Ông Gorbachev vừa lìa đời vào ngày 31 tháng Tám năm 2022. Trang RFA có bài "Gorbachev qua đời, Đảng và Nhà nước không thống nhất cách đưa tin?" với nội dung phỏng vấn một số người Việt trong và ngoài nước xung quanh cách bất nhất của nhà cầm quyền CSVN, thông qua báo chí.
Bài báo RFA cho biết, trang báo đậm chất chính trị - Quân Đội Nhân dân, đã dịch lại bài “Liên Xô sụp đổ và vai trò của Mikhail Gorbachev trong việc làm tan rã một nhà nước rộng lớn” của tác giả Yulia Yakobson trên tờ Pronedra của Nga. Tuy nhiên bài báo sau đó đã không còn được tìm thấy trên trang mạng của báo Quân Đội Nhân Dân [1].
Ông Gorbachev trở thành Tổng Bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985 và Liên Xô tan rã vào năm 1991. Sự sụp đổ của thế giới Cộng Sản trở thành nguồn cơn cho mọi tội lỗi đều bị trút lên đầu của ông Gorbachev - với tư cách kẻ phản bội và tội đồ không thể tha thứ của gần như tất cả những người Cộng Sản, vẫn trung thành với chủ nghĩa Marx - Lenin.
Tác phẩm chính của Marx gồm: Tuyên ngôn Chủ nghĩa cộng sản và bộ Tư Bản Luận cùng nhiều bài báo và các tiểu luận khác. Tuy nhiên, cho đến khi mất, Marx vẫn dở dang bộ Tư Bản Luận.
Trong những tác phẩm chính của Marx, người ta không nhìn thấy "thuộc tính vận động" của sự vật và hiện tượng - Đây là thuộc tính quan trọng nhứt của Triết Học, tính chất này buộc phải có cho bất kỳ nghiên cứu nào. Đó là sai lầm lớn nhất của Marx.
Marx chỉ ra bản chất của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh đương đại ông ấy đang sống. Nói cách khác, Marx "thấy gì nói đó" ngay trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội và lịch sử - chính trị vào lúc bấy giờ. Tức là Marx không nhìn thấy sự vận động của xã hội (giả sử) sau khi học thuyết của mình thành công trên thực tế.
Thật vậy, Marx phớt lờ và thậm chí tỏ ra không biết đến học thuyết "Tam quyền phân lập" do Nam tước Montesquieu (1689 - 1755) đặt nền móng. Nghĩa là, khi vị Nam tước qua đời, học thuyết "Tam quyền phân lập" (vốn đảm bảo thuộc tính vận động) vẫn bị Marx bỏ qua, dù Marx nhỏ hơn Montesquieu hơn trăm tuổi. Điều đó, chứng tỏ Marx khá ngạo mạn, khi đưa ra một hệ tư tưởng mới, lại thiếu tham khảo những học thuyết đã có chỗ đứng quan trọng và bảo đảm tính khoa học đối với thế giới.
Nói cách khác, Marx chỉ có nhãn quan nhất thời vào lúc bấy giờ. Tác phẩm của Marx cũng không có chỗ nào, cho giới quan sát thấy được tính tác động đa chiều của sự vật - hiện tượng trong xã hội diễn ra. Đây là thuộc tính căn bản thứ nhì của Triết Học nhập môn. Điều này chứng tỏ Marx không hề quan tâm đến bất kỳ trường phái Triết nào, từ xưa cho tới thời đại Marx đang sống.
Một khi, không công nhận mối liên hệ không bao giờ tách rời giữa lý thuyết và thực tiễn, tất cả các học thuyết đều thất bại. Bởi suy nghĩ luôn dẫn dắt hành động. Do đó, thực tế Liên Xô sụp đổ kéo theo cả khối Cộng Sản Đông Âu tan rã, không phải lỗi của ông Gorbachev.
Marx có vẻ là một người bướng bỉnh, nhưng không có dã tâm. Nếu phải dùng chữ "tội đồ", thì chính kẻ đã viết thư cho A.M. Gorky [2] mới xứng đáng. Trong bức thư của Lênin có đoạn: "...Các lực lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt..."
Thử hỏi có thực tế sinh động nào không được giải quyết dựa trên một tư tưởng, một học thuyết, một chủ nghĩa? Vì lẽ đó, mới có chuyện cả thế giới chê những tội danh như: 79, 88, 258 trong BLHS (cũ) là "mơ hồ" và khi làm ra BLHS (mới) các tội danh mơ hồ đó không hề thay đổi. Thêm vào đó, "hình sự" nghĩa là phải định lượng được những tổn hại thông qua hành vi. Trong khi đó, tư tưởng không phải là hành vi, bởi nó thuộc phạm trù "Ý Thức", không phải thuộc phạm trù "Vật Chất".
Ngay cả trong "Luật giám định tư pháp", không có một dòng chữ nào nói rằng phải "giám định tư tưởng" cho những người bị "kết tội" theo những điều luật mơ hồ như nói trên. Đó là điều mà Viện kiểm sát và Tòa án luôn phớt lờ. Dường như nhà cầm quyền CSVN nói chung và Bộ Chính trị nói riêng, lầm lẫn quá nhiều giữa Triết Học và Chính trị Học.
Các quốc gia Âu - Mỹ, kể cả Nhật Bản vẫn có những trường đại học và nhà nghiên cứu dạy và học về Marx. Thật may mắn cho người Nhật và người dân Âu - Mỹ, bởi họ chỉ học về Marx (tức là nghiên cứu mang tính tham khảo) mà không buộc phải đưa tư tưởng Marx vào áp dụng thực tế.
Bài bình luận gần đây