Hình: Tịnh thất Bồng Lai với tên hiện tại 'Thiền am bên bờ vũ trụ' (Nguồn: Thanh Niên)
Công an tỉnh Long An vào ngày 28/10 đã tống đạt kết quả giám định ADN của 27 người tại Tịnh thất Bồng Lai. Báo chí trong nước cho hay ông Lê Tùng Vân và những người ở đó đã từ chối nhận kết quả giám định.
Việc trưng cầu giám định đã được thực hiện vào ngày 24/9, nhằm phục vụ cho việc điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và loạn luân, trên cơ sở các tin tố giác.
Kết quả giám định không được cơ quan điều tra công bố cho báo chí, với lý do bảo vệ quyền nhân thân và quyền con người của những người được giám đinh, trong đó có trẻ em.
Những thông tin này khiến một bộ phận dư luận cho rằng hành xử của ông Vân là có vấn đề và kết quả giám định cho thấy có quan hệ loạn luân.
Bộ phận dư luận nói trên chiếm ưu thế (nếu không phải là áp đảo) so với bộ phận dư luận bảo vệ ông Vân xét về số lượng, và tương quan này có thể được giải thích phần nào bởi những lẽ dưới đây:
Tôi không hề nói rằng ông Vân phải làm những việc trên (thực hiện giám định, tiếp nhận kết quả giám định hay nói chung là chứng minh mình không có hành vi loạn luân). Không có cơ sở pháp lý nào buộc ông – với tư cách là người bị tố giác – phải làm những việc ấy.
Với tư cách đó, ông chỉ có nghĩa vụ pháp lý duy nhất là có mặt tại các buổi làm việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố, theo Khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021.
Tuy nhiên, kết quả giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng để xác định có hay không hành vi loạn luân mà ông bị tố giác, giúp ích cho việc điều tra và các bước tiếp theo của quá trình tố tụng.
Nếu ông thực sự không có hành vi này, thì hành xử thích hợp mà ông nên có là tiếp nhận kết quả giám định (trừ phi có lý do bất khả kháng, như đã nói ở trên, nhưng tình huống không có vẻ là có lý do bất khả kháng).
Khi ấy, nếu kết quả giám định không cho thấy có hành vi loạn luân, ông có thể dùng chính kết quả này để công bố với công chúng, trực tiếp qua các kênh Youtube còn kiểm soát được của mình, hoặc gián tiếp qua các luật sư và các kênh ủng hộ khác; ngược lại, nếu kết quả thấy có hành vi loạn luân, ông có thể thực hiện giám định lại tại một cơ sở giám định nào đó mà ông tin tưởng, với sự tư vấn và theo dõi của các luật sư, sau đó công bố với cơ quan điều tra kèm khiếu nại và với công chúng kết quả giám định từ cơ sở đó.
Hẳn nhiên, tôi không rõ sự tình để có thể nói chắc chắn như đinh đóng cột rằng ông Vân và những người tại Tịnh thất Bồng Lai nên làm thế này hay thế khác. Với những hành vi tố tụng sai trái của cơ quan điều tra trong việc cưỡng chế giám định nói riêng và trong toàn bộ chuỗi sự việc nói chung, có thể ông và những người tại Tịnh thất Bồng Lai đã quá mệt mỏi nên không (hay không còn) cân nhắc về lợi hại của cách hành xử của mình.
Nhưng nhìn chung, điều mà một người quan sát như tôi có thể thấy được là: hành xử của ông Vân và những người tại Tịnh thất Bồng Lai là khó hiểu nếu xuất phát từ giả định rằng ông không có hành vi loạn luân.
Nếu xuất phát từ giả định ấy, ông đã hành xử một cách bất lợi, khiến cho dư luận nghiêng về phía cho rằng ông có hành vi loạn luân. Nếu xuất phát từ giả định ngược lại, hành xử của ông hẳn nhiên không còn khó hiểu nữa.
Chốt lại, tôi xin nhấn mạnh rằng tuy ông Vân không có nghĩa vụ pháp lý thực hiện giám định, tiếp nhận kết quả giám định, cũng như chứng minh mình không có hành vi loạn luân, song một khi ông không có hành vi này, ông đã có thể chọn làm những việc đó, như một cách hành xử theo hướng có lợi cho mình, cho Tịnh thất Bồng Lai của ông và làm cho dư luận sáng tỏ.
Chú thích:
[1] VÀI LỜI VỀ THÔNG TIN KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH ADN
https://www.facebook.com/manhdang001/posts/pfbid0rjwE4CrraRtgoqgJjER7pQt...
[2] Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021
https://luatvietnam.vn/hinh-su/van-ban-hop-nhat-05-vbhn-vpqh-228231-d5.html
Bài bình luận gần đây