Thế giới đang phẫn nộ lên án hành vi quân đội nổ súng vào người dân biểu tình giết chết hàng chục người. Đó là tội ác man rợ nhằm bảo vệ cho cuộc đảo chính phi nghĩa lật đổ một chính quyền dân sự được nhân dân bầu chọn lại càng đáng phải lên án và ngăn chặn, trừng phạt. Cùng thời điểm đó, tại Việt Nam đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và chưa được dư luận quốc tế quan tâm đúng mức. Tuy số người dân Đồng Tâm bị giết ít hơn, nhưng về tính chất mức độ tàn độc, tinh vi và tác hại của vụ án này cao gấp nhiều lần so với hành động man rợ thô thiển của quân đội Myanmar
Nền dân chủ mong manh của Myanmar vừa được hồi sinh sau hàng chục năm dưới chế độ độc tài quân sự một lần lữa đã bị quân đội lật đổ. Người dân Myanmar một lần lữa đứng lên biểu tình phản đối và đòi lại thể chế dân chủ tự do. Chính quyền quân phiệt Myanmar đã đàn áp đẫm máu và quân đội nổ súng vào lực lượng người dân biểu tình phản kháng làm nhiều người chết. Truyền thông khắp thế giới đã lên tiếng bênh vực. Mỹ và các quốc gia dân chủ tiếng bộ đã phản ứng răn đe và áp dụng biện pháp trừng phạt. ASEAN đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp….
Trong những dòng dư luận đó, phê phán thích đáng nhất có lẽ là ý kiến của ông Balakrishnan Ngoại trưởng Singapore trước Quốc hội Singapore ngày 5-3.: 'Cầm súng bắn người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia. Chúng tôi ghê tởm với các hành động chống lại thường dân của các lực lượng an ninh",(1)
Nhửng ý kiến lên án xác đáng và những biện pháp trừng phạt, ngăn chặn đã và sẽ áp dụng là hết sức cần thiết, là sức mạnh quan trọng giúp người dân Myanmar trong cuộc đấu tranh giành lại nền dân chủ
Tuy nhiên, không chỉ có Myanmar, không chỉ có chế độ quân phiệt mới bắn vào dân thường, mà ở chế độ toàn trị cộng sản hành vi ô nhục chính quyền ra lệnh bắn dân đã thành thông lệ, thành biện pháp bảo vệ cho chế độ độc tài. Pôn Pốt tàn sát hơn 2 triệu dân Campuchia, Trung Quốc thảm sát hàng vạn thanh niên ở Thiên An Môn và mới đây ngày 9-3, Việt Nam vừa tuyên án phúc thẩm vụ thảm sát Đồng Tâm. So sánh về số người chết, cuộc thảm sát Đồng Tâm không nhiều như ở Myanmar nhưng tính chất, thủ đoạn, động cơ gây án, tàn độc hơn gấp nhiều lần.
Nói cách nào đó quân đội Myanmar bắn vào đoàn biểu tình là man rợ nhưng thô thiển, dễ bị nhận diện và lên án. Xã hội Myanmạr vẫn còn cho phép người dân tụ tập biểu tình. Truyền thông, báo chí Myanmar có bị đàn áp nhưng vẫn đứng về phía người dân, vẫn hoạt động chuyển tải thông tin, hình ảnh bạo lực thảm sát đến người dân trong nước và công đồng quốc tế. Theo AP, Chính phủ đã giam giữ hàng chục nhà báo kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, bao gồm cả Thein Zaw của hãng tin AP .
Cuộc đàn áp diễn ra khi quân đội gia tăng bạo lực chống lại các cuộc biểu tình đông người. Các báo cáo của các phương tiện truyền thông độc lập vẫn đang cung cấp thông tin quan trọng về các vụ bắt giữ và xả súng của quân đội ở các thành phố trên khắp Myanmar. Và họ đang sử dụng các nền tảng khác để phân phối báo cáo của mình, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội.
Dưới chế độ toàn trị cộng sản Việt Nam, người dân Đồng Tâm hoàn toàn bị tước đoạt tất cả những quyền lợi, những điều kiện đó.
Người dân Đồng Tâm không dám đối kháng chính trị như người dân Myanmar. Họ không đòi thay đổi chính quyền, không chạm đến sự tồn vong của chế dộ. Họ bức xúc đấu tranh bảo vệ quyền canh tác hơn 50 ha đất ở cánh đồng Sên của cha ông để lại từ bao đời nhưng bị chính quyền cướp đoạt bằng một quy hoạch đất quốc phòng không hề có cơ sở pháp lý và thực tế nào. Họ kêu gọi được đối thoại, yêu cầu chính đáng là chính quyền cung cấp bản đồ quy hoạch đất quốc phòng nhưng không hề được đáp ứng.
Hành động phản kháng duy nhất của họ là tạm giữ một số Cảnh sát cơ động làm con tin để đánh đổi cụ Lê Đình Kình đã bị chính quyền lừa bắt trái phép trước đó. Trong khi cụ Kình bị đánh gảy chân, thương tổn nội tạng, bị giam giữ thì nhóm cảnh sát được nuôi dưỡng tử tế
Ấy vậy mà đang đêm, thực hiện Kế hoạch số 419A chính quyền đem hơn 3000 cảnh sát trang bị cả xe bọc thép, máy phá sóng điện thoại, wifi ập đến bắt chết cụ Lê Đình Kình, một ông lão hơn 80 tuổi đời, một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng, đánh đập dã man và bắt đi hơn 20 người dân. Thân thể cụ Kình đã bị bắn thủng ngực, gảy lìa chân còn bị nhân danh Giám Định Pháp Y để mổ bung phanh thây và bị đem làm vật trao đổi ép buộc gia đình phải khai nhận những điều sai sự thật theo ý muốn của chính quyền mới được đem về chôn cất.
Theo truyền thống Việt Nam, nghĩa tử là nghĩa tận, căm thù tội ác dến mức nào khi chết cũng phải buông xả. Cụ Kình nào có tội tình gì ngoài tội tin theo lời Nguyễn Phú Trong hưởng ứng đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ quyền lợi cho người dân. Ấy vậy mà đám tang cụ Kình vẫn không yên. Đồng Tâm, Thôn Hoành vẫn bị phong tỏa nhiều ngày sau đó. Người ngoài không được viếng tang, tiền phúng điếu bị quản lý, tịch thu. Con cháu cụ Kình chịu tang cha, ông trong tù với những trận đòn tra tấn dã man.
Tàn độc hơn để hợp pháp hóa và tăng thêm sức mạnh đàn áp cuộc khủng bố, thảm sát Đồng Tâm chính quyền còn dựng lên vụ án Đồng Tâm truy tố hàng chục người dân, trong đó có hai con và cháu cụ Kinh. Công An Hà Nội, những kẻ thủ ác thảm sát cụ Lê Đình Kình lại đóng vai cơ quan điều tra vụ án giết người (ba cảnh sát bị thiêu cháy thành than) và chống người thi hành công vụ. Tình tiết, chứng cớ cáo buộc các bị cáo hết sức hoang đường không tưởng.
Theo bản án ba cảnh sát bị rơi vào hố kỹ thuật (giếng trời) và bị Lê Đình Chức từ mái nhà đổ xăng từ châu xuống và thiêu cháy. Ai cũng biết rằng xăng bốc hơi, từ dưới lên, và phải có đủ oxy. Nếu có thật hành vi như cáo buộc thì người chết đầu tiên là anh Chức và phải có đến hàng tấn xăng mới có thể than hóa ba cảnh sát.
Nhà văn Nguyên Ngọc nêu thực tế nhà báo Ngoc Anh tàc giả bài thơ Bóng Cây Kơ Nia được phổ nhạc rất nổi tiếng đã chết năm 1964 trong hoàn cảnh tương tự. Giáo sư Hoàng Xuân Phú đã đến khảo sát các dấu vết tại hiện trường và có nhiều bài viết phân tích rất khoa học tất cả những tình tiết cáo buộc trong vụ án là không đúng thực tế.
Dư luận đòi hỏi cần có cuộc điều tra độc lập về vụ án để bảo đảm tính khách quan. (3)
Nhà báo tự do Phạm Đoản Trang cùng các đồng sự đã có Báo Cáo Đồng Tâm tố cáo sự tàn ác phi nhân của chính quyền trong cuộc thảm sát này.
Ở hai cấp tòa sơ phúc thẩm, các luật sư đưa ra nhiều kiến nghị cần có điều tra thực nghiệm hiện trường, cần công khai Kế hoạch số 419A, cần triệu tập Công An Hà Nội như bên liên quan của vụ án để xét hỏi….. Tuy nhiên cả hai phiên tòa bỏ túi đã bất chấp những yêu cầu chính đáng hợp pháp đó. Các luật sư bị tịch thu các USB, phương tiện làm việc, bị khám xét như tội phạm. Lời kêu oan của các bị cáo bị bỏ ngoài tai. Những thương tích của họ trên cơ thể trong cuộc thảm sát không được xem xét.
Án tuyên theo ý muốn của ai đó cấp trên bất chấp đạo lý, pháp lý. Nền tư pháp biến thành một công cụ đàn áp giết dân một cách công khai. Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh hai người con cụ Kình bị tuyên án tử hình, cháu nội cụ Kình bị tuyên 16 năm tù dù thực sự không có chứng cứ nào cho thấy họ liên quan đến cái chết của ba cảnh sát. Cụ Kinh bị phanh thây như hình phạt của thời trung cổ mà gia đình cụ còn bị tru di ba đời theo dúng nghĩa đen.
Không được hạnh phúc như người dân Myanmar, chết nhưng còn được báo chí truyền thông lên tiếng bảo vệ. Cụ Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm bị giết, bị khủng bố, bị kết án oan mà còn bị toàn bộ guồng máy truyền thông báo chí lề đảng lên án, nhục mạ, quy kết nẵng nề. Những người nói lên sự thật trên mạng xã hội như Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu đã bị bắt giam. Hơn thế nữa, đảng, chính quyền còn huy động lực lượng dư luận viên lu loa trên mạng xã hội, vu cáo đe dọa những người nói lên sự thật.Thâm độc hơn, đưa cả những bồi bút cấp cao, tên tuổi giả vờ thương vay khóc mướn, phê ohán chính quyền nhưng đánh tráo khái niệm làm cho người đọc hiểu sai là con cháu cụ Kình có giết người thật như bài viết “Mạng đổi mạng không phải là công lý”
Sự tàn bạo khốc liệt trong vụ án Đổng Tâm dã được chính quyền huy động mọi nguồn lực,,mọi phương tiện trân tráo đê tiện nhất để thực hiện tội ác ghê rợn đến mức tận cùng. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá xác đáng rằng ”Vụ án Đồng Tâm là một tội ác trời không dung đất không tha”
Tội ác Đồng Tâm không chỉ nhằm vào cụ Kinh và mấy chục hộ dân thôn Hoành.Với một dúm ngưới dân ấy việc gì phải huy động đến hơn 3000 quân trang bị tận răng. Mục tiêu của họ là trấn áp tinh thần phản kháng của 90 triệu người dân Việt. Nguòi xưa có câu nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, ở đây họ còn công phu hơn không chỉ diệt cả gốc rễ mà còn dẫm nát đất đai lân cận.
Dư luận quốc tế ít nhiều lên tiếng, quan tâm đến tội ác Đồng Tâm nhưng chưa tương xứng và chưa có tác dụng gì với kẻ thủ ác. Điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là trong bối cảnh tranh chấp với Trung Cộng, những lợi thế địa chính trị của Việt Nam có thể làm người Mỹ quan tâm hơn vấn đề dân chủ. Với EU, những lợi ích thương mại có thể làm người ta nhẹ lòng hơn với các cam kết nhân quyền.
Sẽ là nhầm lẫn lớn nếu tin vào lời hứa, cam kết, hiệp định mà chính quyền cộng sản đã hứa và đã ký. Hiệp định Geneve, Hiệp định Paris, Công ước Nhân Quyền…. là bằng chứng cho thấy chính quyền Công Sản chỉ ký để đạt được những lợi ích nào đó chứ chưa bao giờ thực hiện.
Để ngăn chặn những Đồng Tâm thứ hai sẽ tiếp tục xảy ra ở vườn rau Lộc Hưng, Thủ Thiêm cộng đồng quốc tế cần tiếp sức với người dân Việt như với Myanmar, cần có biện pháp trừng phạt song hành với sự lên án. Thiết nghĩ việc áp dụng đạo luật Global Magnitsky Act cho những kẻ trực tiếp liên quan đến vụ án là cần thiết và thích đáng.
1-https://www.msn.com/vi-vn/news/world/ngo%E1%BA%AI-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-si... C4%91%E1%BB%89nh-cao-n%E1%BB%97i-%C3%B4-nh%E1%BB%ÁC-qu%E1%BB%91c-gia/ar-BB1egrDT
3-http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=Gia...
Bài bình luận gần đây