Trong cùng một ngày, ngày 16 tháng 9 năm 2020, mọi cơ quan truyền thông ở VN đều rồn rập và buồn bã đi tin:
Ủa, vụ gì vậy cà?
Báo Công An Nhân Dân cho biết thêm chi tiết:
“Đồng đội của Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh kể lại, ngày 14-9, tổ công tác của Công an tỉnh Bắc Giang gồm các cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát cơ động phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch công tác trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Vào lúc 16h20 cùng ngày, tại km 122+150 đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, thuộc địa phận xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tổ công tác triển khai phương án dừng phương tiện, xe ô tô khách 16 chỗ ngồi BKS 29B-501.64.
Chiếc xe có dấu hiệu vi phạm chở hàng hóa không rõ nguồn gốc. Lái xe ban đầu giảm tốc độ, tấp vào lề đường, tuy nhiên, do có ý thức chống đối, đối tượng đã điều khiển xe khách bất ngờ tăng tốc lao thẳng về phía tổ công tác và đâm hất đồng chí Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh - chiến sĩ cảnh sát cơ động lên nắp capo.
Thượng sĩ Mạnh bám vào cần gạt nước của xe và yêu cầu đối tượng dừng xe chấp hành việc kiểm tra song đối tượng vẫn tiếp tục điều khiển xe trên đường cao tốc được khoảng 1km thì đồng chí Mạnh ngã khỏi nắp capo rơi xuống đường, bị bánh của ô tô chèn qua người và hi sinh.”
Ông Mạnh không phải là người đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải là kẻ cuối cùng, phải “hy sinh” một cách … lảng nhách như vậy. Không ít chiến sỹ đã “hiến dâng cho bình yên cuộc sống” theo cùng một cách:
Sau những tai nạn thảm khốc và thương tâm như trên, nạn nhân đều được báo chí nhà nước ca ngợi là dũng cảm. Thượng cấp của họ cũng không quên gửi giấy ban khen vì đã hy sinh, và đồng đội thì đều tỏ lòng “vô cùng thương tiếc” trước linh cửu của những người đã khuất.
Chỉ có phản ứng của đám đông quần chúng thì xem chừng hơi bị trái chiều, với nhiều lời dị nghị hay chê trách:
Điều an ủi là bên cạnh với những lời chì chiết, mỉa mai (thượng dẫn) vẫn có đôi ba tiếng nói cảm thông và chia sẻ:
Tuy chỉ là chuyện kể trên bàn rượu nhưng độ khả tín thì có thể kiểm chứng được dễ dàng, qua những mẩu tin (nhan nhản) đọc được hằng ngày, trên mặt báo:
Thảo nào mà ngành Cảnh Sát Giao Thông được “vinh danh” là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất VN. Phải cầm cố thế chấp tài sản, vay ngân hàng bạc tỷ mới dành được “một chỗ đứng ngoài đường.” Sau đó, phải cần mẫn và lăng xăng – bất kể ngày đêm hay mưa nắng – mới có thể kiếm đủ tiền để “cống nạp” cho thượng cấp nên (đôi khi) các chiến sỹ gặp tai nạn là điều khó tránh và là chuyện … cũng đành thôi!
Chỉ có hậu sự thì (ngó) khó đành lòng vì cay đắng quá. Giữa những vòng khăn tang và khói nhang nghi ngút, trang thông tin của tỉnh Bắc Giang – đọc được vào hôm 9/17/2020 – có bản tin ngăn ngắn như sau:
“Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen đến Công an tỉnh Bắc Giang và gia đình đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Giang hy sinh khi làm nhiệm vụ…Thay mặt Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ Công an, Đại tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đặc biệt biểu dương, khen ngợi tinh thần tấn công trấn áp tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cảm kích và xin chia buồn về những mất mát vô cùng to lớn của gia đình và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Mạnh.”
Sự “mất mát vô cùng to lớn” này (có thể) tránh được, nếu gia đình không phải vay mượn ngân hàng – tiền tỷ – mới dành được cho nạn nhân “một chỗ đứng đường,” và chính đương sự không bắt buộc phải “cống nạp” bởi một chỉ tiêu khe khắt quá, theo đòi hỏi của Bộ Công An.
Bài bình luận gần đây