Hình: Khu vực xảy ra sự việc (Nguồn: nld.com.vn)
Cướp tài sản là hành vi "dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản". (Điều 168, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Theo đó, hành vi tội phạm (thuộc mặt khách quan của tội phạm), và mục đích tội phạm (thuộc mặt chủ quan của tội phạm) là hai dấu hiệu bắt buộc để xác định một người có phạm tội cướp tài sản hay không.
Hành vi tội phạm
Cướp tài sản, như định nghĩa trên đây, có thể được thực hiện bằng một trong 3 loại hành vi sau:
Dựa trên cáo trạng của VKS, Cường đã cầm theo tuýp sắt và việc nhóm của Cường hành hung nhóm của ông Thành là có xảy ra, tức là nhóm của Cường có dùng vũ lực.
Các hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được – liên quan đến tội cướp tài sản – không được thể hiện trong các trích dẫn gián tiếp của báo chí về cáo trạng lẫn quan điểm của VKS, nên có khả năng VKS cho rằng không có các hành vi này. (Hành vi trói bị hại, theo người viết, được VKS xem là dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật mà không phải của tội cướp tài sản.)
Có thể không nghi ngờ rằng các bị cáo đã dùng vũ lực, song việc dùng vũ lực này có phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không?
Mục đích tội phạm
Lời khai của các bị cáo cho thấy một cách nhất quán rằng trong toàn bộ diễn biến sự việc, họ chỉ có mục đích ngăn cản "sa tặc" mà không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản.
Ngay cáo trạng của VKS viết rằng khi biết có thuyền hút cát gần khu vực đất nông nghiệp của gia đình mình, Cường đã rủ thêm 5 người đi đuổi đánh, bắt giữ "sa tặc", và khi lên thuyền thì Cường đã hỏi nhóm ông Thành rằng "Sao chúng mày hút cát ở đây?"
Cáo trạng cũng viết rằng Cường thu một chiếc điện thoại của ông Thành sau khi ông này lấy điện thoại ra nghe vì có cuộc gọi đến, và trong lúc trói ông này thì nhóm của Cường thu chiếc điện thoại còn lại của ông.
Nếu có mục đích chiếm đoạt tài sản đồng thời với mục đích bắt giữ "sa tặc", sẽ hợp lý hơn nhiều nếu nhóm của Cường lục soát người của ông Thành từ trước mà không phải sau khi ông này lấy điện thoại ra nghe, và cùng với đó, lục soát người của bà Anh và cả thuyền để tìm các tài sản có giá trị (thay vì chỉ lấy hai chiếc điện thoại của ông Thành), tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Hơn nữa, căn cứ xác định Cường không có mục đích chiếm đoạt tài sản còn nằm ở lời khai của Cường và một trong hai em trai của Cường về các hành vi khác có liên quan:
Các lời khai trên đây nói đến ông Thành và các công an viên đến bệnh viện nơi Cường trị thương. Không rõ cơ quan điều tra có lấy lời khai của những người này về những tình tiết này để làm rõ hay không (chưa có thông tin về điều này từ các tường thuật trên báo chí).
Các tường thuật trên báo chí cho thấy VKS bác bỏ hầu hết quan điểm của các luật sư cũng như những lời bào chữa của các bị cáo. VKS nhận định có đủ căn cứ xác định 4 bị cáo dùng vũ lực để cướp tài sản mà không nêu ra được căn cứ xác đáng cho thấy họ có mục đích chiếm đoạt tài sản.
Vì mục đích tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để xác định một người có phạm tội cướp tài sản hay không, một khi VKS không nêu ra được căn cứ cho thấy các bị cáo có mục đích đó, thì nhận định nêu trên của VKS là hết sức phi lý.
Bản án của toà án, dựa trên quan điểm của VKS, tuyên 4 bị cáo phạm tội cướp tài sản, vì vậy, cũng hết sức phi lý và không thể chấp nhận.
Bài bình luận gần đây