Không chắc rằng những ông bà làm việc trong UBND tỉnh Hòa Bình có ai từng du lịch sang Mỹ chưa, nếu có đáp chuyến bay đến phi trường Los Angeles chắc chắn ông bà này sẽ chứng kiến những chữ cái thật lớn nằm trên triền đồi của thành phố. Những chữ cái Hollywood ấy được lập nên vào năm 1923 và sau bao thăng trầm nó đã được tu bổ và giữ gìn cho đến ngày nay hoàn toàn do người dân đóng góp. Ban đầu nó dùng để quảng cáo cho một khu bất động sản lâu dần nó được hiểu ngầm là biểu trưng của giới phim ảnh Hollywood và thành phố nó đang đứng.
Những chữ cái này có lẽ là nguồn cảm hứng cho tỉnh Hòa Bình khi quyết định “lấy kiểu” của Mỹ để xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh nhằm phô trương với thế giới. Hình tượng được cách điệu hóa bằng 11 chữ “Đời đời nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” mỗi chữ có chiều cao 10m, rộng 1,4m, dày 0,6m. So với Mỹ rộng 9,1 mét và cao 15 mét giá thành $249,300 tương đương với 5 tỉ 300 triệu VND thì chữ của Bác chỉ bằng phân nửa nhưng giá thánh lại gấp đôi, 11 tỷ tức là mỗi chữ 1 tỷ bạc Việt Nam.
Sự bức xúc của dư luận không hề lạc lõng vì các tỉnh phía Bắc là những tỉnh nghèo nhưng tượng đài lại nhiều nhất nước. Với 11 tỷ bạc đó người ta có thể xây dựng được bao nhiêu là công trình an sinh xã hội thay vì một nhúm chữ đầy dối trá và ngạo mạn. UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng công trình này sẽ thu hút du khách và nói lên sự biết ơn của nhân dân đối với bác một cách cụ thể, nhưng mấy ai nghĩ rằng bước vào lỗ chân của Trung Quốc là một hành vi ngu muội hơn là thông mình mặc dù biết rằng họ lập ra cốt để xà xẻo công trình như hàng trăm ngàn công trình khác trên cả nước.
Những “công trình nháy” của Trung Quốc như Đền Parthenon thờ thần Athena của Hy Lạp, tháp Eiffel và Khải hoàn môn của Pháp, cầu tháp Luân Đôn của Anh, tháp nghiêng Pisa của Ý, Opera House của Úc. Nga, Ấn Độ và kể cả Mỹ cũng bị Trung Quốc ăn cắp kiểu… Những công trình 'nháy' này chưa bao giờ làm cho du khách nước ngoài thích thú nếu không nói là bất mãn cho hành vi thiếu 'nháy nhại' này. Số phận của 11 chữ ăn cắp kiểu Hollywood không nói thì ai cũng biết sẽ nhận được những vũng nước bọt thay cho lời khen tặng vì hình ảnh Bác đã bị tái chế vì sao chép.
Nói tới tái chế bây giờ cả thế giới tôn vinh Việt Nam còn hơn cả Trung Quốc về mức độ nhơ bẩn và táo tợn. 345 ngàn bao cao su đã qua sử dụng được một người dân tại Bình Dương nhặt về làm lại đóng gói như mới. Nguồn tin báo Tuổi trẻ đưa ra chưa đầy hai ngày đã có gần 60 tờ báo, TV, Radio trên khắp thế giới đưa tin và dẫn nguồn. Muốn nổi tiếng thì được nổi tiếng nhưng thơm hay thối còn tùy bản chất sự việc.
Hàng giả hàng nhái cũng là các chiêu trò học từ Trung Quốc nay đã hiệu nghiệm về mặt kinh doanh. Về mặt chính trị thì người dân đã từ từ quen dần với khái niệm “không quan tâm tới chính trị” là như thế nào. Bây giờ dân miền Nam đã biết 2 bao cao su không những liên quan vụ án của Cù Huy Hà Vũ khi xưa mà nó còn gây “phấn khích” cho tư bản nước ngoài khi nghi ngờ người dân Việt Nam chỉ biết dùng bao cao su đã qua sử dụng qua con số 345 ngàn.
Bộ chữ vinh danh Hồ Chủ tịch có tốn 11 tỷ cũng không tờ báo nước ngoài nào thèm nhắc tới, nó cho thấy tiền chưa chắc mua được lòng kính trọng, có chăng nó chỉ làm mờ lý trí những kẻ có lá gan bằng kim loại chỉ bị tan chảy thành nước mắt khi ra trước tòa án mà thôi.
Bài bình luận gần đây