Cùng với vài chục tờ báo quốc doanh khác, Người Lao Động (số ra ngày 15 tháng 11 năm 2021) cũng trân trọng đưa tin:
“Trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho thân sinh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Cụ Nguyễn Văn Hiền (SN 1917, quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) từ khi còn trẻ đã tích cực tham gia các phong trào của Hội Thanh niên phản đế tại địa phương. Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí hết mình cống hiến cho Đảng, Nhà nước và được kết nạp Đảng vào năm 1947, kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại địa phương và các cơ quan, đơn vị.”
Bản tin thượng dẫn – dường như – không được công luận tán thưởng hay lưu tâm gì lắm, trừ bỉnh bút Sơn Trà của trang VNTB :
Nhìn hình ảnh một cụ ông sinh năm 1917 nằm thiêm thiếp trên giường bệnh y tế với sắc mặt hom hem, mắt nhắm nghiền, miệng không thể khép kín…, mang đến cảm giác bất nhẫn khi dùng những hình ảnh đó phục vụ tuyên truyền cho nghi thức có tên “trao huy hiệu đảng”… nhờ vào tin tức trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, công chúng biết rằng chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đang có thân phụ phải sống cuối đời trên giường bệnh với những hom hem rất thương tâm. Trong tình cảnh ấy, cụ ông vẫn phải buộc sắm vai veston – cravat để nhận huy hiệu Đảng chụp hình đăng báo để phục vụ tuyên truyền chính trị.
Về lý thuyết, theo khoản 1 Điều 32 của Bộ luật dân sự 2015 thì: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”… Trong trường hợp như cụ ông Nguyễn Văn Hiền thì ở tuổi 104, sức khỏe tâm thần của cụ dường chừng không còn đủ sức đưa ra bất kỳ quyết định nào. Như vậy ở đây không khó nhận ra người quyết định thay cụ, chính là người con trai đang làm chủ tịch nước.
Chuyện pháp lý thì “bao la” quá, tôi vốn dốt luật nên xin được miễn bàn thêm. Vấn đề, nếu chỉ nhìn ở góc cạnh đạo lý, cũng đủ khiến cho nhiều người bất nhẫn khi thấy một ông cụ đang thiêm thiếp trên giường bệnh cùng với thằng con – mặt trơ, trán bóng – đứng tươi cười bên cạnh!
Ông Hiền không phải là nhân vật đầu tiên (hay duy nhất) đã nằm trong cái tình trạng đáng thương và trớ trêu như thế. Hoàn cảnh của Võ Nguyên Giáp, lúc đã gần đất xa trời – xem ra – cũng rất khó coi và bất nhân không kém.
Ông cũng bị dựng dậy, bắt mặc quân phục, đeo huy chương, và tuy “mắt đã nhắm nghiền” nhưng vẫn bị dí vào mặt một lá thư mời (tham dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội) dù chắc là cụ đang mặc tã, và không còn sức lực để có thể tự đứng dậy một mình được nữa.
Binh nghiệp (cũng như sự nghiệp chính trị) của Võ Nguyên Giáp kể như là chấm hết, sau khi ông buộc phải từ bỏ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng và trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch – theo ghi nhận của dân gian :
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Bây giờ đại tướng cầm quần chị em
Nhờ cái hào quang “cầm quân ngày xưa” (cùng thái độ vô cùng nhịn nhục khi bị bắt phải cầm quần) nên tuy thất thế Võ Nguyên Giáp vẫn được sống bình an. Đám con cháu cũng nhờ vào chút “dư âm” này để dễ bề xoay sở làm ăn, và đều ăn nên làm ra cả. Bởi thế, việc chúng tận tình khai thác cái xác sống của ông (cho mãi đến hơi thở cuối cùng) không phải là chuyện lạ.
Có lạ lùng chăng chỉ là cách ứng xử bất cận nhân tình của Nguyễn Xuân Phúc vào lúc này thôi. Ở cương vị Thủ Tướng, rồi đương kim Chủ Tịch Nước, ông có còn thiếu thứ chi đâu mà vẫn cứ dựng cái thi thể (“mắt nhắm nghiền, miệng không thể khép kín”) của thân phụ mình dậy “để chụp hình đăng báo phục vụ cho tuyên truyền chính trị”!
Tuyên truyền cho cái gì vậy, hả Trời? Bộ muốn thêm tên NXP vô danh sách của Nhị Thập Tứ Hiếu chắc?
Đúng là hết khôn dồn đến dại!
Thế mới biết tại sao mà quyền lực và danh lợi vẫn thường được ví như ma túy. Bao nhiêu cũng không vừa. Không ít kẻ còn chỉ vì chút lợi danh mà có thể đấu tố cha mẹ nữa cơ.
Wikipedia tiếng Việt, tuy luôn được biên soạn theo đúng khẩu vị của dân Ba Đình – Hà Nội, vẫn có đoạn đáng chú ý như sau :
Trong cải cách ruộng đất, Chu Văn Biên được xem là người thực hiện nghiêm túc nhưng cũng khét tiếng hiếu sát. Theo hồi ký Đèn cù của Trần Đĩnh, ông là người đã đấu tố cả mẹ mình khi là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh, ông ngồi trên thềm cao chỉ tay mẹ mình nói: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”... Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!
Một đảng viên cộng sản Việt Nam có thể giết cả mẹ đẻ chỉ vì danh lợi nên không có gì ngạc nhiên khi toàn Đảng đã đồng lòng bắt vị “cha già dân tộc” phải nằm phơi thây từ hơn nửa thế kỷ qua.
G.S Ngô Bảo Châu, một vị trí thức khoa bảng nên nói năng lịch sự và nhỏ nhẹ hơn: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.” Đến xác chết của cụ Hồ Chí Minh mà chúng còn không tha thì xá gì mấy cái xác sống của Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Văn Hiền.
Lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện vốn là châm ngôn của người cộng sản. Họ có thể dùng ngay cả xác chết của lãnh tụ, hay xác sống của chính tứ thân phụ mẫu để “củng cố” hay “che chắn” cho chuyện lợi danh thì cũng … OK. Mọi người đều có quyền tự do hành xử theo quan niệm sống của riêng mình.
Tuy nhiên, khi nhân danh một thứ cứu cánh thổ tả gì đó rồi dùng mồ hôi nước mắt và xương máu của cả dân tộc – từ thế hệ này qua thế hệ khác – để làm phương tiện (mà chưa biết đến đời kiếp nào mới thực hiện xong) thì lại là chuyện khác, gian manh thấy rõ:
Gần nửa thế kỷ trước, hồi năm 1973, Nguyễn Chí Thiện đã khẳng định rồi:
Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp!
Nguyễn Chí Thiện đã tri hô lên như thế từ lâu. Cái giá mà bọn cướp bắt ông phải vì đã chỉ mặt và đặt tên cho chúng, tất nhiên, không rẻ. Tuy thế, từ đó đến nay – thỉnh thoảng – vẫn có nhiều người Việt tiếp tục công việc hiểm nguy này.
Nhân vật mới nhất, nhà báo Nguyễn Thông lại vừa lên tiếng nhắc nhở về cái sự thực trần trụi và phũ phàng này, vào hôm 21 tháng 11 năm 2021 (từ Việt Nam)
Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai, tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác… Nếu nó (chủ nghĩa xã hội) có đem lại chút gì “tích cực” thì chính ở chỗ đã tạo được cuộc sống đế vương cho tầng lớp lãnh đạo, mà trường hợp xơi thịt bò dát vàng là ví dụ rõ nhất.
Liệu dân Việt sẽ vẫn cứ tiếp tục nhẫn nhịn sống với “đám đế vương” này thêm bao lâu nữa?
Bài bình luận gần đây