Sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ vẫn luôn duy trì được vị thế siêu cường số 1 thế giới trên mọi lĩnh vực cho tới thời điểm hiện tại.
Nhưng vị thế siêu cường của Hoa Kỳ đang bị thách thức trực tiếp và nghiêm trọng bởi Trung Quốc. Dưới sự cai trị của nhà độc tài Tập Cận Bình, tham vọng của Tập Cận Bình đã trở thành tham vọng của nước Trung Quốc.
Họ Tập muốn đưa Trung Quốc soán ngôi Mỹ để trở thành siêu cường thế giới bằng chiến lược “Vành đai và Con đường”. Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng họ không tìm cách soán ngôi Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới; nhưng tất cả những gì mà Trung Quốc đã và đang làm đều chứng minh điều ngược lại.
Hoa Kỳ không muốn để mất ngôi vị siêu cường số 1 vào tay Trung Quốc, bởi đó không chỉ là thảm họa cho nước Mỹ mà còn cho cả thế giới.
Bởi Trung Quốc không phải nước dân chủ văn minh, đó là một nhà nước độc tài cộng sản với hệ thống chính trị hủ bại, tham nhũng.
Một khi Trung Quốc thống trị thế giới, nền chính trị độc tài sẽ được xuất khẩu ra khắp nơi trên thế giới. Không biết bao nhiêu nhà độc tài mới sẽ xuất hiện để cai trị đất nước và nhân dân của họ.
Cả thế giới sẽ trở lại thời kỳ chính trị đen tối.
Để chống lại tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã coi mặt trận Tây Thái Bình Dương là quan trọng bậc nhất trong nhiều thập kỷ tới.
Hoa kỳ từng bước củng cố vững chắc mối quan hệ với các đồng minh truyền thống trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,…, nước bạn bè như Ấn Độ, các nước đối tác như Singapore,… Hoa Kỳ cũng lôi kéo các nước thuộc EU, Anh và Nato cùng tham gia kiềm chế tham vọng của Bắc kinh.
Đồng thời, Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ Bộ tứ gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia với chiến lược Ấn độ dương – Thái bình dương nhằm siết chặt vòng vây với Trung Quốc.
Muốn đối phó với Trung Quốc một cách hiệu quả, sức mạnh riêng của Hoa Kỳ là không đủ. Hoa Kỳ và Anh Quốc đã củng cố và gia tăng sức mạnh cho đồng minh Australia bằng thỏa thuận liên minh mới có tên AUKUS giữa 3 nước Hoa Kỳ, Anh Quốc và Australia.
Liên minh này được tuyên bố ra đời vào ngày 15 thán 9 năm 2021. Theo thỏa thuận, nhiệm vụ đầu tiên của AUKUS là đóng một hạm đội tầu ngầm hạt nhân cho Australia. Australia sẽ được Anh và Mỹ hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để đóng ít nhất là 8 tầu ngầm hạt nhân với trị giá lên tới 66 tỷ USD.
Ngoài ra, Australia sẽ được tiếp cận với công nghệ tên lửa hiện đại của Mỹ, bao gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk để trang bị cho các tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia, cho phép thực hiện các cuộc tấn công từ xa.
AUKUS sẽ cho phép các nước tham gia đơn giản hóa và mở rộng việc trao đổi thông tin trong các lĩnh vực đặc biệt và công nghệ quân sự. Các nội dung hợp tác chính còn bao gồm cả việc phát triển trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, điều khiển học và hệ thống ngầm dưới nước. Ngoài ra, các bên có kế hoạch phát triển khả năng tấn công từ xa.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: "Sáng kiến này tạo điều kiện cho các nước thành viên những khả năng tiên tiến nhất để đẩy lùi các mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng, đồng thời duy trì và nâng cao sức mạnh quân sự của mình nhằm bảo vệ lợi ích chung trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương."
Trong khi đó, Thủ tướng Morrison nói, thỏa thuận sẽ đưa quan hệ đối tác của ba nước lên một tầm cao mới. Người đồng cấp Anh Boris Johnson nhấn mạnh rằng liên minh sẽ đưa Mỹ, Anh và Australia xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, tạo ra nhiều việc làm và thịnh vượng mới.
Thỏa thuận này có thể được coi là bước đi thực tế quan trọng đầu tiên của Tổng thống Biden trong chiến lược xoay trục của Mỹ từ Trung Đông, Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần lớn Biển Đông.
Trung Quốc thì phản đối mạnh mẽ thỏa thuận này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố: "Việc Mỹ, Anh và Australia hợp tác chế tạo tàu ngầm hạt nhân ở Australia sẽ phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực, làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang và gây tổn hại đến Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Việc Mỹ chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia chứng tỏ họ đang sử dụng việc xuất khẩu công nghệ hạt nhân như một công cụ cho các trò chơi địa chính trị, một điều cực kỳ vô trách nhiệm. Mỹ, Anh và Australia không nên thành lập các khối gây tổn hại tới lợi ích các nước khác và nên "thoát khỏi tâm lý chiến tranh lạnh và thành kiến ý thức hệ."
Còn Việt Nam có vị như thế nào trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc?
Theo quan điểm của tôi, Việt Nam có vị trí quan trọng bậc nhất. Vì nếu Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ, trở thành đồng minh và hợp tác với Hoa Kỳ để kìm chế Trung Quốc. Sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ gia tăng bội phần và chi phí để kìm chế Trung Quốc sẽ ít tốn kém. Chắn chắn, Trung Quốc không bao giờ có thể bá chủ được thế giới.
Bởi vì Trung Quốc muốn bá chủ thế giới thì bước đầu tiên là phải bá chủ biển Đông. Nước nào bá chủ biển Đông thì đã khống chế được ít nhất 50% thế giới.
Tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng nhận thấy điều này từ khi họ nhận ra mối nguy hiểm từ Trung Quốc.
Vậy, điều gì cản trở Việt Nam trở thành đồng minh của Hoa Kỳ?
Đó chính là chế độ độc tài CSVN với chính sách đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam còn bị cai trị bởi đảng cộng sản thì nước Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành đồng minh của Hoa Kỳ.
Những gì mà Hoa Kỳ nhận được từ chính quyền độc tài CSVN chỉ là những sự lừa dối, lươn lẹo,… và Hoa Kỳ đánh mất nhiều thứ với chính quyền độc tài CSVN như thời gian, tiền bạc, vị thế của một cường quốc về tự do, dân chủ và nhân quyền,…
Hoa Kỳ cần làm gì để đưa nước Việt Nam trở thành đồng minh?
Trong tình thế hiện nay, chính quyền độc tài CSVN không bao giờ dám ngả vào lòng Trung Quốc bởi các vấn đề: tranh chấp biển đảo không thể dung hòa, sự phẫn nộ của người dân Việt Nam, và chính sách đối xử ngạo mạn, khinh thường của Trung cộng với Việt cộng,…
Do đó, Hoa Kỳ cần phải mạnh mẽ gây áp lực với chính quyền độc tài CSVN về nhân quyền, yêu cầu trả tự do cho các TNLT, tự do thành lập đảng,…. Hoa Kỳ gắn mọi viện trợ, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư,… với việc cải thiện nhân quyền và thúc đẩy một tiến trình dân chủ nhanh chóng cho Việt Nam.
Hoa Kỳ cần công khai và mạnh mẽ ủng hộ về tài chính cho các tổ chức, cá nhân đối lập ở trong và ngoài nước thông qua các NGO.
Đây là thời điểm quan trọng và phù hợp nhất để Hoa Kỳ thực hiện các cam kết ủng hộ cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Tôi tin rằng, nếu chính phủ Hoa Kỳ thực sự muốn và ủng hộ đất nước và Nhân dân Việt Nam có tự do, dân chủ để trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Chúng ta chỉ mất thời gian 2 năm để đưa Việt Nam từ độc tài trở thành dân chủ và đồng minh với Hoa Kỳ.
Bài bình luận gần đây