You are here

Nhìn lại 30 tháng 4 năm 1975: Thất bại và bất hạnh của dân tộc Việt Nam

Ảnh của nguyenvandai

Muốn biết được dân tộc Việt Nam đã thất bại và bất hạnh như thế nào, chúng ta hãy cùng quan sát, đánh giá và phân tích về các quốc gia trên thế giới cũng đã và đang bị chia cắt như đất nước Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nước đầu tiên mà chúng ta nói đến là nước Đức.


Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, nước Đức bị chia làm hai, phía Tây là CHLB Đức theo thể chế chính trị dân chủ đa đảng, kinh tế trường.

Hơn 40 năm phát triển cho tới khi thống nhất nước Đức vào tháng 10 năm 1990, CHLB Đức đã là cường quốc số 1 ở Âu châu và là trụ cột của EU.

Ở phần phía Đông là CHDC Đức theo chế độ độc tài cộng sản, với nền kinh tế XHCN tập trung quan liêu bao cấp. Nền kinh tế và xã hội của CHDC Đức phụ thuộc rất lớn vào viện trợ của Liên Xô trong suốt thời gian tồn tại của nó.

Khi Liên Xô suy yếu, không còn khả năng viện trợ cho CHDC Đức, đồng thời người dân của Đông Đức mong muốn thống nhất với những người anh em bên Tây Đức.

Cuối cùng, chế độ độc tài cộng sản ở Đông Đức tự giải tán để hội nhập vào chế độ dân chủ đa đảng ở Tây Đức vào năm 1990.

Giờ đây CHLB Đức vẫn cường quốc kinh tế số 1 ở Âu châu, trụ cột của EU và Nato.

Chúng ta hãy tưởng tượng xem, nếu sau năm 1945, chế độ cộng sản ở Đông Đức với sự giúp sức của Liên Xô tiếp tục tiến hành chiến tranh để “giải phóng” Tây Đức và thành công.

Như vậy, sẽ không có một nước Đức tự do, dân chủ và hùng mạnh như ngày nay. Thiệt thòi lớn nhất hiển nhiên thuộc về Nhân dân Đức bị cai trị bởi chế độ độc tài CSVN. Họ mất hết tự do và các quyền dân chủ.

Người dân Đức và thế giới sẽ không có các sản phẩm tuyệt vời như ô tô Mercedes, Volkswagen, Open,…, thời trang Adidas,…

Đó là thảm họa cho người dân Đức và Âu châu.

Nước thứ hai mà chúng ta nhắn đến là Triều Tiên gồm hai nước CHDCND Triều Tiên(gọi tắt là Bắc Hàn) và Đại Hàn Dân Quốc(gọi tắt là Hàn Quốc).

Bắc Hàn và Hàn Quốc là hai quốc gia sau thế chiến thế giới thứ hai.

Bắc Hàn theo chế độ độc tài cộng sản và gia đình trị với nền kinh tế XHCN tập trung quan liêu, bao cấp.

Sau gần 80 năm, người dân Bắc Hàn vẫn sống trong nghèo nàn lạc hậu, hàng năm có hàng trăm ngàn người chết đói. Các quyền tự do, dân chủ bị tước đoạt và chà đạp. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1,3 ngàn USD.

Hàn Quốc theo chế độ tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường.

Cùng thời gian 80 năm phát triển, Hàn Quốc nằm trong nhóm 20 nền kinh tế phát triển và lớn nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 32 ngàn USD, gấp 26 lần Bắc Hàn.

Chúng ta tưởng tượng xem nếu năm 1953 Bắc Hàn “giải phóng” Hàn Quốc.

Trước tiên đó là thảm họa cho khoảng 40 triệu người Hàn Quốc. Họ bị cai trị bởi chế độ tài cộng sản và gia đình trị họ Kim. Mọi quyền tự do, dân chủ bị tước đoạt.

Người dân Hàn Quốc và thế giới sẽ không được sử dụng các sản phẩm nổi tiếng thế giới về ô tô, tàu, điện tử,…, của các hãng Samsung, Huyndai, LG,…

Hòa bình, an ninh của khu vực Đông Bắc Á và Châu Á sẽ thường xuyên bị đe dọa và mất ổn định.

Đó là thảm họa cho người Hàn Quốc và thế giới.

Hai quốc gia tiếp theo mà chúng ta nói tới là CHND Trung Hoa(Trung Quốc) và Trung Hoa Dân Quốc(Đài Loan).

Trung Quốc theo chế độ độc tài cộng sản với nền kinh tế XHCN đặc sắc Trung Quốc. Các quyền con người về tự do, dân chủ của người dân Trung Quốc bị tước đoạt. Tham nhũng là quốc nạn ở Trung Quốc.

Trung Quốc là nước thường xuyên đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Đài Loan theo chế độ chính trị tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường. Đài Loan là một trong những hình mẫu về tự do, dân chủ và phát triển kinh tế cho các nước trên thế giới.

Cải cách kinh tế lúc ban đầu của Trung Quốc đã phụ thuộc rất lớn vào đầu tư về vốn và công nghệ từ Đài Loan

Đài Loan là một trong những con hổ kinh tế của Châu Á và thế giới. Cường quốc số 1 trên thế giới về sản xuất chip cho thế giới.

Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan khoảng 25 ngàn USD, hơn gấp đôi so với của Trung Quốc là 10,5 ngàn USD.

Nếu năm 1949, Trung Quốc “giải phóng” Đài Loan thì đó là thảm họa cho 20 triệu người dân Đài Loan.

Trở lại với Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước 30 tháng 4 năm 1975.

Ở miền Bắc, Việt Nam DCCH theo thể chế chính trị độc tài cộng sản với nền kinh tế XHCN quan liêu bao cấp.

Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ và đầu tư từ Liên Xô, Trung Quốc và khối XHCN Đông Âu. Người dân thường xuyên đói ăn, thiếu mặc, các quyền con người bị tước đoạt.

Ở miền Nam, Việt Nam CH theo chế độ tự do, dân chủ đa đảng với nền kinh tế thị trường.

Mặc dù nền kinh tế của VNCH cũng phụ thuộc và viện trợ của Mỹ. Nhưng nền kinh tế tư nhân của VNCH phát triển rất mạnh, có nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng khu vực.

Người dân ở miền Nam được học miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí, có rất nhiều học bổng đi du học ở các nước như Mỹ, Nhật và các nước phương Tây.

Nhìn chung, mọi mặt từ kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, xã hội,… của Việt Nam CH đều vượt xa miền Bắc cộng sản.

Như vậy, ngày 30 tháng 4 năm 1975 sự thất bại và bất hạnh đã đến với toàn thể đất nước và dân tộc Việt Nam khi chế độ độc tài cộng sản miền Bắc phi nhân tính, nghèo nàn, lạc hậu đã chiến thắng chế độ dân chủ đa đảng, văn minh, thịnh vượng ở miền Nam.

Gần nửa thế kỷ đã qua đi, mỗi khi ngày 30 tháng 4 đến, thì đều để lại những hoài niệm, những tiếc nối và nỗi buồn vì sự thất bại của Việt Nam Cộng Hòa cũng là sự thất bại của cả đất nước và dân tộc Việt Nam trước thảm họa độc tài cộng sản.

Giờ đây, những thành tựu nổi bật mà chế độ độc tài CSVN đạt được sau gần nửa thế kỷ cai trị toàn bộ đất nước Việt Nam đó là tham nhũng trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của đất nước.

Trong hệ thống chính trị của độc tài CSVN thì các quan chức “ai cũng gù, kẻ thẳng lưng trở thằng khuyết tật”. Người cầm đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thường ví von các quan chức thuộc cấp là những “con lươn, con trạch, con chuột, con sâu.”

Các quyền con người về tự do, dân chủ của người bị tước đoạt và chà đạp.

Tài nguyên khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nước, không khí,… đều cao nhất nhì thế giới.

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhiễm độc trong lĩnh vực tiêu dùng, thực phẩm, thuốc chữa bệnh tràn ngập thị trường.

Trong khi người dân Việt Nam có thu nhập trung bình thấp nhất khu vực, nhưng họ phải mua hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng, ô tô, xe máy,… với giá đắt hơn các nước giàu như Singapore, Thái Lan,…

Giai cấp công nhân bị bóc lột một cách thậm tệ, hàng trăm ngàn lao động nữ bị sa thải sau khi bị vắt kiệt sức lao động chỉ với 18 tới 20 năm làm việc.

Tầng lớp doanh nhân trở thành cỗ máy kiếm tiền cho giới quan chức độc tài cộng sản và phá hoại đất nước. Khi cần thiết thì các doanh nhân trở thành những “con dê tế thần” cho đảng và chế độ độc tài.

Nợ công đang ở mức cao, mỗi trẻ em Việt Nam vừa sinh ra đã phải gánh trên vai khoảng 2 ngàn USD tiền nợ.

Mọi giá trị đạo đức tốt đẹp đều bị đảo lộn, người tốt trở nên hiếm hoi trong xã hội. Tiến hóa của xã hội Việt Nam từ thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản, xã hội Việt Nam tiến thời kỳ “đồ đểu”.

Để kết thúc cho bài viết này, tôi xin nhắc lại hai câu thơ của nhà thơ bất đồng chính kiến Bùi Minh Quốc. Chỉ hai câu thơ sau đây đã toát lên toàn bộ bản chất chế độ độc tài cộng sản trong hàng thập kỷ đã qua và đến tận bây giờ:

“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa,

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.”