Cách đây không lâu, sự kiện người Hmong tụ tập ở Mường Nhé đã gây xôn xao dư luận quốc tế. Cho dù, sự việc này có nguội đi do phong trào biểu tình chống Trung Quốc đã trở nên nguồn thông tin áp đảo. Tuy nhiên, mọi người chúng ta đều không thể phủ nhận rằng câu chuyện người Hmong bị ngược đãi vẫn còn những hệ luỵ không dứt.
Ở vị trí của một người viết báo tự do, tôi đã tìm hiểu sự việc này một cách sâu sát vì xưa nay có sự hiếu kỳ đặc biệt về dân tộc Hmong ở Lào và Việt Nam. Tôi có dịp đến bang Wisconsin để tìm hiểu văn hóa người Hmong đến từ Lào và cảm thấy tràn ngập tình cảm với dân tộc này. Thế rồi, từ thái độ bàng quan như một người đưa tin lạ về cuộc sống của những cộng đồng sắc tộc dần dần trở thành người hoạt động cộng đồng cho người Hmong.
Dân tộc Hmong có một lịch sử cổ đại bắt đầu cùng thời với buổi bình minh của nền văn minh Hoa Hạ bên Trung Quốc. Tuy cùng có sự khởi đầu nhưng không dung hợp vào văn hóa Hán mà trở thành một sắc dân thiểu số trải qua mấy ngàn năm. Tuy không có quốc gia chủ thể để lưu giữ di chỉ văn hóa của mình nhưng người Hmong vẫn tồn tại với sắc màu đặc biệt nhất. Có thể nói riêng rằng dân tộc Hmong là một trong những dân tộc có y phục lộng lẫy nhất trong toàn cõi Đông Á và Đông Nam Á.
Thế rồi những câu chuyện liên quan đến người Hmong từ Việt Nam đang trốn chạy sang Lào và Thái Lan với thân phận không giấy tờ trước tương lai vô định tiếp tục lôi cuốn và thôi thúc thôi tôi phải làm một điều gì khi nghe những tiếng kêu cứu.
Qua ký giả Hồng Nga của đài BBC đã đưa tin về việc này và qua đó cho tôi một số liên lạc về những người Hmong mà cô đã phỏng vấn. Ký giả Mặc Giao của RFA cũng đã đưa tin rất tha thiết có ý như muốn tạo dựng nên một dư luận lớn về mặt lương tâm khi vào tận những nơi chật chội của người Hmong Việt Nam đang trốn ở Thái Lan. Thế rồi, câu chuyện trôi qua theo nhịp đập của các luồng thông tin khác. làm nhiều ký giả của các hãng tin chính thống đã lỡ thấy rồi thì không thể quay lưng.
Tôi cũng đã liên lạc với những người Hmong này bằng cách gọi điện đến Thái Lan nói chuyện được với anh Thào Seo Hòa để biết thêm hoàn cảnh khó khăn này. Sự tồn tại của những người trốn chạy này thật sự là vấn đề tị nạn như bao số phận thuyền nhân vượt biên trước đây. Tuy thế giới đã không còn mở rộng vòng tay như mấy mươi năm về trước nhưng những số phận gian truân còn đó.
Tôi đã tìm gặp các hội đoàn và kêu gọi sự giúp đỡ cho họ. Hy vọng sẽ có sự phản hồi tích cực. Con trai tướng Vàng Pao là ông Neng Chu Vang cũng sẵn lòng tham gia cuộc vận động này. Theo sự phân tích của một số chuyên viên về tị nạn thì nếu tách người Hmong trốn ra khỏi Việt Nam thành một nhóm khác thì có thể có cơ sở được chiếu cố hồ về sơ tị nạn. Nhưng nếu như không được chấp nhận hồ sơ tị nạn thì cũng cần có một cơ quan quốc tế đứng ra thương lượng cho họ trở về lại nơi xuất xứ trong an toàn. Tuy nhiên trong lúc chờ đợi này, cuộc sống của những người này rất vất vả. Sống ở Thái Lan không có giấy tờ thì không khác gì kiếp sống lề đường.
Tôi mạo muội làm trang web www.hmongspirit.com để đư lên các thông tin mà tôi thu thập được về cộng đồng người Hmong đang trốn ở Thái Lan.
Trong lúc chờ đợi, nếu các bạn có thiện chí những đồng bào thiểu số kém may mắn thì có thể gởi các trợ giúp đến thẳng mục sư Lưu Huy - tuy là một người dân tộc Chăm nhưng cũng cùng chung số phận.
Mục sư Lưu Huy
5 Inthamara 35
SuThiSan, DinDaeng Bangkok
Điện Thoại: +66809227829
Email: luuhuylai@yahoo.com
Tại Hoa Kỳ tôi cũng nhờ cô Mao Khang, một người Hmong đến từ Lào phát động lời kêu gọi. Cô Mao Khang cũng đồng ý rằng mục đích tối hậu là xin được cho những người Hmong được theo quy chế tị nạn vào Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng người Hmong rất đông đảo và phát triển. Vào được Hoa Kỳ coi như là miền đất hứa, họ sẽ không bị cô đơn và sự hội nhập cũng dễ dàng.
Chúng tôi sẽ dùng website hmongspirit.com để làm nơi vận động.
Xin mượn blog RFA, facebook và www.hmongspirit.com để mở đầu cho cuộc vận động nhân đạo cho đồng bào dân tộc Việt Nam kém may mắn.
Trần Đông Đức
Bài bình luận gần đây