khả năng chuyển sang nắm giữ chức Chủ tịch nước.
Ứng cử viên Võ Văn Thưởng phải tạm hài lòng với vị trí Thường trực Ban bí thư cho tới khi Nguyễn Phú Trọng về hưu. Nguyên nhân là Võ Văn Thưởng không được Nguyễn Phú Trọng tin cậy.
Ứng cử viên Tô Lâm thì quá tham vọng với chức Chủ tịch nước. Nhưng Tô Lâm dính nhiều phốt rất nghiêm trọng và tai tiếng ở cả trong và ngoài nước như: Ký 2 văn bản để MobiFone mua lại AVG gây thiệt hại cho nhà nước gần 10 ngàn tỷ đồng, vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, CHLB Đức vào tháng 7 năm 2017. Vụ ăn thịt bò dát vàng ở London, Anh Quốc tháng 11 năm 2021. Vụ tranh giành quyền lực với Bộ giao thông vận tải. Vụ hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,…
Tô Lâm tham vọng, nhưng chưa chắc đủ độ trơ để ngồi vào ghế Chủ tịch nước mà Nguyễn Phú Trọng muốn trả công. Theo dư luận thì ông Tô Lâm đã từ chối chức Chủ tịch nước.
Ứng cử viên Vương Đình Huệ rất có khả năng, vì vị trí Chủ tịch Quốc hội có nhiều ứng viên có thể thay thế như Trưởng Ban tổ chức TƯ Trương Thị Mai hay Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn.
Ngoài ra, Vương Đình Huệ ngồi vào ghế Chủ tịch nước để rèn luyện thêm trước khi kế nhiệm chức Tổng Bí thư do Nguyễn Phú Trọng để lại.
Nhưng mọi chuyện dường như đã thay đổi sau đêm giao thừa chuyển giao năm Nhâm Dần sang năm Quý Mão.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành quyền của Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân để đọc lời chúc Tết.
Mà theo thông lệ từ khi đảng CSVN cướp được chính quyền và dựng lên Nhà nước cộng sản Việt Nam. Việc chúc Tết luôn thuộc về Chủ tịch nước hay Quyền Chủ tịch nước.
Năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã một mình giữ 2 chức TBT và CTN từ tháng 10 năm 2018 tới tháng 4 năm 2021.
Từ khi Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức Tổng Bí thư vào năm 2011, Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên dám phá vỡ qui định của đảng CSVN trong Điều lệ đảng.
Tại Đại hội 12 vào tháng 1 năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã ở lại nhiệm kỳ 2 với tiêu chuẩn đặc biệt vì quá tuổi.
Tại Đại hội 13 vào tháng 1 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng ở lại nhiệm kỳ phá vỡ qui định giới hạn 2 nhiệm kỳ với chức Tổng Bí thư và tiếp tục quá tuổi.
Nguyễn Phú Trọng cũng tự phá vỡ quan niệm của mình về quyền lực.
Năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã phê phán ý tưởng gộp chức Chủ tịch và Bí thư cấp quận, huyện làm một.
Nguyễn Phú Trọng cho rằng chức Bí thư, chức Chủ tịch đã có quá nhiều quyền lực. Nay gộp hai chức làm một thì ai có thể kiểm soát được quyền lực.
Như vậy, với việc TBT Nguyễn Phú Trọng đã giành quyền chúc Tết đêm giao thừa từ Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đã lộ rõ ý muốn của ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước.
Bài bình luận gần đây