Theo tin tức từ báo chí của nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14 sáng 18/12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nước cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo qui định 214 về Khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý. Trong đó những người được chọn vào các chức danh như: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đều đã tham gia trọn một nhiệm kỳ trong Bộ chính trị.
Đồng thời qui định về độ tuổi để các ủy viên Bộ chính trị khóa 12 được tái cử cho khóa 13 là dưới 65 tuổi tính tới tháng 1 năm 2021.
Nhiệm kỳ 12 ban đầu với 19 Ủy viên BCT. Nhưng có 3 trường hợp là cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời năm 2018; ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã nghỉ chữa bệnh; và ông Đinh La Thăng bị khai trừ Đảng, hiện tại, Bộ Chính trị khóa XII có 16 ủy viên.
Như vậy theo qui định về độ tuổi được phép tái cử vào Bộ chính trị khóa 13 thì chỉ có 8/16 người đủ tiêu chuẩn tính tới thời điểm năm 2021, gồm:
1/ ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư (sinh năm 1970, 51 tuổi);
2/ ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế T.Ư (sinh năm 1961, 60 tuổi);
3/ ông Hoàng Trung Hải, Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII (sinh năm 1959, 62 tuổi);
4/ ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức T.Ư (sinh năm 1958, 63 tuổi);
5/ ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội (sinh năm 1957, 64 tuổi);
6/ ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an (sinh năm 1957, 64 tuổi);
7/ bà Trương Thị Mai (sinh năm 1958, 63 tuổi); và
8/ ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sinh năm 1959, 62 tuổi).
Trong 8 Ủy viên Bộ chính trị tái cử này sẽ cạnh tranh 3 ghế trong tứ trụ là: Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Ghế trong tứ trụ còn lại là Tổng bí thư sẽ thuộc trường hợp đặc biệt do Đại hội 13 quyết định.
Hai ông Nguyễn Văn Bình và Hoàng Trung Hải thì không thể tham gia tranh giành 3 vị trí nêu trên vì vừa bị kỷ luật.
Như vậy chỉ còn 6 ứng cử viên cho 3 vị trí. Tôi sẽ phân tích các ứng cử viên cho từng vị trí.
Ghế thứ nhất là Chủ tịch nước, nhân vật quyền lực số 2 trong chế độ độc tài CSVN. Vị trí này sẽ có 3 ứng cử viên.
1/ Phạm Bình Minh, 62 tuổi, hạt giống đỏ, con trai của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Hiện là Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Ông Phạm Bình Minh từng du học ở Anh Quốc, có 2 nhiệm kỳ Bộ trưởng ngoại giao, thông thạo ngoại ngữ, có quá nhiều kinh nghiệm về đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chức Chủ tịch nước.
Bởi vậy, nếu Nhà nước độc tài CSVN mà chọn Phạm Bình Minh giữ chức Chủ tịch nước thì quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Tây sẽ mở rộng và phát triển tốt trong 5 năm tới.
Theo tôi, ông Phạm Bình Minh là ứng cử viên tốt nhất trong số 3 ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch nước.
2/ Tô Lâm, 64 tuổi, Đại tướng, Bộ trưởng công an. Tô Lâm có quá nhiều tai tiếng với vai trò chủ mưu và cầm đầu trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ CHLB Đức vào năm 2017.
Trong nước thì Tô Lâm được cho là đóng vai trò bảo kê cho Tổng công ty MobileFone mua lại công ty AVG. Và dính nhiều vụ án tham nhũng khác. Tô Lâm cũng là được cho là người phải chịu trách nhiệm về vụ dùng lực lượng vũ trang tấn công xã Đồng Tâm và giết hại cụ Lê Đình Kình.
Tô Lâm cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả các vị phạm nhân quyền tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua.
Tô Lâm là con người đầy tham vọng, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho vị trí Chủ tịch nước.
Cho dù Tô Lâm giữ vị trí nào trong chế độ độc tài CSVN thì Tô Lâm sẽ gặp sự chống đối quyết liệt từ các tổ chức đấu tranh trong 5 năm tới. Trước tiên vào đầu năm 2021, Tô Lâm sẽ phải đối diện với cuộc vận động để EU trừng phạt Tô Lâm theo Đạo luật Toàn cầu Magnitsky vì những vi phạm nhân quyền của ông ta.
3/ Phạm Minh Chính, 63 tuổi, cựu Trung tướng công an, cựu Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh. Hiện là Trưởng ban Tổ chức TƯ.
Phạm Minh Chính làm công tác đảng chủ yếu, không có kinh nghiệm đối ngoại. Nếu Phạm Minh Chính lên được Chủ tịch nước cũng chỉ vì phe cánh, bè phái, không phải vì năng lực.
Ghế thứ hai là Thủ tướng, nhân vật quyền lực số 3 trong chế độ độc tài CSVN.
Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ là ứng cử viên duy nhất.
Từng tốt nghiệp đại học và tiến sĩ ở CH Slovakia, từng trải qua các chức vụ như Tổng kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế.
Vậy nên Vương Đình Huệ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành nền kinh tế.
Ghế thứ ba là Chủ tịch Quốc hội, nhân vật quyền lực số 4 trong chế độ độc tài CSVN.
1/ Trương Thị Mai, 63 tuổi, hiện là Trưởng ban dân vận TƯ, từng là Chủ nhiệm ủy ban các vấn đề XH của QH, có kinh nghiệm trong hoạt động, điều hành Quốc hội, lại là ứng cử viên nữ duy nhất kế thừa Nguyễn Thị Kim Ngân, nên rất phù hợp với cơ cấu nhân sự của chế độ độc tài CSVN.
Vậy nên Trương Thị Mai là ứng cử viên rất sáng giá.
2/ Võ Văn Thưởng, 51 tuổi, có rất nhiều tham vọng vào tứ trụ, đồng thời Võ Văn Thưởng cũng không thích vị trí Trưởng ban tuyên giáo đã bị Nguyễn Phú Trọng ép ngồi đó trong 5 năm qua.
Nhưng có lẽ với Võ Văn Thưởng thì tham vọng chỉ dừng lại ở tham vọng chứ chưa đủ tầm để tranh với Trương Thị Mai.
Tóm lại, theo nhận định của tôi thì 3 nhân vật sáng giá nhất trong tứ trụ gồm:
Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước; Vương Đình Huệ, Thủ tướng và Trương Thị Mai, Chủ tịch Quốc hội.
Bài bình luận gần đây