Thứ nữ của nhà văn Vũ Khắc Khoan, chị Vũ Thị Gấm, có lẽ hiện đang sống đâu đó trong Silicon Valley (nơi còn được người Việt “mệnh danh” là Thung Lũng Hoa Vàng) của tiểu bang California.
Bốn mươi năm qua, tôi cũng vẫn quanh quẩn ở địa phương này nhưng chưa gặp lại chị Gấm lần nào. Thế mới biết là quả đất tuy tròn nhưng quá lớn nên cơ hội gặp lại cố nhân (để có dịp thưa thốt một lời thâm tạ) cũng chả dễ dàng chi.
Tôi tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1980. Qua năm 82, sau khi tiêu hết đến đồng bạc trợ cấp cuối cùng, tôi xin đi bán xăng và ghi danh vào một trường đại học cộng đồng – West Valley College – nơi mà chị Vũ Thị Gấm đang làm cố vấn (academic counselor) cho những sinh viên vừa nhập khóa.
Chị hỏi:
Chị Gấm tròn xoe mắt như chợt nhìn thấy một sinh vật lạ, vừa đến từ hành tinh nào khác. Ở vào thời điểm ấy, gần như cả nước đều đói vàng cả mắt, đám thuyền nhân vừa rời Việt Nam đều mang theo một ghánh nặng và nỗi ám ảnh chung là sự trông đợi (thuốc men, quà cáp, tiền bạc …) của thân nhân hay bạn bè còn ở lại.
Do vậy, lớp người tị nạn đầu tiên đều hối hả học lấy một cái nghề tào lao gì đó (miễn là có thể kiếm việc được ngay) nên sự lựa chọn của tôi quả là có hơi xa vời và … xa xỉ!
Ngó bộ tôi chưa “thủng” nên bà chị nhẹ nhàng nói thêm đôi câu (nghe) hơi nặng:
Ngưng chút xíu, chờ cho tôi thấm thía sự đời, rồi chị ấy lại thong thả tiếp:
Từ thưở ấu thơ, tôi được mọi người trong gia đình “âu yếm” gọi tên là Út Khùng. Bạn học và bạn bè trong xóm cũng thế: Tiến Khùng. Tôi quả là “có hơi bị làm sao” thật nên vợ con không có, mèo chó cũng không, dù tam thập nhi lập tới nơi.
Không ai dám kỳ vọng hay trông chờ một đồng xu (hay cắc bạc) nào từ một thằng khùng cả nên tôi vô cùng nhẹ ghánh. Tuy thế, tôi lại tự gán cho mình một sứ mệnh khá nặng nề và vô cùng cao cả (khác). Nó cao đến độ hơi khó có thể giải bầy với một người mới gặp lần đầu:
Tôi nói chưa hết ý nhưng chị Gấm xem chừng đã bị lùng bùng (luôn cả hai tai) và không còn kiên nhẫn nữa:
Đúng hẹn tôi trở lại. Vẫn nhất định giữ nguyên cái ước mơ xa vời (và xa xỉ) của mình. Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài (cố nén) của người đối diện. Cuối cùng, bà chị đành chép miệng:
Thấy tôi hơi nhăn mặt nên chị Gấm tiếp liền:
Mãi đến giờ tôi vẫn nhớ nụ cười chế giễu của chị Gấm, sau câu nói cuối cùng. Tôi theo đúng từng bước như lời của bà chị cố vấn nhưng đợi gần nửa thế kỷ rồi mà đường về thì vẫn không có lối. Tôi chả có cơ hội nào lập một phân khoa Tâm Lý Trị Liệu ở nơi quê hương, xứ sở của mình, dù tóc đã điểm sương!
Bằng cấp – rốt cuộc – rồi cũng chỉ là thứ cần câu cơm, không hơn không kém. Dù sao thì tôi vẫn phải nhớ ơn chị Gấm vì nhờ lời khuyên bảo chí tình của chị mà tôi kiếm được một cái cần câu khá tốt, để làm kế sinh nhai – thay vì chạy taxi – cho hết phần đời còn lại.
Giấc mơ Nhân Chủng Học tuy đã chết từ lâu nhưng tôi vẫn chưa chôn. Thỉnh thoảng (khi lang thang trên mạng) nếu thấy có ai viết chi đó về khai quật, mồ mả, xương cốt, đồ đá, đồ sắt, đồ đồng… thì thế nào tôi cũng ghé mắt xem qua chút xíu.
Tuần rồi, tôi tình cờ đọc được hai bài viết ngắn (đề cập đến quan niệm của nhà nhân chủng học Margaret Mead) về điểm xuất phát của nền văn minh nhân loại:
Xin tóm lược:
Khi được hỏi rằng điều gì có thể được xem như là dấu hiệu đầu tiên của văn minh? Mead trả lời rằng trong thế giới loài vật khi một con thú bị gẫy chân thì cầm chắc như là chết. Bởi nó sẽ không còn khả năng kiếm sống và sẽ bị bị đồng loại ăn thịt tức thì. Do vậy, khi khai quật được một cái xương đùi bị gẫy và được chữa lành (15 ngàn năm trước) thì đây chính là dấu chỉ của sự văn minh. Chứng tích về sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, để sinh tồn của loài người. Văn minh khởi đầu ở nơi mà tha nhân được trợ giúp khi lâm vào nghịch cảnh.
Quan niệm dung dị của nhà nhân chủng học Margaret Mead khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi chợt nhớ đến một mẩu tin ngắn, đọc được trên báo Công An, vào hôm 22/08/2020: Truy tìm kẻ cướp giật vé số của người khuyết tật ở Bình Dương.
Mà nào có riêng chi ở Bình Dương. Loại tin tức tương tự vẫn xuất hiện nhan nhản hằng ngày trên mặt báo:
Những công dân lão hạng và khuyết tật ở Việt Nam – rõ ràng – không được xã hội cưu mang nên vẫn phải tìm mọi cách để mưu sinh, và vẫn bị đồng loại “làm thịt” đều đều. Ở xứ sở này khái niệm về sự tương trợ hay giúp đỡ lẫn nhau – dường như – mỗi lúc một thêm xa lạ.
Giữa những ngày bão lụt, thiên hạ không khỏi ngỡ ngàng khi đọc một mẩu tin đang lan tràn trên báo chí: “Tìm được trâu bị lũ cuốn trôi chủ nhân bị đòi 10 triệu tiền chuộc.” FB Phạm Văn Thành đặt câu hỏi: “Con người đã thành hùm beo tự khi nào ?”
Vấn đề không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân. Ở bình diện thể chế cũng thế, chính sách và chủ trương của nhà nước hiện hành tại Việt Nam cũng không dung tha những người thất thế. Đất đai là sở hữu của toàn dân – xin đan cử một thí dụ – chỉ là một thứ điều luật để hợp pháp hóa những vụ cướp bóc và sát nhân ở đất nước này.
Ngày 9 tháng 1 năm 2020, một nông dân Việt Nam ở huyện Mỹ Đức, Lê Đình Kình đã bị giết hại khi vết thương đùi (bị một đồng chí của ông đá gẫy) vẫn chưa lành lặn. Mai hậu, nếu những nhà nhân chủng học tương lai khai quật được hài cốt của nhân vật này (hoặc tìm ra mấy đôi nạng sắt cùng những cái chân giả – nằm vương vãi giữa đống xà bần đổ nát, ở vườn rau Lộc Hưng – sau vụ cưỡng chế đất đai hồi năm 2019) họ “dám” sẽ kết luận rằng đó là dấu chỉ của nơi mà văn minh bắt đầu suy tàn, vào hồi thế kỷ XXI AD.
Bài bình luận gần đây