Ngày nay do vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nạn tàn phá rừng nên thiên tai hạn hán, cháy rừng, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở Việt Nam.
Người Việt Nam trải qua nhiều thiên niên kỷ, luôn có tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ những đồng bào không may mắn bị thiệt hại bởi thiên tai.
Mỗi khi có khi có thiên tai xảy ra, những người dân có điều kiện kinh tế và tấm lòng, các tổ chức tôn giáo, các nhóm XHDS, những người nổi tiếng thường tiên phong nhanh chóng tới giúp đỡ những vùng bị ảnh hưởng.
Các chính quyền địa phương thay vì tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho những người đi cứu trợ để họ nhanh chóng giúp đỡ người dân thì chính quyền các địa phương lại gây khó dễ, không hợp tác. Các chính quyền địa phương thường ép buộc những cá nhân, tổ chức đi cứu trợ phải chuyển đồ cứu trợ cho chính quyền địa phương thực hiện.
Có những sự khác biệt nào giữa người dân và chính quyền trong việc cứu trợ thiên tai?
Thứ nhất về phía chính quyền:
Có đầy đủ tiền bạc, phương tiện và huy động con người. Ngân sách các địa phương hàng năm bao giờ cũng có tiền ngân sách, gạo, phương tiện cứu trợ và các nhu yếu phẩm khác dành cho cứu trợ thiên tai, dịch bệnh; có các phương tiện thường trực cũng như dự phòng cho việc ứng cứu thiên tai.
Chính quyền cũng có nhiều lực lượng như công an, quân đội, dân phòng, tình nguyện viên,… để tham gia cứu trợ.
Nhưng cái cần ở phía chính quyền mà cũng là cái thiếu của chính quyền là cái tâm trong sáng khi cứu trợ.
Khi lũ lụt thiên tai xảy ra và sau các đợt cứu trợ của chính quyền thì người dân và các cơ quan truyền thông lại phanh phui các vụ tham nhũng, ăn bớt, ăn xén,… của các quan chức chính quyền địa phương khi tham gia cứu trợ.
Trong đợt thiên tai, lũ lụt đang xảy ra ở miền Trung đã hơn 10 ngày, nhưng chưa thấy phía chính quyền trung ương cũng như các đại phương công bố ngân sách cứu trợ và triển khai công tác cứu trợ. Có lẽ các quan chức còn đang tính toán xem cứu trợ cho người dân bao nhiêu và họ có thể ăn bớt được bao nhiêu và chia chác nhau như thế nào?
Người dân Việt Nam hiểu rõ bản chất và suy nghĩ của các quan chức chính quyền các địa phương mong có thiên tai, lũ lụt xảy ra để họ giải ngân tiền ngân sách, từ đó có cái để tham nhũng.
Thứ hai là về phia người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS
Ngược lại với chính quyền là người dân và các tổ chức không quá mạnh về tài chính, phương tiện. Họ không có sẵn, chỉ khi xảy ra thiên tai thì mới huy động tiền và phương tiện vật chất.
Nhưng đổi lại, người dân và các tổ chức XHDS làm với trái tim yêu thương và tấm lòng với bà con gặp thiên tai nên rất nhanh chóng và kịp thời, họ đã đến cứu trợ những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Việc cứu trợ của các cá nhân, các tổ chức tôn giáo và XHDS là rất đúng lúc và hiệu quả giúp người dân bị thiệt hại lấy lại được tinh thần và vượt qua khó khăn trước mắt.
Thứ ba là tại sao nhà cầm quyền CSVN không khuyến khích người dân lập lên các tổ chức XHDS để cùng với chính quyền ứng phó thiên tai?
Trước hết nói về các nước dân chủ đa đảng văn minh, các nước này luôn luôn khuyến khích người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS tham gia cứu trợ. Quốc hội luôn dành những khoản ngân sách dành cho các tổ chức XHDS để họ tham gia cứu trợ.
Bởi vậy, các tổ chức XHDS ngoài việc họ tự vận động tài chính từ các cá nhân, doanh nghiệp, họ còn có quyền lấy từ ngân sách quốc gia.
Bởi vậy, khi có thiên tai xảy ra thì các cá nhân và các tổ chức XHDS đóng vai trò chính trong việc cứu trợ. Chính phủ chỉ hỗ trợ những phương tiện và làm những công việc mà các tổ chức XHDS không có hoặc không thể làm được.
Ở các nước dân chủ đa đảng văn minh thì các tổ chức XHDS và chính quyền cùng đồng lòng và đồng hành hỗ trợ lẫn nhau tham gia cứu trợ người dân khi bị thiên tai.
Còn ở Việt Nam, nhà cầm quyền căn cứ vào điều 4 Hiến pháp, nên muốn quản lý, lãnh đạo toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội.
Nhà cầm quyền luôn sợ người dân và các tổ chức tôn giáo, XHDS lấy mất ảnh hưởng từ người Nhân dân.
Vậy nên nhà cầm quyền luôn luôn gây khó khăn, hạn chế các tổ chức tôn giáo tham gia cứu trợ. Và cũng hạn chế việc thành lập các tổ chức XHDS.
Trong chế độ cộng sản tại Việt Nam thì giữa người dân, các tổ chức tôn giáo, XHDS với nhà cầm quyền không có sự đồng lòng và đông hành trong việc cứu trợ người dân bị thiên tai.
Trên đây là sự khác biệt hay đúng hơn là đối lập giữa người dân và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc cứu trợ các nạn nhân, những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Bài bình luận gần đây