You are here

Hồi ức học trò thời VNCH Kỳ 1: Nguồn suối yêu thương

Ảnh của Gió Bấc

 

 

 

Dư luận xôn xao chuyện học trò dánh cô giáo với nhiều bình luận trái chiều, tôi băn khoăn tại sao như vậy? Ôn lai ngày xưa mình đi học thế nào. Hóa mình hạnh phúc được lớn lên trong nền giáo dục miền Nam. Cái triết lý nền giáo dục "nhân bản", "dân tộc", và "khai phóng" là mãi đến sau này tôi mới đươc biết qua sách vỡ, điều xuyên suốt mà tôi nhận đươc trong đời đi học và thành ấn tượng đến bây giờ đó là nền giáo dục thấm đẩm yêu thương.

 

Nhiều người viết về giáo dục Miền Nam trước 75 như là sản phẩm của xã hội phồn vinh. Tôi e rằng không hoàn toàn như vậy! Tùy theo từng vùng, từng giai đoạn, thời ấy có những lúc những vùng nông thôn cũng phải chạy gạo ăn từng bửa, trường sở cũng thiếu thốn trăm bề nhưng nó đầy ắp yêu thương.

Ngày đầu tiên tôi đi học không thơ mộng như bài viết của nhà văn Thanh Tịnh. Ở Miền Nam tháng 9 là tháng mưa dầm, con đường từ nhà tới trường sình lầy hai bên, đường sống trâu chính giữa thì trơn như thoa mở. Người giành quyền dắt tay tôi đi học, không phải mẹ mà là bà nội, người suốt đời không biết mặt con chữ mà thuộc làu thơ Lục Vân Tiên.

Lớp học đầu đời là căn võ ca (gian nhà trống dùng để hát bội, tiếp khách khi cúng đình) đình làng chỉ có mái nhà mà không có vách.

Cô giáo tôi có con nhỏ nên nhiều khi đi dạy phải mang con theo. Lũ chúng tôi như một đàn gà trong khoảng sân không phên giậu muốn chạy ra chạy vô lớp học lúc nào cũng đươc. Ấy vậy mà dưới sự chắt chiu của cô, cuối năm học chúng tôi đã đọc trọn quyển vần trái táo, biết ráp vần xuôi vần ngược, và đọc thuộc bài Ông Thầy Đầu Tiên. “Trẻ còn ngu dại biết chi. Nhờ thầy răn dạy khắc ghi trong lònh. Mở mang trí hóa cho thông. Uốn tay chỉ dạy cái công dẫy đầy. Nhờ ai ta đặng thế này. Ta nên nhớ lấy ông thầy đầu tiên”

Lên lớp tư, (bây giờ là lớp 2) phòng học của tôi còn thảm hại hơn. Đó là dãy nhà tol thiếc cũ nát, nằm bên cạnh một đồn lính nghĩa quân mà một tháng có đến vài lần Việt Cộng tấn công. Mỗi lần như vậy súng đạn lớn nhỏ rải vào trường. Cả mái, vách đều lỗ chỗ viết đạn. Ngày nắng thì bóng nắng để hoa lên bàn, lên tóc.Ngày mưa thì trong lớp cũng bì bỏm nước như ngoài sân. Tập vở phải giấu trong hộc bàn để không bị ướt. Vì vậy, tiếng trống báo giờ học giờ chơi, tan học chỉ là tương đối, tất cả chỉ tùy thuộc vào ông trời và khẩu lịnh của cô. Cứ mỗi lần mưa mấy cô trò thu xếo tập vỏ tìm chô khô trốn dột. Hết mưa lại lau bàn ghế lấy tập học bài.

Cái khó đó không ngăn được chúng tôi hấp thu những kiến thức thú vị từ bài học. Tình yêu nước đươc nhen lên từ câu chuyện về các nhân vật lịch sử anh hùng. Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mà lo việc nước. Trần Quốc Toản tuổi trẻ phất cờ Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân, Trần Bình Trọng thà làm quỷ phương Nam không làm vương đất bắc…. Tình yêu quê hương và kiến thức địa lý đươc bồi đắp qua cuộc hành trình thú vị của cha con ông Lộc. Chúng tôi biết thế nào là đầm, phá, đập, sông từ đâu chảy ra….

Lên lớp ba, lớp nhì ra chơ học, nghe lóm các anh chị lớp lớn chúng tôi biết rằng thầy cô không phải ai cũng như ai, có người nỗi tiếng hét ra lửa, đánh đòn tét cả roi mây. Định mệnh khiến xui sao năm lớp nhì tôi được xếp vào tay cô giáo nổi tiếng bà chằn.

Buổi học đầu tiên cô yêu cầu mỗi tổ phải có riêng một cây roi mây mang vào lớp trong tuần trực. Cả lớp xám hồn xanh mặt nhưng đến hết năm học  nạn nhân chính của cây roi mây là cái bàn giáo viên của cô.

Phòng thủ gần nửa năm học cô vẫn là cô chứ bà chằn chưa thấy hiện ra. Rồi cũng có ngày tai họa trung trùng kéo đến. Hôm ấy vào giờ ra chơi chúng tôi chia phe bắn bì bằng mấy sợi thun căng trên hai ngón tay cái và trỏ. Rủi sao tên bay đạn lạc trúng vào người thầy giám thị. Ông lừ mắt hỏi lớp nào, lớp Nhì 4 phải không?” Cả đám xanh mặt tản ra, trở về lớp lại chia phe cờ lau tập trận. Hăng máu, chúng tôi cầm những nhành cây điệp rượt đuổi nhau nhảy qua cửa sỗ và va quệt làm rơi bức tranh tráng thủy treo trên tường. Biết tội tày trời và ngán danh hiệu bà chằn nên đám chúng tôi đâm liều bỏ trốn tra con sông gần đó tắm và nhờ mấy đứa con gái thu xếp tập vở sau giờ học. Hôm sau, chúng tôi tiếp tục trốn ra bờ sông thì bị mấy đứa con gái theo lịnh cô lôi về với lời hứa hẹn không bị đánh đòn. Quả đúng là cô không đánh, chỉ bắt sắp hàng trước bảng nghe cô giảng đạo và chép bài phạt 100 câu không đươc phá phách bỏ học. Hóa ra bà chằn của chúng tôi thật hiền và dễ thương.

Năm lớp Nhất (lớp 5 bây giờ) mới thật là ấn tượng. Thời đó từ lớp nhất (tiểu học) qua đệ thất (trung học đệ nhất cấp) có kỳ thi tuyển rất khắc khe. Cả quận chỉ có một trường trung học tuyển 5 lớp đệ thất gồm 250 học sinh trên 3000 học sinh tiểu học toàn quận. Số bị rớt ngồi lại học lớp nhứt rất đông. Số anh chị này có kinh nghiệm bảo nhau cô PA lớp Nhứt 1 của tôi dạy giỏi nên đổ xô vô lớp này khiến sĩ số của lớp lên đến 85 học sinh trong khi các lớp khác chỉ hơn 40.

 Thầy hiệu trưởng nhiều lần can thiệp, phân chia lại nhưng như bắt cóc bỏ dĩa, cuối cùng đành chấp nhận sĩ số kỷ lục này. Dù đã ken thêm bàn ghế nhưng chúng tôi vẫn phải ngồi chen như mắm. Riêng cô thì không nề hà nhiều ít, cô chia chúng tôi thành tổ và phân công các tổ tự dò bài học, bài tập của nhau trước khi vào học. Chúng tôi phải đến lớp 30 phút trước khị giờ học bắt đầu. Thời gian trong lớp để ưu tiên để giảng bài học và làm bài tập mới. Cô cho chúng tôi hùn tiền mua báo Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa, Thằng Bờm chuyền tay nhau đọc.

Mãi sau này tôi mới nhận ra bí quyết “dạy hay” của cô là luôn khuyến khích và tạo cho lớp tinh thần thi đua tự học. Ngoài chiêu tự dò bài, cô còn có mục cho làm bài tập chạy. Dù là toán, khoa học thường thức hay văn sử, cô không chấm bài cả lớp mà chỉ chọn 10 bài nộp trước. Nếu có chấm cả lớp thì 10 bài nộp trước cũng đươc điểm ưu tiên. Cô cũng công bằng chia đêu cho chúng tôi luân phiên mỗi tổ trực lớp một tuần, làmv6ẹ sinh, dò bài các tổ khác và hạnh phúc, hảnh diện nhất là cuối ngày được ôm sổ điểm, hộp phấn, … theo cô về nhà.

Năm ấy lớp chúng tôi đậu khoảng 40/250 học sinh toàn quận và có 4 trong top 10 học sinh thứ hạng cao nhất.

 

Qua một kỳ thi, bước vào trung học chúng tôi đã thành người lớn với bao điều mới lạ. Ăn măc đồng phục: nam quần dài xanh áo trắng, nữ mặc áo dài, phải mang giày dép chứ không chân trần quần đùi. Trên ngực áo có phù hiệu trường trung học với họ tên, lớp học như là cấp hàm sĩ quan. Khuôn viên trường khá rộng đủ chỗ cho một sân bóng chuyền, sân cầu lông và hố nhảy. Đắc dụng nhất là sân bóng chuyền hầu như lúc nào cũng có người chơi. Giờ tan học cả các thầy cũng ra sân chơi bóng, cũng cáp độ thắng thua. Banh chơi tập thể rất mau hư, vá chằng vá đụp, học trò nghèo ở quê không có tiền mua banh mới, các thầy bỏ tiền mua, lại là loại banh nhựa, đắt tiền, chơi rất êm tay.

Mảnh sân không chuyên này đã ươm mầm cho nhiều cầu thủ, huấn luyện viên bóng chuyền cấp quốc gia sau này nhưng điều quan trọng hơn trong thời điểm ấy nó kéo gần khoảng cách Thầy Trò, không đánh mất sự kính trọng mà tăng phần thân thiết.

Thời ấy, ngoài các thầy cô chính ngạch sư phạm, còn có một số thầy cô là sinh viên Văn Khoa, Khoa Học dạy giờ (ăn lương theo ngạch công nhật), đa số còn rất trẻ. Khó có thể đánh giá về chất lượng chuyên môn nhưng ấn tượng còn đọng lại trong tôi sau hơn nửa thế kỷ rời xa nhà trường không phải là những bài học trong chương trình mà là những điều các cô dạy chúng tôi ngoài chương trình học. Đó là một chút ánh sáng văn hóa của đô thành Sài Gòn pha với sức sống, tinh thần tươi trẻ của sinh viên. Cô giáo Anh Văn lớp đệ ngủ (lớp 8) dạy bài hát Clementime trong mùa giáng sinh, Thầy Công Dân lớp đệ lục (lớp 7) dạy bài hát tập thể Về Bên Mái Nhà, Cô giáo Văn lớp 8 cho sinh hoạt ngoài trời và trò chơi tập thể. Chương trình văn đệ tứ (lớp 9) khô khan với Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Thầy dạy văn lại cho chúng tôi chép những bài thơ viết tay như Đôi Mắt Người Sơn Tây, Tây Tiến làm chớm lên ước mơ lãng mạn. Đặc biệt các bạn gái trường tôi mê cô giáo Sử nguyên là nữ sinh Trưng Vương Sài Gòn truyền lại các điệu múa truyền thống của trường này như Bạch Đằng Giang, Đêm Mê Linh, Đêm Lam Sơn làm các tiết mục chính cho chương trình văn nghệ cuối năm.

Đương nhiên trong chuổi ngày thơ mộng ấy cũng lắm lần bị phạt vạ không oan chút nào. Quên đem tập, không thuộc bài là lỗi thường tình, đi học trễ, cúp cua (trốn học), luyện chưởng (đọc truyện kiếm hiệp) trong giờ học cũng không phải hiếm. Đương nhiên quý thầy cô cao thủ cũng có đủ chiêu thức đáp trả từ phạt nghĩ học ngắn hạn, chép bài phạt, đến zero hạnh kiểm. Cũng có trường hợp oan hoặc nặng quá mức nhưng nhìn chung suốt 12 năm học chưa có trường hợp nào quan hệ thầy trò bị gảy đổ hay việc phạt vạ ảnh hưởng đến việc học của học sinh.

Thầy Toán lớp Đệ Tứ rất nóng tính, gạo bài đứa nào đi chậm chưa lên đến bảng đã cho về chỗ ngồi. Yên chí trong sổ điểm đã có cặp Zero tròn trinh. Bù lại thầy dạy rất hay và cuối năm mở đợt lập công cho những đứa bị điểm kém có cơ hội làm bài tập lấy điểm kéo bù.

Điều dị ứng trong môi trường Trung học là Giám Thị. Cái người không dạy, đi xét nét rình mò mà bắt phải kêu bằng Thầy. Bản năng tự do và giai doạn phát triển hình thành tính cách làm chúng tôi phản kháng. Tuổi phá phách lắm trò nghịch ngợm nên càng va chạm với giám thị nhiều hơn. Năm đệ tứ, lớp tôi toàn đực rựa, một số bạn lớn tuổi sắp dính động viên đi lính nên càng đầu trò quậy phá.

Đầu năm, cả lớp đã bị Zero hạnh kiểm vì làm gảy chân bàn giáo viên, không báo nhà trường sữa chữa mà gá lại để phá thầy cô. Giữa năm lại phạm lỗi nặng trong buổi chào cờ đầu tuần, tình cờ có ông Quận trưởng tham dự. Lớp tôi tới phiên trực hát quốc ca và kéo cờ thì hát sai lời không biết lướt qua mà dừng lại nhìn nhau cười. Xong lễ, Thầy Tổng giám thị cho cả lớp chạy 5 vòng sân trường, tiếp đó Ban Đại Diện lớp được triệu tập lên phòng Giám Thị.

Biết đã phạm trọng tội, cả năm thằng mặt xanh như đít nhái, cúi đầu chờ nghe tuyên án. Sau bài đít cua hạch tội vô ý thức làm mất kỷ lụật, danh dự hiệu đoàn bla bla chính xác không thể nào tranh cải, thầy tuyên án: “Zero hạnh kiểm có xứng đáng không?”

 Theo quy chết thai lần zero hạnh kiểm đồng nghĩa ở lại lớp bất chấp học lực. Cả năm thằng choáng váng nhưng không có lời lẻ nào bào chữa kêu oan. Nước mắt con trai chợt ứa ra. Thầy cười nụ “Năm cái roi mây chịu không?” Chúng tôi như thấy thiên đàng hiện ra trước mắt. Trưởng lớp còn chút thông mình xin thêm ân huệ “Thầy cho đóng cửa lai để…”. Năm cái roi mây đau tê tái nhưng cứu thoát cho năm học quả là quá nhân từ. Sau trận đòn ấy cách nhìn của tôi về thầy Giám Thị từ ông Ác đã thành ông Thiện.