Sau khi trên Fanpage của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội dẫn thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang, đã thu hút sự quan tâm của dư luận khi có đến hơn 1.500 bình luận sau một ngày đăng tải, trong số đó có nhiều bình luận trái chiều.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Ned Price tuyên bố hôm 14/12:
“Hoa Kỳ lên án việc buộc tội và kết án chín năm tù đối với nhà báo và tác giả Phạm Đoan Trang, người chỉ đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hoà.”
Bình luận nhận được nhiều lượt tương tác nhất (300 reactions) dưới bài đăng của Đại sứ quán Mỹ là bình luận của Facebook N.H.K.
Người này cho rằng: "Đừng mang giá trị Mỹ đi áp đặt ở các quốc gia khác vì không phải nơi nào cũng giống nước Mỹ", và khẳng định "Mỹ có thể dạy Việt Nam về kinh tế, khoa học, công nghệ. Ngược lại Việt Nam có thể dạy Mỹ hiểu cho đúng về nhân quyền đó".
Chúng ta hãy cùng xem nhân quyền và dân chủ có phải là giá trị riêng của nước Mỹ?
Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với gần 200 quốc gia trên thế giới tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền có giá trị trên toàn cầu như:
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế; Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Công ước quốc tế chống tra tấn,…
Ngoài ra Việt Nam và Hoa Kỳ còn cơ chế đối thoại song phương về nhân quyền.
Như vậy, nhân quyền có tính phổ quát toàn cầu. Con người dù sinh ra ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, không phụ thuộc vào quốc gia, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội,… đều được bình đẳng và tôn trọng như nhau.
Tương tự như nhân quyền, dân chủ cũng có tính phổ quát toàn cầu. Một quốc gia được gọi là dân chủ khi mọi người dân của quốc gia đó có quyền tự do và bình đẳng trong các quyền con người về chính trị như tự do ngôn luận, tự do báo chí tư nhân, tự do hội họp, tự do lập hội, lập đảng, tự do biểu tình,… Đa số người dân được quyền lựa chọn chính quyền, người lãnh đạo đất nước thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Đồng thời đa số Nhân dân cũng có quyền phế bỏ chính phủ, đảng cầm quyền, người lãnh đạo đất nước thông qua quyền biểu tình hay bầu cử,…
Tuy nhiên, trên thực tế có các quốc gia dân chủ văn minh như Mỹ, các nước phương Tây thì người của các quốc gia đó được hưởng trọn vẹn các quyền con người, mọi người đều được bình đẳng, được tôn trọng và bảo vệ.
Còn những quốc gia độc tài, phi dân chủ như Việt Nam thì người dân còn bị tước đoạt và bị chà đạp các quyền con người.
Chính phủ và Nhân dân Mỹ trải qua các thời đại đều hiểu rõ những giá trị cao quí của tự do, dân chủ và nhân quyền. Chính các giá trị này đã làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại.
Chính phủ và Nhân dân Mỹ đã không bao giờ ích kỷ để hưởng tự do, dân chủ, thịnh vượng một mình. Họ muốn chia sẻ và khuyến khích các quốc gia và dân tộc khác trên toàn thế giới cùng chia sẻ và hưởng thụ những giá trị cao đẹp đó.
Và chúng ta đã chứng kiến một thực tế là từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, nước Mỹ và phương Tây luôn tiên phong trong việc quảng bá và thúc đẩy các giá trị về dân chủ và nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Và kết quả đã đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền và sự thịnh vượng cho hàng tỷ người ở hàng chục quốc gia trên khắp thế giới.
Và chính phủ Mỹ trải qua các nhiệm kỳ đều coi việc "Thúc đẩy nhân quyền là nền tảng cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ."
Như vậy, chúng ta đã có thể khẳng định các giá trị về tự do, dân chủ và nhân quyền không phải là giá trị riêng của nước Mỹ mà là mang tính phổ quát toàn cầu.
Câu hỏi tiếp theo là Hoa Kỳ có quyền can thiệp vào Việt Nam về vấn đề nhân quyền không?
Sau khi Hoa Kỳ và chính quyền độc tài CSVN bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Hoa Kỳ và chính quyền độc tài CSVN đã thiết lập cơ chế đối thoại nhân quyền hàng năm.
Mục đích của Hoa Kỳ là thúc đẩy đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN từ bỏ độc tài, độc đảng để chuyển sang nền chính trị dân chủ đa đảng, tôn trọng các quyền con người của Nhân dân Việt Nam.
Chúng ta đều biết các quan chức trong chế độ độc tài, độc đảng CSVN luôn luôn gắn chặt quyền lực tuyệt đối về chính trị với tham nhũng về kinh tế.
Muốn có quyền lực chính trị tuyệt đối thì không thể tôn trọng các quyền con người của Nhân dân, mà phải tước đoạt và chà đạp lên các quyền con người.
Bởi vậy, trong gần 80 năm đảng CSVN cai trị đất nước và Nhân dân Việt Nam, họ chưa bao giờ tôn trọng các quyền làm người của Nhân dân Việt Nam.
Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ban hành báo cáo nhân quyền trên toàn thế giới. Trong đó, có một chương về Việt Nam với những phê phán về tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền độc tài CSVN.
Trong những năm gần đây, mặc dù quan hệ giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính quyền độc tài CSVN rất tốt đẹp.
Nhưng quan điểm của Hoa Kỳ rất rõ ràng “độc tài vẫn là độc tài”, ‘độc tài không thể ngồi cùng mâm với dân chủ”.
Điều này được thể hiện rõ ràng khi trong Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về dân chủ từ ngày 9 tới 10 tháng 12 vừa qua, do chính quyền Joe Biden tổ chức. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã không mời độc tài CSVN tham dự.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và chính quyền độc tài CSVN là quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ có đi có lại.
Trên thực tế, trong những năm qua, chính quyền độc tài CSVN được hưởng lợi rất lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, viện trợ nhân đạo, quốc phòng, an ninh,… Việt Nam là quốc gia hàng đầu thế giới xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ.
Từ đầu năm 2021, Hoa Kỳ đã viện trợ cho chính quyền độc tài CSVN trên 20 triệu liều vaccine chống Covid 19 trị giá cả tỷ đô la, hàng chục triệu đô la tiền mặt.
Hiển nhiên, đã là quan hệ đối tác, bạn bè, có cơ chế đối thoại nhân quyền, Hoa Kỳ có quyền nhắc nhở, lên án chính quyền độc tài CSVN khi xâm phạm và chà đạp các quyền con người của chính đồng bào Việt Nam.
Mọi người dân Việt Nam ở trong nước cần hiểu rõ sự can thiệp của Hoa Kỳ nói riêng và phương Tây về vần đề nhân quyền tại Việt Nam là có mục đích bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy việc tôn trọng các quyền con người của Nhân dân Việt Nam.
Bài bình luận gần đây