Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác nghi ngờ, sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ kẻ xấu. Tuy nhiên, những cảm xúc này, do nạn nhân đang lầm lẫn giữa hành vi hành hạ/ngược đãi/lợi dụng với lòng tốt của kẻ xấu, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã và đang phải trải qua. Thế giới đã ghi nhận "Hội chứng Stockholm" từ năm 1973. Hội chứng này thường xuất hiện trong mối quan hệ vô cùng thân thiết và gần gũi giữa nạn nhân và tội phạm. Tên gọi này xuất phát từ câu chuyện có thật như sau:
Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp Norrmalmstorg tại Ngân hàng Kreditbanken, ở hội trường Norrmalmstorg, thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Bốn nhân viên ngân hàng (ba nữ và một nam) bị giữ làm con tin từ ngày 23 đến 28 tháng Tám năm 1973 trong khi kẻ bắt cóc (hai nam) thỏa thuận với bên cảnh sát. Trong khoảng thời gian này, nạn nhân bắt đầu phát triển gắn bó về mặt cảm xúc với kẻ bắt cóc, từ chối sự trợ giúp từ chính quyền, rồi cuối cùng đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc trước truyền thông và giới cảnh sát, sau khi được giải thoát.
Có thể gọi Hội chứng Stockholm gần như là "Hội chứng Mang Ơn". Một vài đặc điểm của người mắc phải "Hội chứng Mang Ơn" dễ nhận thấy: đồng cảm với kẻ lợi dụng, thậm chí không muốn được giải thoát khỏi, có hành vi và lời nói bảo vệ và binh vực kẻ lợi dụng hoặc ngược đãi mình. "Hội chứng Mang Ơn" thông thường cho thấy sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ, đó là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải âm thầm chịu đựng nhưng không thể nói thật ra. Thời gian ở trong tay kẻ xấu càng lâu dài, thì "Hội chứng Mang Ơn" càng nặng nề.
Khi nạn nhân mắc phải "Hội chứng Mang Ơn", họ vô tình đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ mình, rồi vô tình quên mất, bản thân mình đang bị lợi dụng, ngược đãi hoặc đang bị đe dọa. Tâm lý này, hầu hết do nạn nhân xuất thân từ hoàn cảnh quá bi đát-hiểm nguy hoặc quá nghèo khổ-cơ hàn. Rồi một cơ may bỗng đến bất ngờ, cùng với đó là sự thay đổi đột ngột đời sống lam lũ, làm cho họ dễ dàng chấp nhận trạng thái gần như "bị thôi miên" đến từ môi trường mới. Cũng bởi vì kẻ xấu, trong nhiều nội-ngoại cảnh, nhiều không gian, luôn gần gũi nạn nhân và luôn rỉ rả gieo vào đầu nạn nhân (theo tục ngữ "nước chảy đá mòn") những lời lẽ dễ dàng thuyết phục, ví dụ như: "Hồi xưa vậy, bây giờ vầy còn muốn gì nữa" để răn đe, "không có tôi thì cuộc đời anh chị làm sao có được ngày hôm nay" để nạn nhân phải nằm lòng câu "ăn trái nhớ kẻ trồng cây", hoặc giả "bao nhiêu tiền đủ đánh đổi tấm lòng của tôi đối với anh chị suốt thời gian qua", "hãy nhìn xuống để thấy còn biết bao gia đình khổ cực gấp trăm lần anh chị" nhằm đặt để tâm trạng nạn nhân vào thế chủ bại và cam phận mà chấp nhận v.v...
Trở lại vấn đề luật pháp, nhà chức trách có bổn phận phải thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp Bộ để thanh tra toàn diện và tất cả các hoạt động của nữ ca sĩ Phi Nhung, từ Luật Nuôi Con Nuôi, Luật Trẻ Em, Luật Lao Động (đối với trẻ em dưới 16 tuổi) cho đến Luật Tôn Giáo - Tín Ngưỡng, Luật Doanh Nghiệp, Luật Quốc Tịch, Luật Đầu Tư.
Đó là một công việc khá "đồ sộ" nhưng không thể không làm. Chính từ cuộc thanh tra toàn diện xung quanh nữ ca sĩ Phi Nhung, nhà cầm quyền CSVN càng làm tăng tính thượng tôn pháp luật, giúp cho Phi Nhung nói riêng cũng như giới nghệ sĩ nói chung lấy lại thanh danh đang rất xập xệ, đồng thời xử lý theo pháp luật, tất cả những ai lợi dụng sự nổi tiếng của bản thân cũng như lạm dụng sự lơi lỏng quản lý từ cơ quan hành pháp, để trục lợi bằng cách: lợi dụng từ thiện, lợi dụng nhận con nuôi, quảng cáo bán hàng bát nháo và nhiều hình thức khác.
Những áng mây mờ quanh nữ ca sĩ Phi Nhung được đào xới từ nhân vật nổi tiếng - nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng đang gây chú ý đặc biệt trong dư luận, bằng cuộc chiến vô tiền khoáng hậu xảy ra cách đây hơn 3 tháng về trước, xuất phát từ việc chữa bịnh phản khoa học và gây chết người của Võ Hoàng Yên. Câu chuyện ồn ào về nữ ca sĩ Phi Nhung cũng xuất phát từ sự nổi tiếng của cậu bé nghèo có giọng ca độc đáo Hồ Văn Cường, nên được dư luận chú ý. Còn 22 đứa con nuôi của Phi Nhung, vốn chỉ là những đứa trẻ bất hạnh-vô gia đình hiện nay ra sao?...
__________________
(Còn nữa)
Bài bình luận gần đây