Trong những ngày vừa qua, chủ kênh Youtube “Vì Việt Nam Thịnh Vượng” là anh Phan Sơn Tùng đã tuyên bố đang trong quá trình chuẩn bị để thành lập Đảng Vì Việt Nam Thịnh Vượng.
Vậy Hiến pháp và pháp luật của nhà nước CSVN có cấm việc thành lập các Đảng khác ngoài đảng CSVN hay không? Quan điểm của chính phủ CSVN về các tổ chức, đảng đối lập như thế nào? Đảng CSVN đã đối xử với các Đảng chính trị ngoài đảng CSVN như thế nào?
Chúng ta cùng xem xét Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 qui định quyền tự do lập hội của công dân Việt Nam. Quyền tự do lập hội đã được qui định từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, sau đó tới Hiến pháp 1959, 1980, 1992.
Nhà nước CSVN chưa ban hành luật về hội, vậy nên công dân Việt Nam có quyền thực hiện quyền của mình đã được Hiến pháp ghi nhận.
Đảng chính trị là một hình thức của hội. Bởi vậy mọi công dân Việt Nam có quyền tự do thành lập đảng.
Đảng chính trị thì đương nhiên phải nhắm tới mục tiêu là giành quyền lực chính trị thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Nhưng điều 4 Hiến pháp qui định quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về đảng CSVN. Bởi vậy nếu Đảng nào được thành lập mà nhằm tranh giành quyền lãnh đạo với đảng CSVN thì vi phạm điều 4 Hiến pháp. Và nhà nước độc tài CSVN sẽ sử dụng điều 109 của Bộ luật hình sự để cáo buộc và kết án những thành viên của Đảng đó tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Chúng ta đều phải ghi nhớ rằng: Hiến pháp, pháp luật được nhà nước độc tài CSVN xây dựng với mục đích bảo vệ quyền lực chính trị tuyệt đối của đảng CSVN.
Như vậy, trong điều lệ, cương lĩnh, văn kiện và mọi phát ngôn của các thành viên của các Đảng mới được thành lập không được đề cập tới việc tranh giành quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội với đảng CSVN. Cho tới khi nào các Đảng chính trị mới có đủ sự ủng hộ và sức mạnh của quần chúng để gây áp lực buộc nhà nước cộng sản Việt Nam phải hủy bỏ điều 4 Hiến pháp cũng như sửa đổi Bộ luật hình sự.
Quan điểm của nhà nước CSVN với các Đảng, tổ chức đối lập?
Các quan chức cao nhất và cao cấp của nhà nước độc tài CSVN thường xuyên tuyên bố không chấp nhận, không để hình thành các tổ chức đối lập tại Việt Nam. Đặc biệt là các hội nghị của ngành công an, quân đội thì phát biểu, tuyên bố thường xuyên được nhắc đi, nhắc lại.
Thế nào là Đảng, tổ chức đối lập theo quan điểm của nhà nước CSVN?
Đó là các Đảng, tổ chức được thành lập với mục tiêu xóa bỏ quyền lãnh đạo hay tranh giành quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội với đảng CSVN.
Các cơ quan tư pháp của nhà nước độc tài CSVN xác định đâu là Đảng và tổ chức đối lập thông qua điều lệ, cương lĩnh, phát biểu, tuyên bố,… của Đảng và các thành viên của Đảng.
Nhà nước CSVN đã đối xử với các Đảng đối lập như thế nào?
Tháng 9 năm 1945, sau khi ông Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa(VNDCCH), ông đã mời rất nhiều các Đảng chính trị đối lập như Quốc Dân Đảng, … và các Đảng là con đẻ như đảng Xã hội, đảng Dân chủ tham gia chính phủ và Quốc hội.
Sang giữa năm 1946, sau khi Hồ Chí Minh đã củng cố được quyền lực, Hồ Chí Minh đã cho lực lượng an ninh tiêu diệt các Đảng phái đối lập.
Còn hai Đảng là đảng Xã hội và đảng Dân chủ là con đẻ của đảng CSVN thì được tồn tại tới năm 1988. Sau đó, đảng CSVN cho hai Đảng này tự giải thể.
Năm 2006, cố Giáo sư Hoàng Minh Chính, cựu Tổng thư ký đảng Dân chủ đã tuyên bố phục hoạt lại đảng Dân chủ và đổi tên thành đảng Dân chủ thế kỷ 21.
Đầu năm 2008, sau khi giáo sư Hoàng Minh Chính qua đời, các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim nhận trách nhiệm lãnh đạo đảng Dân chủ.
Giữa năm 2009, thì Bộ Công an đã bắt giữ tất cả các thành viên lãnh đạo của đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ chấm dứt hoạt động công khai ở Việt Nam.
Ngoài ra, đã có rất nhiều thành viên của Đảng Việt Tân và các tổ chức đối lập khác đã và đang bị nhà nước CSVN cầm tù.
Các công dân Việt Nam cần chú ý điều gì khi thực thi quyền thành lập Đảng của mình?
Thứ nhất, không được có mục tiêu xóa bỏ hay tranh giành quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội với đảng CSVN qua cương lĩnh, điều lệ, văn kiện, tuyên bố, phát biểu của Đảng và mọi thành viên.
Thứ hai, tập chung các mục tiêu của Đảng vào việc bảo vệ và cổ xúy cho các quyền con người. Bảo vệ các tầng lớp yếu thế trong xã hội. Bảo vệ môi trường, chống tham nhũng,…
Khi các Đảng có đông đảo thành viên và sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng Nhân dân. Lúc đó, các Đảng có thể thay đổi mục tiêu, mục đích trong điều lệ, cương lĩnh,… của Đảng và phát biểu của các thành viên.
Bài bình luận gần đây