Trong hơn một tuần trở lại đây, dư âm về việc Nghị định 126/2020 NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, từ ngày 5/12, mức thuế VAT đối với dịch vụ xe công nghệ tăng lên 10%), dẫn tới việc hãng xe công nghệ Grab tăng giá cước, tăng triết khấu với tài xế làm nảy sinh các cuộc tuần hành, biểu tình của lái xe công nghệ vẫn còn nóng bỏng. Những thông tin về phản hồi của hãng xe công nghệ Grab, và Tổng cục Thuế đối với thắc mắc của lái xe công nghệ đang gây ra sự lộn xộn, khó hiểu. Cả hãng xe Grab và Tổng cục Thuế đều đổ lỗi cho nhau về việc tăng giá cước vận tải, và triết khấu với tài xế công nghệ. Vậy thực hư của câu chuyện này ra sao?
Lập luận của Tổng cục Thuế, việc ra Nghị định 126/2020 NĐ-CP này chỉ là việc hướng dẫn khai thuế Giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải bằng xe công nghệ. Hoạt động khai thuế này là bình thường, thông thường đối với tất cả hoạt động vận tải, trong đó có cả công ty Grab.Và hoạt động khai thuế Giá trị gia tăng (VAT 10%) này không thể làm tăng giá cước vận tải, cũng như không thể tăng triết khấu với tài xế xe công nghệ. Khi phía Grab có các tuyên bố, do Nghị định 126 NĐ-CP mà hãng xe phải tăng giá cước vận tải và tăng triết khấu với tài xế xe công nghệ, Tổng cục Thuế đã có công văn yêu cầu hãng xe Grab cần thận trọng trong phát ngôn, tuyên bố.
Lập luận của phía hãng xe Grab, hãng xe công nghệ chiếm thị phần lớn nhất trong phân khúc xe công nghệ là, thuế Giá trị gia tăng là thuế đánh vào người tiêu dùng, trước đây nhà nước quy định 3% thì giá cước xe và triết khấu với tài xế công nghệ là như vậy, bây giờ nhà nước tăng từ 3% lên 10% thì hãng xe phải tăng cước xe và tăng triết khấu đối với tài xế xe công nghệ. Khi Nghị định 126/2020 về quản lý thuế đang dự thảo, công ty Grab đã có văn bản gửi ban soạn thảo và văn phòng chính phủ. Grab dự báo nếu khai thuế VAT trên doanh thu, giá cước sẽ tăng, Grab và các đối tác phải chịu thêm những gánh nặng tài chính và chi phí tuân thủ rất lớn. Hiện tại, Grab đã tăng giá cước và tăng triết khấu phù hợp với mức tăng thuế VAT mà nghị định 126 vừa ban hành có hiệu lực.
Vấn đề quan trọng nhất trong những tranh cãi về nghị định 126/2020 NĐ-CP là gì? Đó là trước đây, khi Grab và các công ty vận tải công nghệ ra đời, đó là một loại hình kinh doanh mới, chưa xác định được nó thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ kết nối hay dịch vụ vận tải. Nhưng Tổng cục Thuế đã áp 3% thuế VAT tính trên doanh thu cuốc xe. Đến nay, tổng cục Thuế đã xác định các công ty vận tải áp dụng công nghệ đó là dịch vụ vận tải. Chính vì vậy, đã áp thuế VAT từ 3% lên 10% giống như các loại hình vận tải thông thường. Bản chất của thuế VAT là thuế đánh vào người tiêu dùng, đó là khách hàng. Chính vì vậy, hãng xe Grab đã tăng giá cước xe công nghệ bù đắp vào việc tăng thuế VAT là hợp lý. Tuy nhiên, tăng triết khấu đối với lái xe công nghệ lại không đúng, vì đó là thuế đánh vào khách hàng. Nhưng tại sao Tổng cục Thuế lại yêu cầu hãng xe Grab không tăng giá cước và không tăng triết khấu đối với tài xế xe công nghệ? Đó là vì Tổng cục Thuế sợ mang tiếng trong mùa đại dịch Covid, nhà nước lại tăng thuế đối với khách hàng, tức là với người dân sử dụng xe công nghệ. Vấn đề là ở chỗ đó.
Nhưng dù nhà nước, hay tổng cục thuế nhắm đến đối tượng nào để áp thuế, doanh nghiệp vận tải áp dụng công nghệ, hay với tài xế xe công nghệ, hay với khách hàng, tức người tiêu dùng thì trong mùa đại dịch Covid này, đều là điều vô cùng bất nhẫn vì tất cả các doanh nghiệp, người dân và nhất là những tài xế xe công nghệ đang vô cùng khó khăn, điêu đứng. Không một quốc gia nào trên thế giới đánh thuế, tăng thuế trong mùa đại dịch Covid này với bất kỳ một chủ thể nào. Nhưng đối với Việt Nam, họ vẫn thực hiện việc tăng thuế, đánh thuế đối với các doanh nghiệp và người lao động, người dân. Vậy nên, nhiều người đã gọi đó là việc vặt lông trong mùa Covid./.
Hà Nội, ngày 15/12/2020
N.V.B
Bài bình luận gần đây