Cách đây chưa lâu, trang Gia Đình Việt Nam có một bài tường thuật ngắn:
Đêm 29/9, trên mạng xã hội lan truyền một clip công an túm tóc, kéo lê một người phụ nữ bán hàng bên vệ đường khiến chị chảy máu đầu đã khiến cư dân mạng xôn xao. Qua tìm hiểu, được biết, chị Nguyễn Thị Thu Thảo (39 tuổi, ngụ phường 12, quận Bình Thạnh) bị Thiếu úy Bùi Xuân Hải (công tác tại Công an phường 6, quận 3) túm tóc, kéo lê gây thương tích.
Chia sẻ với Dân Trí, chị Thảo cho biết, hàng ngày chị bán hàng rong ở khu vực hồ Con Rùa từ khoảng 17h đến 1h sáng hôm sau.Chị Thảo thừa nhận, lúc bị công an yêu cầu không được lấn chiếm lòng lề đường, chị có chửi Thiếu úy Hải. "Tôi bán hàng lương thiện chứ có bán heroin đâu mà đuổi. Vợ anh ở nhà có cực khổ như tôi đâu mà anh biết…
Sau đó ảnh đuổi theo túm cổ áo, nắm tóc tôi. Anh Hải đánh vào đầu tôi, vết rách trên đầu là do nhẫn của ảnh gây ra". Chị Thảo chia sẻ thêm: "Có thể lúc đó anh Hải sốc vì câu chửi của tôi, sẵn hơi men nên mới làm vậy. Chứ ngày thường tôi cũng nói chuyện với ảnh, thường ngày ảnh chỉ nhắc nhở, đuổi đi chứ không hung dữ như tối hôm đó”…
Chia sẻ thêm với Trí thức trẻ, chị Thảo nói: "Sự việc đã xảy ra rồi, tôi cũng có phần sai nên không oán trách gì anh Hải. Phía Công an P.6 và gia đình anh Hải cũng nói lời xin lỗi và hỗ trợ thuốc men nên tôi muốn kết thúc sự việc ở đây.”
Bà Thảo dù bị nắm tóc kéo lê trên đường phố nhưng vẫn nhận “phần sai” về mình, cũng không dám “oán trách” ai cả, và chỉ “muốn kết thúc sự việc” cho nó êm xuôi thôi. Vậy là êm chuyện và hết chuyện.
“Bây giờ điều tôi trông chờ nhất là công ty đứng ra giải quyết sự việc làm sao cho ổn thỏa nhất, để tôi được sớm đi làm trở lại. Và cũng mong muốn câu chuyện kết thúc ở đây, không muốn ồn ào vì phía ông Dũng cũng đã gửi lời xin lỗi đến tôi.”
Ở bình diện cá nhân, với những kẻ thấp cổ bé miệng (hay còn gọi là đám dân đen) thì nhịn nhục như thế là đúng đắn, nếu chưa muốn nói là khôn ngoan hoặc thức thời – thời nhịn nhục! Ở bình diện quốc gia mà giới lãnh đạo cũng bầy tỏ một thái độ nhịn nhục tương tự, khi lãnh thổ và lãnh hải bị vi phạm hay xâm chiếm thì vấn đề lại hoàn toàn khác.
Xin đan cử một thí dụ khác: ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước. Vô số công dân đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong cơn nguy biến. Tên tuổi của họ, cũng như tên gọi của cuộc chiến đẫm máu này – lạ thay – đều bị lãng quên.
BBC:
RFA:
Dư luận, tất nhiên, dậy sóng với không ít những lời lẽ đầy phẫn nộ và phẫn uất:
Thái độ nhũn nhặn và quan niệm (dĩ hòa vi quý/ một điều nhịn chín điều lành) của những người lãnh đạo nhà nước VN hiện nay – tiếc thay – đã không mang đến bất cứ một “điều lành” nào như họ mong muốn:
Nhà giáo Thảo Dân bỡn cợt :
- Xám ơi, giặc NƯỚC NGOÀI là giặc nào nhỉ?
- Là nước lạ đó.
- Nước lạ là nước nào?
- Là nước có đường biên giới chung với Quảng Ninh.
- Nước có đường biên giới chung với Quảng Ninh nước nào?
- Là nước gây ra chiến tranh biên giới đấy thây.
- Cơ mà tên thật của nó là gì? Làm gì có thằng giặc nào không có tên?
- Bố mày còn chả dám nói tên, toàn phiếm chỉ huống hồ là quần cộc chân chì như tao. Mày hỏi gì hỏi lắm thế hả Đỏ.
- Tình hữu nghị Việt Nam - Nước Ngoài đời đời bền vững. (Sẽ có người thắc mắc chính đáng: Chả lẽ thế giới chỉ còn hai nước?)
…
Ha ha, Quốc hội mình vui phết, hơn đứt xới chèo!
Vui thế nhưng vẫn có người nhất định không cười, hoặc cười không nổi:
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu. Càng khó hiểu hơn nữa khi không ai biết họ đã nhân danh ai để hành xử một cách hèn hạ và đốn mạt như thế?
Bài bình luận gần đây